23/03/2020
Trúc Đông Quân dịch và giới thiệu
Cách đây chừng hơn chục năm, trên các trang mạng xã hội đã lưu
hành bài viết này, được giới thiệu là bài phát biểu của Thượng tướng Trì Hạo
Điền, Bộ trưởng Quốc phòng kiêm Phó chủ tịch Quân Uỷ Trung ương Đảng Cộng sản
Trung Quốc.
Bài viết khá dài có nhiều viện dẫn rắc rối, nhưng ý tứ rất logic,
chứng minh rằng Hán tộc là dân tộc thượng đẳng nhất thế giới. Dân tộc ấy xứng
đáng làm bá chủ thế giới thay cho người Mỹ, và một cuộc chiến tranh để huỷ
diệt người Mỹ dứt khoát phải xảy ra trong tương lai. Cuộc chiến tranh ấy phải
là một cuộc chiến tranh rất mới, chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Đó là
cuộc chiến tranh sinh học. Cuộc chiến tranh ấy có thể tiêu diệt một nửa dân
số Mỹ và có thể cả mấy trăm triệu dân Tàu, nhưng Trung Quốc chắc chắn sẽ nắm
chắc địa vị thống trị thế giới và đưa dân Tàu sống trên các vùng đất thuộc
địa mà họ đáng được sống.
Bản dịch và giới thiệu tiếng Việt là của dịch giả Trúc Đông Quân,
được đăng trên mạng điện tử www.peacehall.com và www.boxun.com ngày 23 tháng 4 năm 2005 và rải rác trên nhiều trang mạng
xã hội khác. Bản dịch này được sưu tầm từ nguồn mang tên “Nhà báo Việt
Thường”:http://nhabaovietthuong.blogspot.com/2009/10/dien-van-cua-tri-hao-ien-tau-xam-lang.html.
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Nhà báo Việt Thường.
Trong quá trình chuẩn bị đưa bài viết lên mạng, chúng tôi chia
bài viết thành một số phần, đặt tên các phần để bạn đọc tiện theo dõi, nhưng
không làm thay đổi nội dung bài viết.
Nạn đại dịch virus Vũ Hán đang diễn ra rất nghiêm trọng trên thế
giới hiện nay phải chăng nằm trong toan tính mà Thượng tướng, cựu Bộ trưởng
Quốc phòng Trì Hạo Điền đã tuyên bố không úp mở trước công luận từ hơn một
thập niên trước đây?
Vũ Cao Đàm
|
Các đồng chí,
Ngày hôm nay tôi rất phấn khởi, bởi vì cuộc
thăm dò ý kiến rộng lớn trên mạng điện tử Sina.com đã được thực hiện, cho thấy
là thế hệ kế tiếp của chúng ta đầy hứa hẹn và chính nghĩa của đảng chúng ta sẽ
được tiếp tục tiến hành. Trong việc trả lời cho câu hỏi “Chúng ta sẽ bắn vào
những phụ nữ, trẻ em và tù nhân chiến tranh”, hơn 80% người trả lời rất tích
cực, vượt quá những sự kỳ vọng của chúng ta (1).
Hôm nay tôi muốn tập trung vào lý do tại sao
chúng ta yêu cầu Sina.com mở cuộc thăm dò ý kiến trên mạng điện tử này trong
dân chúng ta. Bài nói chuyện hôm nay của tôi là phần tiếp nối của bài phát biểu
kỳ trước của tôi (2), lúc đó tôi bắt đầu bằng một sự thảo luận về vấn đề “ba
hòn đảo” (3), nhắc lại rằng 20 năm của khúc nhạc bình dị “hoà bình và phát
triển” đã tới hồi chấm dứt, và kết luận rằng hiện đại hóa dưới sự yểm trợ của
quân sự là chọn lựa duy nhất của nước Tàu trong bước kế tiếp. Tôi cũng nhắc nhở
rằng chúng ta có quyền lợi sinh tử tại hải ngoại. Hôm nay, tôi sẽ nói chi tiết
hơn vào hai vấn đề này.
Vấn đề trọng tâm của cuộc thăm dò ý kiến này
là xem coi một người nào đó có nên bắn vào những phụ nữ, trẻ em và tù nhân
chiến tranh, nhưng ý nghĩa thực sự của nó vượt qua cả nội dung của câu hỏi. Bề
ngoài, chủ đích của chúng ta chính là đoán thử xem người Tàu có thái độ gì đối
với chiến tranh: Nếu các người lính tương lai này không ngần ngại bắn giết ngay
cả những người thường dân, thì theo lẽ tự nhiên, họ sẽ sẵn sàng gấp đôi và tàn
ác gấp đôi khi giết những binh sĩ địch. Vì vậy, sự trả lời cho câu hỏi thăm dò
ý kiến có thể phản ánh thái độ tổng quát của dân chúng về chiến tranh.
Tuy vậy, thực ra đây không phải là ý định chân
thực của chúng ta. Mục đích của bộ Chính Trị Trung Ương Ðảng trong việc thực
hiện cuộc thăm dò ý kiến này là để tìm hiểu những suy nghĩ của dân chúng. Chúng
ta đã muốn biết: Nếu công cuộc phát triển toàn cầu của nước Tàu sẽ cần thiết
tạo ra những cái chết hàng loạt trong những nước thù địch thì dân chúng ta có
yểm trợ tình huống này hay không ? Dân chúng sẽ ủng hộ hay chống đối lại việc
này ?
Như mọi người đều biết, tư tưởng chính yếu của
đồng chí Ðặng Tiểu Bình (4) là “Phát triển là sự thật hiển nhiên”. Và đồng chí
Hồ Cẩm Ðào (5) cũng đã chỉ ra bằng cách lập đi lập lại và đồng tình rằng “sự
phát triển là ưu tiên hàng đầu của chúng ta” mà không được lãng quên ngay trong
một lúc. Nhưng có nhiều đồng chí có khuynh hướng hiểu chữ “phát triển” trong
nghĩa hạn hẹp của nó, cho là nó chỉ giới hạn trong vấn đề phát triển nội địa.
Quả thực là “việc phát triển” của chúng ta nói tới sự phục hưng mạnh mẽ của
nước Tàu, mà dĩ nhiên không giới hạn trong vùng đất chúng ta đang có nhưng còn
bao gồm cả toàn thế giới nữa.
Tại sao chúng ta lại làm như vậy ?
Cả hai đồng chí Lưu Hứa Quỳnh (6), một người
là lãnh đạo của thế hệ già trong đảng chúng ta và đồng chí Hà Tân (7), một
chiến lược gia trẻ tuổi trong đảng, đã nhấn mạnh lý thuyết về sự dịch chuyển
của trung tâm văn minh thế giới. Khẩu hiệu của chúng ta “phục sinh nước Tàu”
dựa trên cách suy nghĩ căn bản của ý tưởng này. Các bạn có thể nhìn vào các báo
chí và tạp chí xuất bản trong những năm vừa qua hay vô mạng điện tử để nghiên
cứu hầu tìm ra ai là người đầu tiên đưa ra khẩu hiệu phục sinh đất nước. Ðó
chính là đồng chí Hà Tân. Các bạn có biết ai là Hà Tân không ? Ông ta có thể
trông hung hăng và thô lỗ khi ông ta nói chuyện trước công chúng, với hai tay
áo và ống quấn xắn lên, nhưng viễn kiến lịch sử của ông ta là cả một kho tàng
mà đảng chúng ta nên nuôi nấng, ấp ủ.
Trong việc thảo luận đề tài này, chúng ta hãy
đi từ khởi đầu.
Trung Hoa chứ không phải Đức là dân tộc thượng đẳng
Như mọi người đều biết, theo những quan điểm được tuyên truyền bởi những học giả phương Tây, thì toàn thể nhân loại bắt nguồn từ một bà mẹ ở Phi Châu. Vì vậy, không có chủng tộc nào có thể tự nhận là chủng tộc thượng đẳng. Tuy nhiên, theo sự nghiên cứu thực hiện bởi hầu hết các học giả Tàu, thì người Tàu khác những chủng tộc khác trên trái đất. Chúng ta không bắt nguồn ở Phi Châu. Thay vào đó, chúng ta bắt nguồn cách độc lập ở nước Tàu. Người Bắc Kinh tại Chu Khẩu Ðiếm mà chúng ta thân thuộc, tiêu biểu cho một gia đoạn tiến hóa của tổ tiên chúng ta. “Chương trình tìm kiếm những nguồn gốc của nền văn minh Tàu” hiện đang thực hiện trong nước chúng ta nhắm vào cuộc nghiên cứu bao hàm toàn diện và có hệ thống hơn, về nguồn gốc, tiến trình và sự phát triển của nền văn minh cổ đại Tàu. Chúng ta thường nói, “nền văn minh Tàu đã có một lịch sử năm ngàn năm”. Nhưng bây giờ, nhiều nhà chuyên môn tham dự trong cuộc nghiên cứu trong nhiều lãnh vực bao gồm khảo cổ học, văn hóa các dân tộc, và văn hóa khu vực đã đi tới sự đồng thuận là những khám phá mới như di chỉ văn hóa Hồng Sơn ở Ðông Bắc, văn hóa Liangzhu ở tỉnh Triết Giang, những tàn tích Kim Sa Giang ở tỉnh Tứ Xuyên, và điạ điểm văn hóa của Đế Thuấn ở Hồ Nam tất cả là bằng chứng đầy thuyết phục của sự tồn tại nền văn minh ban đầu của nước Tàu, và họ chứng minh rằng riêng chỉ lịch sử nông nghiệp trồng lúa của nước Tàu có thể truy nguồn xa từ 8,000 tới 10,000 năm. Cái này phản bác lại ý tưởng của “năm ngàn năm văn minh của người Tàu” Vì vậy, chúng ta có thể quả quyết rằng chúng ta là sản phẩm của những cội rễ có văn hóa hơn một triệu năm, văn minh và tiến bộ hơn mười ngàn năm, một quốc gia cổ đại gồm năm ngàn năm, và là một thực thể người Tàu riêng biệt gồm hai ngàn năm. Ðây là nước Tàu mà tự gọi mình “con cháu của Yan và Huang”, nước Tàu mà chúng ta hãnh diện. Hitler của nước Ðức đã từng có lần khoác lác rằng chủng tộc Ðức là chủng tộc siêu đẳng trên trái đất, nhưng sự thực đất nước của chúng ta còn siêu đẳng hơn Ðức.
Trong suốt chiều dài lịch
sử của chúng ta, dân chúng ta đã dàn trải qua suốt tới Châu Mỹ và những vùng
dọc theo vành đai Thái Bình Dương, và họ trở thành người Da Ðỏ tại Mỹ Châu và
những nhóm chủng tộc Ðông Á ở Nam Thái Bình Dương.
Tất cả chúng ta biết điều đó dựa vào những bằng
chứng về sự siêu việt của nước chúng ta, trong thời thịnh đạt, lớn mạnh của nhà
Ðường nền văn minh của chúng ta nhất thế giới. Chúng ta đã là trung tâm văn
minh của thế giới, và không có nền văn minh khác trên thế giới có thể so sánh
với nền văn minh của chúng ta. Sau này, bởi vì sự tự mãn của chúng ta, vì đầu
óc hạn hẹp, và tự đóng cửa của nước ta, chúng ta đã bị vượt qua bởi nền văn
minh Tây Phương, và trung tâm của thế giới đã bị dịch chuyển sang phía Tây.
Trung tâm văn minh của thế giới sẽ dịch chuyển trở lại Trung Hoa vào thế kỷ 21
Trong việc xem xét lại lịch sử, có thể có người hỏi: Trung tâm văn minh của thế giới sẽ dịch chuyển trở lại nước Tàu chăng ?
Ðồng chí Hà Tân đưa câu hỏi này vào trong bản
báo cáo của ông ta gửi tới Ủy Ban Trung Ương năm 1988: Nếu sự kiện là trung tâm
lãnh đạo của thế giới đã nằm ở Âu Châu vào thế kỷ thứ 18, và sau này dịch
chuyển tới Hoà Kỳ trong giữa thế kỷ 20, rồi thì trong thế kỷ 21 này, trung tâm
lãnh đạo của thế giới sẽ dịch chuyển tới phía Ðông của hành tinh chúng ta. Và,
“phía Ðông ” dĩ nhiên chính là ám chỉ tới nước Tàu.
Quả thực, đồng chí Lưu Hứa Quỳnh đã đưa ra
những quan điểm tương tự trong đầu thập niên 1980. Dựa trên một sự phân tích
lịch sử, ông ta đã chỉ ra là trung tâm của văn minh thế giới đang dịch chuyển. Nó
đã dịch chuyển từ Phương Ðông tới Tây Âu và sau này là tới Hoa Kỳ; bây giờ nó
đang dịch chuyển trở lại tới Phương Ðông. Vì vậy, nếu chúng ta nói tới thế kỷ
19 là thế kỷ của nước Anh, và thế kỷ 20 là thế kỷ của Hoa Kỳ, thì thế kỷ 21 sẽ
là thế kỷ của nước Tàu.
Thông hiểu tận tình định luật lịch sử này và
để chuẩn bị chào đón sự xuất hiện của thế kỷ của nước Tàu chính là sứ mạng lịch
sử của đảng chúng ta. Như mọi người chúng ta biết, vào cuối thế kỷ vừa qua,
chúng ta đã xây dựng bàn thờ cho thế kỷ của nước Tàu ở Bắc Kinh. Vào ngay lúc
tân thiên niên kỷ đang đến, bộ phận lãnh đạo tập thể của Ủy Ban Trung Ương Ðảng
đã tập hợp ở đó để có một cuộc hội họp lớn, giương cao những ngọn đuốc của Chu
Khẩu Ðiếm, để tự mình tuyên thệ chuẩn bị chào đón sự khởi đầu của thế kỷ nước
Tàu. Chúng ta đang làm việc này để tuân theo định luật của lịch sử và khơi mào
cho sự thực thi thế kỷ của nước Tàu như là mục đích của những nỗ lực của đảng
ta.
Sau đó, trong báo cáo chính trị của Quốc Hội
Toàn Quốc lần thứ 16 của đảng, chúng ta đã xác minh rằng sự phục sinh đất nước
là đối tượng lớn lao của chúng ta và chỉ ra rõ ràng trong hiến pháp mới của
đảng ta rằng đảng chúng ta là người tiền phong của nhân dân Tàu. Tất cả những
bước này đã đánh dấu một sự phát triển chính yếu trong chủ nghĩa Mác-Xít. phản
ảnh sự can đảm và khôn ngoan của đảng ta. Như tất cả chúng ta biết, Mác và
những người theo Mác đã không bao giờ giao cho bất cứ đảng cộng sản nào làm một
người tiền phong của một lớp người nào đó; Mác cũng không nói rằng sự phục sinh
đất nước có thể dùng như là một khẩu hiệu của một đảng cộng sản. Ngay đến đồng
chí Mao Trạch Ðông, một người anh hùng quốc gia đầy can đảm, cũng chỉ giơ cao
ngọn cờ “cuộc cách mạng vô sản toàn cầu”, ngay cả đồng chí ấy đã không có can
đảm để cho quảng bá công khai mạnh mẽ nhất khẩu hiệu phục sinh đất nước.
Chúng ta phải chào đón sự xuất hiện của thế kỷ
nước Tàu bằng cách giơ cao ngọn cờ phục sinh đất nước. Chúng ta phải chiến đấu
cho việc phục sinh của thế kỷ nước Tàu ra sao ? Chúng ta phải mượn những kinh
nghiệm quý báu trong lịch sử nhân loại bằng cách lợi dụng những thành quả nổi
bật của văn minh nhân loại và rút ra những bài học từ những cái đã xảy ra cho
những nhóm dân tộc khác.
Những bài học này bao gồm sự sụp đổ của chủ
nghĩa cộng sản ở cựu Liên Xô và Ðông Âu, cũng như sự thất trận của Ðức và Nhật
Bản trong quá khứ. Mới đây đã có nhiều sự thảo luận về những bài học của sự sụp
đổ của chủ nghĩa cộng sản ở cựu Liên Xô và các nước Ðông Âu, vì vậy, tôi sẽ
không nhắc chúng ở đây. Hôm nay, tôi muốn nói về những bài học của Ðức và Nhật
Bản.
Như tất cả chúng ta biết, Ðức Quốc Xã cũng đã
đặt nhiều quan tâm tới chuyện giáo dục dân chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ. Ðảng
Quốc Xã và chính quyền đã tổ chức và thiết lập nhiều cơ quan giáo dục và tuyên
truyền như “Nha Hướng Dẫn Tuyên Truyền Quốc Gia”, “Bộ Tuyên Truyền và Giáo Dục
Quốc Gia”, “Nha Giám Sát về Giáo Dục và Nghiên Cứu Quan Ðiểm Thế Giới”, và “Văn
Phòng Thông Tin”, tất cả nhắm vào việc thẩm thấu vô đầu óc dân chúng, từ tiểu
học tới đại học ý tưởng rằng dân tộc Ðức là những người siêu đẳng, và thuyết
phục dân chúng rằng sứ mạng lịch sử của dòng giống Arian là sẽ trở thành “những
chúa tể của trái đất ”, rằng “cai trị khắp thế giới ”. Lúc đó, người Ðức đã
đoàn kết nhiều hơn chúng ta ngày nay.
Tuy nhiên, người Ðức đã bị đánh bại cách vô
cùng nhục nhã, cùng với đồng minh của nó là Nhật Bản. Tại sao ? Chúng ta đã đi
tới vài kết luận tại những buổi hội thảo của Bộ Chính Trị, trong đó chúng ta đã
tìm kiếm những định luật điều khiển những sự thăng trầm của những nước hùng
cường, và cố gắng phân tích sự phát triển nhanh lẹ của Ðức và Nhật Bản. Khi
chúng ta đã quyết định phục sinh nước Tàu đặt trên khuôn mẫu của nước Ðức,
chúng ta không được lập lại những lỗi lầm họ đã mắc phải.
Ðặc biệt, sau đây là những nguyên nhân cơ bản
khiến họ bị thất trận: Trước hết, họ đã có quá nhiều kẻ thù cùng một lúc, trong
khi đó họ đã lại không tuân thủ nguyên tắc loại bỏ những kẻ thù cùng một lúc;
kế đến, họ đã quá hăng tiết, thiếu kiên nhẫn và sự kiên trì cần thiết để đạt
những thành qủa lớn lao; thứ ba, khi tới lúc cần tàn ác thì họ lại trở thành
quá mềm yếu. Vì vậy tạo ra những khó khăn rắc rối mà sau này tái xuất hiện cho
họ.
Chúng ta hãy giả thiết là vào lúc đó Ðức và
Nhật đã có thể giữ cho Hoa Kỳ trung lập và đã đánh một cuộc chiến kéo dài từng bước
một trên mặt trận ở Liên Xô. Nếu họ đã thi hành kế sách này, đã kéo dài được
thời gian để tiến triển việc nghiên cứu, ngay cả thành công trong việc đạt được
kỹ thuật vũ khí nguyên tử và hỏa tiển, và rồi dùng chúng để bất ngờ phóng ra
những cuộc tấn công chống lại Hoa Kỳ và Liên Xô, thì Hoa Kỳ và Liên Xô sẽ không
thể tự bảo vệ mình được và sẽ phải đầu hàng. Ðặc biệt Nước Nhật nhỏ bé, đã mắc
một sai lầm quá cỡ khi phóng ra cuộc tấn công vụng trộm vào Trân Châu Cảng.
Cuộc tấn công này đã không đánh được những phần quan trọng của Hoa Kỳ. Thay vì
vậy, nó kéo Hoa Kỳ vào cuộc chiến, vào hàng ngũ những kẻ đào mồ chôn Ðức Quốc
Xã và Nhật.
Dĩ nhiên, nếu họ đã không tự gây ra ba lỗi lầm
này và chiến thắng cuộc chiến, lịch sử đã được viết theo một cách khác. Nếu là
như vậy, nước Tàu sẽ không ở trong tay chúng ta. Nhật Bản có lẽ đã di chuyển
thủ đô của họ tới nước Tàu và cai trị khắp nước Tàu. Sau đó, nước Tàu và khắp Á
Châu dưới sự cai trị của của Nhật sẽ thực thi đầy đủ sự khôn ngoan của Phương
Ðông, sẽ chiếm Phương Tây đang cai trị bởi Ðức và sẽ thống nhất toàn thế giới.
Dĩ nhiên, giả thiết này không có thực. Thôi không lạc đề thêm nữa.
Như thế, lý do cơ bản cho những sự thất trận
của Ðức và Nhật là do lịch sử đã không đặt để họ là những “chúa tể của trái đất
”, xét cho cùng ra, vì họ là như vậy, họ không phải là chủng tộc siêu đẳng
nhất.
Bề ngoài, khi so sánh, nước Tàu ngày nay có sự
tương đồng đáng kinh sợ như là Ðức xưa kia. Cả hai đều coi mình là những chủng
tộc siêu đẳng nhất; cả hai có một lịch sử bị bóc lột bởi những thế lực ngoại
quốc, vì vậy muốn báo thù; cả hai có truyền thống tôn thờ giới lãnh đạo của
mình; cả hai cảm thấy là họ thiếu trầm trọng không gian sinh sống; cả hai giơ
cao hai ngọn cờ chủ nghĩa dân tộc và xã hội và tự nhận mình như là “xã hội chủ nghĩa
có tinh thần dân tộc”; cả hai tôn thờ “một nước, một đảng, một lãnh tụ, và một
học thuyết”.
Tuy nhiên, nếu chúng ta thực sự làm một sự so
sánh giữa Ðức và Tàu, thì như đồng chí Giang Trạch Dân nhận xét, Ðức chỉ là
“những đứa trẻ con” – quá tầm thường để được so sánh. Dân số của Ðức lớn bao
nhiêu ? Lãnh thổ Ðức to lớn ra sao ? Và lịch sử của Ðức dài được bao lâu ?
Chúng ta đã loại bỏ tám triệu quân Quốc Dân Ðảng chỉ trong vòng 3 năm. Bao
nhiêu quân thù mà người Ðức đã giết ? Họ nắm quyền lực chỉ trong một thời gian
ngắn ngủi nhiều hơn 12 năm một chút trước khi họ tan biến, trong khi chúng ta
vẫn tràn đầy năng lực sau khi cai trị hơn 80 năm. Dĩ nhiên lý thuyết của chúng
ta về sự chuyển dịch trung tâm văn minh thế giới thâm sâu hơn lý thuyết “các
chúa tể trái đất” của Hitler. Nền văn minh của chúng ta thâm sâu và rộng lớn đã
xác định rõ ràng chúng ta khôn ngoan hơn họ nhiều.
Người Tàu của chúng ta khôn ngoan hơn người
Ðức bởi vì, một cách cơ bản, chủng tộc chúng ta siêu việt hơn chủng tộc của họ.
Thành ra, chúng ta có một lịch sử lâu dài hơn, nhiều người hơn, diện tích đất
đai lớn hơn. Trên nền tảng này, tổ tiên chúng ta đã để lại cho chúng ta hai di
sản chính yếu, đó là thuyết vô thần và sự thống nhất lớn lao. Chính Khổng Tử,
người khai sáng văn hóa nước Tàu chúng ta, người cho chúng ta những di sản kế
thừa này.
Hai di sản này xác định rằng chúng ta có một
khả năng mạnh mẽ hơn để sinh tồn so với Phương Tây. Ðó là lý do tại sao chủng
tộc Tàu đã có thể thịnh vượng lâu dài. Cho dù thiên tai khốc liệt do thiên nhiên,
do nhân tạo và những tai ương của đất nước ra sao, số mạng của chúng ta là
“không bị đè bởi trời, chôn bởi đất”. Ðây là lợi thế của chúng ta.
Hãy lấy việc ứng phó với chiến tranh là một
thí dụ. Lý do mà Hoa Kỳ tồn tại tới ngày hôm nay là do Hoa Kỳ chưa bao giờ nhìn
thấy chiến tranh trên nội địa nước mình. Một khi các kẻ thù của Hoa Kỳ nhắm vào
nội địa Hoa Kỳ, trước khi quốc hội Hoa Kỳ làm xong cuộc tranh luận và giao
quyền cho tổng thống khai chiến, thì kẻ thù của Hoa Kỳ đã tiến tới thủ đô
Washington rồi. Nhưng đối với chúng ta, chúng ta không phí phạm thời gian vào
những trò trẻ con này. Ðồng chí Ðặng Tiểu Bình đã từng nói “bộ phận lãnh đạo
của đảng lập tức ra những quyết định. Một khi quyết định đã được đưa ra, nó lập
tức được thi hành. Không có phí phạm thời gian vào những việc vụn vặt như tại
các nước tư bản. Ðây là lợi thế của chúng ta”. Chế độ trung ương tập quyền dân
chủ được xây dựng trên truyền thống thống nhất vĩ đại. Mặc dù Ðức Quốc Xã cũng
đã nhấn mạnh vào chế độ trung ương tập quyền ở tầng cao cấp, họ chỉ tập trung
vào quyền lực của những người điều hành đất nước, nhưng bỏ quên sự lãnh đạo tập
thể của nhóm trung ương. Ðó là lý do tại sao Hitler bị phản bội bởi nhiều người
vào lúc cuối đời của ông ta, tạo ra sự suy yếu cơ bản khiến Ðức Quốc Xã mất khả
năng chiến đấu.
Cái làm chúng ta khác với Ðức là chúng ta hoàn
toàn vô thần, trong khi Ðức chính yếu là một nước Công Giáo và Tin Lành. Hitler
chỉ là nửa vô thần. Mặc dù Hitler cũng tin tưởng rằng những công dân bình
thường có sự thông minh thấp, vì vậy những nhà lãnh đạo phải làm những quyết
định, và mặc dầu dân Ðức tôn thờ Hitler lúc đó, nhưng dân Ðức đã không có
truyền thống tôn thờ những nhà hiền nhân trên một căn bản rộng rãi. Xã hội Tàu
chúng ta luôn luôn tôn thờ các nhà hiền triết là bởi vì chúng ta không tôn thờ
bất cứ thần linh nào. Một khi tôn thờ một thần linh, bạn không thể đồng thời
tôn thờ một cá nhân, trừ khi bạn công nhận cá nhân đó như là người đại diện cho
vị thần kia, giống như những nước ở Trung Ðông đang làm. Mặt khác, một khi bạn
công nhận một cá nhân như là hiền nhân, dĩ nhiên bạn sẽ muốn ông ta là lãnh tụ
của bạn, thay vì bạn giám sát và chọn lựa ông ta làm lãnh tụ. Ðây là nền tảng
của thể chế trung ương tập quyền dân chủ của chúng ta.
Tóm lại, chỉ có nước Tàu, chứ không phải nước
Ðức là lực lượng đáng tin tưởng trong công cuộc chống lại hệ thống dân chủ đặt
nền tảng trên sinh hoạt nghị trường. Sự độc tài của Hitler ở Ðức có lẽ không gì
ngoài sai lầm thoáng qua của lịch sử.
Có lẽ bây giờ bạn đã hiểu tại sao chúng ta đã
vừa quyết định quảng bá thêm cho chủ nghĩa vô thần. Nếu chúng ta để cho thần
học Phương Tây vào nước Tàu và làm tâm hồn chúng ta trống vắng, nếu chúng ta để
tất cả người Tàu lắng nghe lời Chúa và theo Chúa thì ai sẽ vâng phục, lắng nghe
chúng ta và theo chúng ta ? Nếu những dân bình thường không tin đồng chí Hồ Cẩm
Ðào là một người lãnh đạo có khả năng, rồi thách thức quyền lực của đồng chí ấy
và muốn giám sát đồng chí, nếu các tín đồ tôn giáo trong xã hội chúng ta đặt
câu hỏi tại sao chúng ta là Thượng Ðế lãnh đạo trong các nhà thờ, thì thử hỏi
đảng chúng ta có thể tiếp tục lãnh đạo nước Tàu được không ?
Giấc mộng của nước Ðức là trở thành “chúa tể
của trái đất” đã bị thất bại, bởi vì trên hết, lịch sử đã không trao tặng sứ
mạng vĩ đại này cho họ. Nhưng ba bài học kinh nghiệm của nước Ðức là những thứ
chúng ta phải ghi nhớ trong khi chúng ta hoàn tất sứ mạng lịch sử của chúng ta
và phục sinh nòi giống chúng ta. Ba bài học đó là: Giữ chặt khoảng không gian
sinh sống của đất nước, giữ chặt sự kiểm soát của đảng trên toàn đất nước, và
giữ chặt đường lối tổng quát nhắm vào việc trở thành “người chúa tể của trái
đất ”.
Đưa Trung Quốc trở thành chúa tể trái đất
Kế, tôi muốn trình bày ba vấn đề liên quan chủ đề này.
Vấn đề thứ nhất là khoảng không gian sinh
sống. Ðây là sự tập trung to lớn nhất của công cuộc phục sinh nòi giống Tàu.
Trong bài diễn văn mới đây của tôi, tôi đã nói rằng cuộc chiến đấu về những tài
nguyên sinh sống cơ bản (bao gồm cả đất đai và đại dương) là nguyên nhân chính
yếu lớn lao gây ra các cuộc chiến tranh trong lịch sử. Ðiều này có thể thay đổi
trong thời đại tin học, nhưng không thay đổi một cách cơ bản. Nguồn tài nguyên
tính theo mỗi đầu người của chúng ta kém hơn nhiều so với nước Ðức thời Quốc
Xã. Thêm nữa, sự phát triển kinh tế trong hơn 20 năm vừa qua đã có một tác động
tiêu cực, và khí hậu đang thay đổi mau chóng theo hướng tệ hại. Nguồn tài
nguyên của chúng ta chỉ cung cấp được trong ngắn hạn. Môi sinh bị ô nhiễm tệ
hại, đặc biệt là đất đai, nước và không khí. Chúng ta không chỉ có khả năng chống
đỡ mà còn có thể phát triển giống nòi, nhưng cho dù giống nòi ta vẫn sinh tồn
thì nó vẫn bị đe dọa nghiêm trọng, tới một mức độ còn lớn lao hơn dân Ðức hồi
đó.
Bất cứ ai đã từng ở các nước Tây Phương đều
biết là khoảng không gian sinh sống của họ tốt đẹp hơn của chúng ta. Họ có
những cánh rừng dọc theo các xa lộ, trong khi chúng ta hầu như không có bất cứ
cây cối nào dọc các con đường. Bầu trời của họ thường xanh với những đám mây
trắng, trong khi bầu trời chúng ta bị bao phủ với một lớp bụi đen mù mịt.
Nước uống từ vòi của họ sạch sẽ đủ để uống,
trong khi ngay cả nước dưới lòng đất của chúng ta cũng bị ô nhiễm đến độ ta
không dùng chúng được nếu không được lọc sạch. Họ có ít người hơn trên đường
phố, và hai hay ba người có thể cư ngụ một căn dân cư nhỏ; trái lại, đường xá
chúng ta luôn luôn lúc nhúc người, và dăm bảy người chia nhau một căn phòng.
Cách đây nhiều năm, có một quyển sách mang tựa
đề Họa Da Vàng, trong đó tác giả nói rằng vì chúng ta chạy theo lối tiêu thụ
của người Hoa Kỳ, nguồn tài nguyên có giới hạn của chúng ta không còn có thể
chống đỡ được dân số và xã hội ta bị sụp đổ, một khi chúng ta đạt tới dân số 1
tỷ 300 triệu. Bây giờ dân số chúng ta đã vượt qua con số giới hạn này, và chúng
ta đang lệ thuộc vào nhập cảng để chống đỡ cho sự tiêu thụ của đất nước. Không
phải chúng ta không quan tâm tới vấn đề này. Bộ Tài nguyên Ðất đai đã chú trọng
tới chuyện này.
Nhưng danh từ “khoảng không gian sinh sống”
quá liên hệ gần gũi với Ðức Quốc Xã. Lý do chúng ta không muốn thảo luận chuyện
này quá công khai vì chúng ta muốn tránh không bị Tây Phương xem chúng ta giống
như Ðức Quốc Xã, vì điều này có thể củng cố thêm quan điểm xem nước Tàu như là
một sự đe dọa. Vì vậy, khi nhấn mạnh lý thuyết mới của đồng chí Hà Tân “Nhân
quyền chính là những quyền sinh sống”, chúng ta chỉ nói về “sinh sống”, nhưng
không nói về “khoảng không gian” để tránh dùng từ “khoảng không gian sinh
sống”. Từ cái nhìn bao quát của lịch sử, lý do mà nước Tàu bị đối diện với vấn
đề của không gian sinh sống là vì các nước Tây Phương đã phát triển vượt hơn
các nước Ðông Phương. Các nước Tây Phương đã thiết lập các thuộc địa khắp thế
giới, thành ra họ một lợi thế về vấn đề không gian sinh sống. Ðể giải quyết
chuyện khó khăn này, chúng ta phải dẫn dắt người Tàu chúng ta khỏi nước Tàu để
họ có thể phát triển bên ngoài nước Tàu.
Vấn đề thứ hai là sự tập trung của chúng ta
vào khả năng lãnh đạo của đảng. Chúng ta thực hiện chuyện này tốt hơn đảng Ðức
Quốc Xã. Mặc dù Ðức Quốc Xã trải dài quyền lực tới mọi ngõ ngách của chính
quyền nước Ðức, họ đã không chú trọng vào vai trò lãnh đạo tuyệt đối của họ như
chúng ta chú trọng. Họ không coi vấn đề điều hành quyền lực của đảng là ưu tiên
số một, trong khi chúng ta lại có. Khi đồng chí Mao Trạch Ðông tóm tắt “ba bửu
bối” thắng lợi của đảng ta trong việc chinh phục đất nước, đồng chí ấy đã coi
“bửu bối” quan trọng nhất là việc phát triển đảng Cộng sản Tàu và làm vững mạnh
vai trò lãnh đạo của đảng.
Chúng ta phải tập trung vào hai điểm để củng
cố vai trò lãnh đạo và cải tiến khả năng lãnh đạo của chúng ta.
Thứ nhất là quảng bá lý thuyết “Ba Ðại Diện”
(8), nhấn mạnh là đảng của chúng ta là đảng tiền phong của nòi giống Tàu, thêm
nữa, là người tiền phong của giai cấp vô sản. Trong chốn riêng tư, nhiều người
nói “Chúng tôi không bao giờ bầu cho quý vị, cho đảng Cộng sản để đại diện cho
chúng tôi. Làm sao quý vị lại tự nhận là đại diện cho chúng tôi ?”. Không cần
phải lo âu về chuyện này. Ðồng chí Mao Trạch Ðông đã nói là nếu chúng ta có thể
dẫn đưa những đồng minh của chúng ta tới chiến thắng đem lại tư lợi cho họ, họ
sẽ yểm trợ chúng ta. Vì vậy, bao lâu chúng ta có thể dẫn dắt người Tàu ra khỏi
nước Tàu, giải quyết sự thiếu thốn khoảng không gian sinh sống, thì dân Tàu sẽ
yểm trợ chúng ta. Lúc này đây, chúng ta không phải lo âu về nhãn hiệu “chế độ
chuyên chế ” hay “chế độ độc tài ”. Việc chúng ta có thể đại diện cho dân Tàu
mãi mãi hay không lệ thuộc vào chuyện chúng ta có thể thành công trong việc dẫn
dắt người Tàu ra khỏi nước Tàu hay không.
Ðiểm thứ hai, việc chúng ta có thể dẫn dắt
người Tàu ra khỏi nước Tàu hay không, nó mới là yếu tố quyết định quan trọng
nhất về vị trí lãnh đạo của đảng Cộng sản Tàu.
Tại sao tôi lại nói như vậy ?
Mọi người đều biết là nếu không có sự lãnh đạo
của đảng ta, nước Tàu sẽ không tồn tại tới ngày nay. Vì vậy, nguyên tắc cao
nhất của chúng ta là bảo vệ vai trò lãnh đạo của đảng mãi mãi. Trước ngày mùng
4 tháng 6 (lời người dịch: Ðây là ngày xảy ra biến cố Thiên An Môn năm 1989)
chúng ta đã nhận thấy lờ mờ là bao lâu nền kinh tế của nước Tàu được phát
triển, dân chúng sẽ ủng hộ và yêu mến đảng Cộng sản. Vì vậy, chúng ta đã phải
dùng nhiều thập niên của thời hòa bình để phát triển kinh tế đất nước. Cho dù
chủ nghĩa gì đi nữa, cho dù là một con mèo trắng hay mèo đen, nó là con mèo tốt
khi nó có thể phát triển được kinh tế nước Tàu. Nhưng lúc đó, chúng ta không có
những tư tưởng rõ ràng là nước Tàu sẽ đối phó ra sao với những tranh chấp quốc
tế sau khi kinh tế Tàu được phát triển.
Ðồng chí Ðặng Tiểu Bình đã nói rằng những chủ
đề chính trên thế giới là hòa bình và phát triển. Nhưng cuộc bạo loạn ngày mùng
4 tháng 6 đã cho đảng ta một cảnh báo và cho chúng ta một bài học vẫn còn tươi
mới. Áp lực của cuộc cách mạng hòa bình của nước Tàu khiến chúng ta tái nhận
xét chủ đề chính của thời đại chúng ta. Chúng ta thấy rằng, hai vấn đề này, hòa
bình và phát triển không thể giải quyết được cùng một lúc. Các lực lượng chống
đối Phương Tây luôn luôn thay đổi thế giới theo các viễn kiến của họ, họ muốn
thay đổi nước Tàu và sử dụng cuộc cách mạng hòa bình để lật đổ sự lãnh đạo của
đảng Cộng sản chúng ta. Vì vậy, nếu chúng ta chỉ phát triển kinh tế, chúng ta
vẫn đối đầu với khả năng mất quyền lãnh đạo.
Cuộc bạo loạn mùng 4 tháng 6 đó gần như đã
thành công trong việc chuyển tiếp ôn hòa, nếu không nhờ một số lớn các đồng chí
kỳ cựu vẫn còn sống và vào giờ phút sinh tử họ đã loại bỏ Triệu Tử Dương và
những người theo ông ta, rồi thì tất cả chúng ta đã bị bắt vào tù. Sau khi
chết, chúng ta có lẽ sẽ quá xấu hổ để đi trình diện Mác. Mặc dù chúng ta đã
vượt qua sự thử thách ngày mùng 4 tháng 6, nhưng sau khi nhóm các đồng chí lãnh
đạo niên trưởng của chúng ta đã qua đời, nếu không có sự kiểm soát của chúng
ta, cuộc cách mạng hòa bình có thể vẫn xảy ra cho nước Tàu như nó đã xảy ra tại
cựu Liên Xô. Trong năm 1956, Liên Xô đã đè bẹp cuộc nổi dậy của dân Hung Gia Lợi
và đánh bại các cuộc tấn công của những kẻ theo chủ nghĩa xét lại là Tito và
người của ông ta tại Nam Tư, nhưng Liên Xô đã không chống lại được Gorbachev
chừng ba mươi năm sau. Khi các đồng chí niên trưởng tiền phong qua đời, thì
quyền lực của đảng Cộng sản Liên Xô đã bị lấy đi bởi cuộc cách mạng hòa bình.
Sau khi cuộc bạo loạn ngày mùng 4 tháng 6 bị
dẹp tan, chúng ta đã suy nghĩ làm sao để ngăn ngừa nước Tàu không bị cuộc cách
mạng hòa bình và làm sao duy trì vai trò lãnh đạo của đảng Cộng sản. Chúng ta đã
nghĩ đi nghĩ lại nhưng đã không đưa ra được bất cứ ý kiến hay ho nào, nếu chúng
ta không có bất cứ ý kiến hay ho nào, nước Tàu chắc chắn sẽ thay đổi cách hòa
bình, và chúng ta sẽ trở thành những tội đồ trong lịch sử. Sau vài suy nghĩ sâu
xa, cuối cùng chúng ta đi tới kết luận này: Chỉ bằng cách biến sức mạnh của
công cuộc phát triển đất nước của chúng ta thành sức mạnh của một cú đấm hướng
ra bên ngoài - chỉ bằng cách dẫn dắt đồng bào chúng ta ra bên ngoài – thì chúng
ta mới có thể chiếm được sự ủng hộ và yêu thương của dân Tàu với đảng Cộng sản
chúng ta mãi mãi. Ðảng ta sẽ đứng trên vị trí vô địch và dân Tàu sẽ phải lệ
thuộc vào đảng Cộng sản ta. Họ mãi mãi sẽ đi theo đảng Cộng sản với con tim,
khối óc, như đã được viết trong hai vần thơ mà thường được nhìn thấy ở vùng quê
cách đây vài năm: “Hãy nghe lời Mao chủ tịch, hãy đi theo đảng Cộng sản!”. Vì
thế, cuộc bạo loạn ngày mùng 4 tháng 6 đã khiến chúng ta nhận ra rằng chúng ta
phải phối hợp việc phát triển kinh tế với việc chuẩn bị chiến tranh và dẫn dắt đồng
bào đi ra ngoài thế giới. Vì vậy, kể từ đó, chính sách quốc phòng đã quay 180
độ và từ đó chúng ta tập trung thêm và thêm nữa “phối hợp hòa bình và chiến
tranh”. Tất cả sự phát triển kinh tế của chúng ta là để sửa soạn cho nhu cầu
của chiến tranh. Bên ngoài, chúng ta vẫn nhấn mạnh rằng phát triển kinh tế là
trọng tâm của chúng ta, nhưng trong thực tế, căn bản của phát triển kinh tế
chính là chiến tranh!
Chúng ta đã thực hiện một nỗ lực kinh khủng để
xây dựng “kế hoạch Vạn Lý Trường Thành” để xây dựng dọc bờ biển, những vùng
biên giới cũng như chung quanh các thành phố cỡ lớn và trung bình một bức Vạn
Lý Trường Thành vĩ đại, vững chắc dưới mặt đất mà có thể chịu đựng một cuộc
chiến tranh nguyên tử. Chúng ta cũng tích trữ tất cả những vật liệu cần thiết cho
chiến tranh.Vì vậy, chúng ta không ngần ngại tham gia Ðệ Tam Thế Chiến, để dẫn
dắt đồng bào ta ra bên ngoài và bảo đảm vai trò lãnh đạo của đảng ta. Trong bất
cứ tình huống nào, chúng ta, ban Trung Ương Ðảng sẽ không bao giờ rút lui khỏi
sân khấu lịch sử! Chúng ta chả thà buộc cả thế giới, hay ngay cả toàn thể địa
cầu, chia sẻ cái sống, chết với chúng ta hơn là lùi bước khỏi sân khấu lịch sử
!!! Bộ không có một lý thuyết “tù nhân của bom nguyên tử” sao ? Nghĩa là vì vũ
khí nguyên tử đã dính chặt vào sự an ninh của toàn thế giới, tất cả sẽ cùng
nhau chết nếu cái chết không thể tránh được. Theo quan điểm của tôi, có loại
“tù tội” khác và số mạng của đảng ta bị cột chặt với số mạng của toàn thế giới.
Nếu chúng ta, đảng Cộng sản Tàu bị tiêu diệt, thì nước Tàu cũng sẽ bị tiêu diệt
và toàn thế giới cũng sẽ bị tiêu diệt.
Sứ mạng lịch sử của đảng chúng ta là dẫn dắt
đồng bào ra ngoài, nếu chúng ta có viễn kiến, chúng ta sẽ thấy rằng lịch sử đã
đưa chúng ta vào con đường này. Trước tiên, lịch sử lâu dài của nước Tàu đã tạo
ra dân số lớn nhất trên thế giới, bao gồm cả người Tàu ở tại nước Tàu lẫn ở hải
ngoại. Thứ hai, một khi chúng ta mở các cửa, những tay tư bản tìm kiếm lợi
nhuận Tây Phương sẽ đầu tư tiền bạc và kỹ thuật vào nước Tàu để giúp chúng ta
phát triển để họ có thể thống lãnh thị trường lớn lao nhất thế giới này. Thứ
ba, số lượng to lớn người Tàu hải ngoại của chúng ta giúp chúng ta tạo dựng môi
trường thuận lợi cho việc giới thiệu vốn, kỹ thuật và những kinh nghiệm tiên
tiến ngoại quốc để đưa vào nước Tàu. Như vậy, nó bảo đảm rằng chính sách cải
cách và mở cửa sẽ đạt những thành quả to lớn. Thứ tư, sự bành trướng kinh tế to
lớn của Tàu sẽ chắn chắn dẫn đến sự suy giảm khoảng không gian sinh sống tính
theo đầu người của dân Tàu, điều này sẽ khuyến khích nước Tàu nhìn ra bên ngoài
để tìm kiếm khoảng không gian sinh sống mới. Thứ năm, sự bành trướng kinh tế vĩ
đại của nước Tàu sẽ chắn chắn dẫn tới sự phát triển đầy ý nghĩa về sức mạnh
quân sự của chúng ta, tạo ra những điều kiện cho chúng ta bành trướng ra hải ngoại.
Ngay trong thời đại của Napoleon, Tây Phương đã được cảnh báo về khả năng có
thể thức giấc của con sư tử đang ngủ là nước Tàu. Bây giờ, con sư tử ngủ đang
đứng dậy và tiến vào thế giới, và không ai có thể ngăn chặn nó.
Vấn đề thứ ba là cái gì, mà chúng ta phải chú
tâm mạnh mẽ để hoàn thành sứ mạng lịch sử phục hưng đất nước ? Ðó là tập trung
mạnh mẽ vào vấn đề “Hoa Kỳ”.
Ðồng chí Mao Trạch Ðông đã dạy chúng ta là
chúng ta phải có một sự cương quyết và có chiều hướng chính trị đúng đắn. Chiều
hướng chính trị đúng đắn và chính yếu của chúng ta là gì ? Ðó là giải quyết vấn
đề Hoa Kỳ.
Cái này có vẻ gây chấn động, nhưng lô-gic của
nó thì qủa thiệt rất đơn giản.
Phải giải quyết vấn đề Phương Tây và Hoa Kỳ
Ðồng chí Hà Tân đã đưa thẳng một sự xét đoán rất cơ bản và rất hợp lý. Ông viết trong bản báo cáo gửi tới Ủy Ban Trung Ương là: Sự phục hưng nước Tàu có những sự xung khắc cơ bản với quyền lợi chiến lược của Phương Tây, vì thế chắc chắn Tây Phương sẽ làm mọi thứ có thể làm được để cản trở sự phục hưng này. Vì vậy, chỉ còn cách là đập tan sự ngăn cản này của Tây Phương mà đứng đầu là Mỹ thì nước Tàu mới có thể phát triển và di chuyển ra ngoài thế giới được!
Hoa Kỳ sẽ cho phép chúng ta tiến ra bên ngoài
để lấy khoảng không gian sinh sống mới chăng ? Trước tiên, nếu Hoa Kỳ nhất định
chặn chúng ta, sẽ khó lòng cho chúng ta làm được bất cứ cái gì có ý nghĩa với
Ðài Loan và vài nước chung quanh ta! Kế đến, ngay cả nếu chúng ta có thể chiếm
lấy một ít đất của Ðài Loan, Việt Nam. Ấn Ðộ, hay cả Nhật Bản, chúng ta có thể
có thêm bao nhiêu khoảng không gian sinh sống ? Rất là không đáng kể! Chỉ có
các nước như Hoa Kỳ, Canada và Úc là có đất đai rộng lớn đủ để thoả mãn cho nhu
cầu thuộc địa lớn lao của chúng ta.
Vì vậy, giải quyết vấn đề “Hoa Kỳ” là chuyện
căn bản để giải quyết tất cả những vấn đề khác. Trước tiên, chuyện này làm
chúng ta có thể có điều kiện đưa nhiều người di cư sang Mỹ và ngay cả thiết lập
một nước Tàu khác dưới cùng sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Tàu. Nước Mỹ nguyên
thủy được khám phá bởi tổ tiên của giống da vàng, nhưng Kha Luân Bố đã dành
công trạng cho giống da trắng. Chúng ta là con cháu của nước Tàu được quyền làm
chủ mảnh đất Hoa Kỳ này ! Người ta nói rằng những cư dân da vàng có điạ vị xã
hội thấp ở Hoa Kỳ. Chúng ta cần giải phóng họ. Thứ hai, sau khi giải quyết “vấn
đề Hoa Kỳ”, các nước Tây Phương ở Âu Châu sẽ cúi đầu trước chúng ta, không kể
Ðài Loan, Nhật Bản và những nước nhỏ khác. Vì vậy, giải quyết “vấn đề Hoa Kỳ”
là sứ mạng được lịch sử chỉ định cho các đảng viên Cộng sản Tàu.
Tôi đôi khi nghĩ thiệt nghiệt ngã làm sao khi
để cho nước Tàu và Hoa Kỳ là những kẻ thù của nhau mà lại đụng nhau trên một
con đường hẹp! Quý vị có nhớ một cuốn phim về quân đội giải phóng lãnh đạo bởi
Lưu Bố Thành và Ðặng Tiểu Bình ? Tựa đề dường như là “Trận chiến quyết định ở
Trung Nguyên”. Có một lời bình luận nổi tiếng trong phim mang đầy sức mạnh và
vẻ hùng tráng: “Những kẻ thù đụng nhau trên con đường hẹp, chỉ những kẻ can đảm
mới chiến thắng!”. Chính cuộc tranh đấu mang tinh thần chiến thắng hay là chết
khiến chúng ta đã có thể chiếm được quyền lực ở nội địa nước Tàu. Ðó là định
mệnh của lịch sử để cho nước Tàu và Hoa Kỳ sẽ đi tới sự đối đầu không thể tránh
được trên con đường hẹp và đánh lẫn nhau! Hoa Kỳ không như Nga và Nhật Bản, đã
chưa bao giờ chiếm cứ và làm hại nước Tàu, và cũng đã yểm trợ nước Tàu trong
cuộc chiến chống lại Nhật Bản. Nhưng nhất định Hoa Kỳ sẽ là một sự cản trở, cản
trở to lớn nhất! Trong đường dài, sự liên hệ giữ nước Tàu và Hoa Kỳ là một cuộc
tranh đấu sống chết.
Có lần, vài người Hoa Kỳ tới thăm viếng và cố
gắng để thuyết phục chúng ta rằng quan hệ giữa nước Tàu và Hoa Kỳ là một quan
hệ phụ thuộc lẫn nhau. Ðồng chí Ðặng Tiểu Bình trả lời theo một cách lịch sự
là: “Hãy về nói với chính phủ của quý vị, nước Tàu và Hoa Kỳ không có một quan
hệ phụ thuộc và hổ tương liên đới như vậy”. Quả thiệt, đồng chí Ðặng Tiểu Bình
đã quá lịch sự, đồng chí ấy có thể nói thẳng rằng “Quan hệ giữ nước Tàu và Hoa
Kỳ là quan hệ tranh đấu sống chết”. Dĩ nhiên, ngay bây giờ chưa phải là lúc để
gây hấn với Hoa Kỳ cách công khai. Công cuộc cải cách và mở ra với thế giới bên
ngoài của chúng ta vẫn còn nhờ cậy vào tiền bạc và kỹ thuật của họ, chúng ta
vẫn còn cần Hoa Kỳ. Vì thế, chúng ta phải làm mọi chuyện có thể để tăng tiến sự
liên hệ với Hoa Kỳ, học hỏi từ Hoa Kỳ về mọi khía cạnh và dùng Hoa Kỳ như là
một ví dụ cho việc tái kiến trúc đất nước chúng ta.
Chúng ta hành xử chuyện đối ngoại ra sao trong
các năm này ? Mặc dù chúng ta đã ngụy trang một khuôn mặt tươi cười để làm vừa
lòng họ, mặc dù chúng ta đã đưa má phải ra sau khi họ đã đánh má trái của chúng
ta, chúng ta vẫn phải tiếp tục chịu đựng để đẩy mạnh thêm quan hệ với Hoa Kỳ.
Quý vi, có nhớ nhân vật Wuxun trong phim “Câu chuyện của Wuxun?”. Ðể hoàn thành
nhiệm vụ, anh ta đã chịu đựng bao nhiêu là đau đớn, khổ đau, biết bao là đánh
đập, đấm đá! Hoa Kỳ là nước thành công nhất trên thế giới ngày nay. Chỉ sau khi
chúng ta đã học hỏi tất cả những kinh nghiệm hữu ích của họ, chúng ta mới có
thể thay thế họ trong tương lai. Mặc dù hiện nay chúng ta đang bắt chước giọng
điệu của Hoa Kỳ “Nước Tàu và Hoa Kỳ lệ thuộc vào nhau và cùng chia sẻ những
“vinh- nhục”, chúng ta không được quên rằng lịch sử của chúng ta đã dạy đi dạy
lại chúng ta rằng một ngọn núi không thể có hai con cọp sống chung.
Chúng ta cũng không bao giờ được quên rằng
đồng chí Ðặng Tiểu Bình đã nhấn mạnh “Hãy tự kiềm chế để khỏi tiết lộ các tham
vọng và làm cho kẻ khác không canh phòng ta”. Lời nhắn nhủ có ẩn ý này nghĩa
là: Chúng ta phải kiên nhẫn nhịn nhục Mỹ; chúng ta phải che dấu những mục đích
tối hậu của chúng ta, hãy che dấu các khả năng và chờ đợi thời cơ. Có như vậy,
đầu óc chúng ta mới sáng tỏ. Tại sao chúng ta không sửa đổi quốc ca của chúng
ta cho có vẻ đầy tính hiếu hòa ? Tại sao chúng ta không thay đổi những vần điệu
chiến tranh trong bài quốc ca ? Thay vì vậy, khi tu sửa Hiến Pháp lần này, lần
đầu tiên chúng ta đã dứt khoát ghi rõ bài “Hành khúc những người xung phong” là
quốc ca của chúng ta. Như vậy chúng ta sẽ hiểu rằng tại sao chúng ta liên tục
to tiếng về “vấn đề Ðài Loan” mà không phải là “vấn đề Hoa Kỳ”. Tất cả chúng ta
đều biết nguyên tắc “nói một đàng, làm một nẻo”. Nếu người bình thường chỉ có
thể nhìn thấy hòn đảo nhỏ Ðài Loan trong mắt họ, thì quý vị, như là những tinh
hoa của đất nước, quý vi phải nhìn thấy nguyên bức tranh của mục tiêu chúng ta.
Trong những năm đó, theo sự sắp xếp của đồng chí Ðặng Tiểu Bình, một phần lớn
đất của chúng ta ở phía Bắc đã được tặng cho Nga; quý vị có thực sự nghĩ là Ủy
Ban Trung Ương Ðảng chúng ta là một kẻ khờ dại ?
Vũ khí sinh học có thể là một phương tiện để quét sạch Hoa Kỳ?
Ðể giải quyết vấn đề Hoa Kỳ, chúng ta phải có thể vượt quá những ước lệ và những giới hạn thường tình. Trong lịch sử, khi một nước đánh bại một nước khác hay chiếm cứ một nước khác, nó không có thể giết tất cả mọi người trong nước bị chinh phục, bởi vì hồi đó quý vị không thể giết người đạt hiệu qủa bằng kiếm hay bằng giáo mác dài, ngay cả bằng súng ống hay súng máy. Vì vậy, không thể chiếm cứ một giải đất mà không giữ dân chúng của vùng đất đó. Tuy nhiên, nếu chúng ta chinh phục Hoa Kỳ bằng cách này, chúng ta không thể đưa nhiều người của chúng ta di dân tới Hoa Kỳ được.
Chỉ bằng cách dùng những phương tiện đặc biệt
để “quét sạch” Hoa Kỳ, điều này mới làm chúng ta có thể dẫn dắt người Tàu tới
đó sống được. Ðây là chọn lựa duy nhất còn lại cho chúng ta. Ðây không phải là
vấn đề xem chúng ta có sẵn lòng làm hay không. Lọai phương tiện đặc biệt nào có
sẵn trong tay để chúng ta “quét sạch” Hoa Kỳ ? Các loại vũ khí quy ước như máy
bay, ca-nông, hỏa tiễn và chiến hạm sẽ không làm được; những vũ khí có sức hủy
diệt cao như vũ khí nguyên tử cũng sẽ không làm được. Chúng ta không ngu để
cùng biến mất với Hoa Kỳ bằng cách xử dụng vũ khí nguyên tử, mặc dù sự kiện là
chúng ta đã liên tục la lên rằng chúng ta sẽ giải quyết vấn đề Ðài Loan bằng
mọi gía. Chỉ bằng cách xử dụng những vũ khí không hủy diệt mà có thể giết càng
nhiều người càng tốt, chúng ta mới có thể lưu giữ lại được đất nước Hoa Kỳ cho
chúng ta xử dụng. Ðã có những phát triển mau lẹ về kỹ thuật vũ khí sinh học
hiện đại, và những vũ khí sinh học loại mới được tiếp tục phát minh, cái này
sau cái kia. Dĩ nhiên chúng ta đã không ngồi yên; trong những năm qua, chúng ta
đã nắm bắt những cơ hội để quán triệt những loại vũ khí sinh hóa này. Chúng ta
có khả năng đạt được mục đích của chúng ta trong việc “quét sạch” cả Hoa Kỳ bất
thình lình. Khi đồng chí Ðặng Tiểu Bình vẫn còn sống với chúng ta, Trung Ương
Ðảng đã sáng suốt làm ngay quyết định đúng đắn là không phát triển các hàng
không mẫu hạm, thay vậy, tập trung vào việc phát triển các vũ khí giết người mà
có thể hủy diệt dân số lớn lao của nước thù địch.
Từ một cái nhìn bao quát về nhân đạo, chúng ta
nên đưa ra lời cảnh cáo cho dân chúng Hoa Kỳ và thuyết phục họ rời Hoa Kỳ và
dời đất đai mà họ đang sống để cho người Tàu. Hay ít ra họ nên dành nửa phần
đất Hoa Kỳ để làm thuộc địa của Tàu, bởi vì Mỹ Châu được khám phá ra đầu tiên
bởi người Tàu. Nhưng chuyện này làm được không ? Nếu chiến lược này không thực
hiện được, thì chỉ có một chọn lựa duy nhất cho chúng ta, đó là dùng những
phương tiện có tính cách quyết định để “quét sạch” Hoa Kỳ và dành nước Mỹ cho
chúng ta sử dụng tức thời. Kinh nghiệm lịch sử của chúng ta đã chứng tỏ rằng
một khi chúng ta làm cho việc đó xảy ra, không có ai trong thế giới này có thể
làm bất cứ cái gì với chúng ta. Thêm nữa, nếu Hoa Kỳ như là người lãnh đạo thế
giới đã bị tiêu diệt, thì những kẻ thù khác phải đầu hàng chúng ta thôi.
Các vũ khí sinh học chưa hề được sử dụng cho
nên chưa ai thấy sự tàn độc của chúng. Nhưng nếu Hoa Kỳ không chết thì người
Tàu phải chết. Nếu người Tàu bị mắc kẹt trong vùng đất Tàu hiện nay, thì một sự
sụp đổ xã hội toàn diện đang gần kề. Theo sự tính toán của tác giả cuốn sách
“Họa Da Vàng”, hơn nửa dân Tàu sẽ chết và rằng con số này sẽ là hơn 800 triệu
người! Chỉ sau khi giải phóng nước Tàu, vùng đất màu vàng của chúng ta chỉ nuôi
được gần 500 triệu người, hôm nay con số chính thức của dân số là hơn 1 tỉ 300
triệu. Vùng đất màu vàng đã đạt tới sự giới hạn khả năng của nó. Một ngày nào
đó, ai biết được nó sẽ tới nhanh thế nào, sự sụp đổ ghê gớm nhất sẽ xảy ra bất
cứ lúc nào và hơn nửa dân số Tàu sẽ chết đi.
Chúng ta phải tự chuẩn bị cho hai tình huống.
Nếu các vũ khí sinh học thành công trong việc tấn công bất ngờ Hoa Kỳ, người
Tàu sẽ có thể giữ sự tổn thất thấp nhất khi chống lại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nếu
cuộc tấn công thất bại và khơi mào một sự trả đũa bằng nguyên tử từ Hoa Kỳ,
nước Tàu có lẽ sẽ chịu đựng một tai ương trong đó hơn nửa dân số Tàu sẽ bị tiêu
diệt. Ðó là lý do tại sao chúng ta cần chuẩn bị các hệ thống phòng không cho
những thành phố cỡ trung bình và lớn của chúng ta. Cho dù bất cứ trường hợp
nào, chúng ta chỉ có thể đi tới không sợ hãi vì đảng và vì đất nước và tương
lai của nước chúng ta, bất kể những khó khăn mà chúng ta phải đối diện và những
hy sinh mà chúng ta phải chấp nhận. Ngay cả nếu hơn nửa dân số phải bị tiêu
diệt, thì dân ta vẫn có thể sinh sôi nảy nở tiếp. Nhưng nếu đảng sụp đổ, mọi
thứ đều tan biến và tan biến mãi mãi.
Trong lịch sử nước Tàu, trong khi thay đổi các
vương triều, kẻ tàn ác luôn luôn chiến thắng và những kẻ nhân từ luôn luôn thất
bại. Ví dụ điển hình nhất là việc Hạng Võ, vua nước Sở sau khi đánh bại Lưu
Bang đã không tiếp tục truy đuổi Lưu Bang và tiêu diệt lực lượng của Lưu Bang.
Tính khoan dung này của Hạng Võ làm ông ta chết và khiến Lưu Bang chiến thắng (trong
thời kỳ chiến tranh giữa nhà Sở và nhà Hán sau khi triều đại Tần {221-206 BC}
bị lật đổ). Vì vậy, chúng ta phải nhấn mạnh tính chất quan trọng của việc chấp
nhận những giải pháp cứng rắn, cương quyết. Trong tương lai, hai đối thủ Tàu và
Hoa Kỳ cuối cùng sẽ đụng nhau trên một con đường hẹp, và sự khoan dung của
chúng ta với Hoa Kỳ sẽ có nghĩa là gây khổ đau, tàn ác cho dân Tàu. Ở đây, có
vài người sẽ hỏi tôi: Còn dăm bảy triệu đồng bào Tàu của chúng ta tại Hoa Kỳ
thì sao ? Họ cũng có thể hỏi: Chúng ta không phải là không chống lại việc người
Tàu tiêu diệt người Tàu sao ?
Những đồng chí này quá là đạo đức rởm; họ
không đủ thực dụng. Nếu chúng ta đã cứ khăng khăng tuân thủ nguyên tắc là người
Tàu không giết người Tàu, liệu chúng ta đã giải phóng được nước Tàu không ? Ðối
với dăm bảy triệu người Tàu đang sống tại Hoa Kỳ thì đây là một vấn đề lớn. Vì
thế, trong những năm vừa qua, chúng ta đã tiến hành cuộc nghiên cứu về những vũ
khí di truyền, tức là những thứ vũ khí mà không giết người da vàng. Nhưng để
đạt được kết qủa nghiên cứu về các loại vũ khí này rất là khó khăn. Trong cuộc
nghiên cứu về các loại vũ khí di truyền này, Do Thái dẫn đầu thế giới. Các vũ
khí di truyền của họ chế ra để nhắm vào người Ả Rập và để bảo vệ người Do Thái.
Dù vậy, Do Thái chưa đạt được giai đoạn mang loại vũ khí này ra ứng dụng. Chúng
ta đã hợp tác với Do Thái trong một số nghiên cứu về loại vũ khí này. Có lẽ
chúng ta có thể học hỏi vài kỹ thuật được người Do Thái dùng để bảo vệ người Do
Thái và sửa đổi những kỹ thuật này để bảo vệ giống da vàng. Nhưng các kỹ thuật
của Do Thái chưa tiến bộ đủ và khó lòng cho chúng ta vượt qua họ trong vài năm
tới. Nếu phải cần năm tới mười năm nữa trước khi có các tiến bộ đột phá về loại
vũ khí di truyền này, chúng ta không có đủ khả năng để chờ đợi lâu hơn nữa.
Những đồng chí cao niên cũng như chúng ta,
không thể chờ đợi lâu như vậy, vì chúng ta không có nhiều thời gian để sống.
Những chiến binh cao niên vào tuổi tôi có lẽ có thể chờ đợi năm hay mười năm,
nhưng những người trong thời kỳ chiến tranh chống Nhật hay vài chiến binh Hồng
Quân lớn tuổi không thể chờ đợi lâu hơn nữa. Thành ra chúng ta phải từ bỏ những
hy vọng về các lọai vũ khí di truyền này. Dĩ nhiên, từ hướng nhìn khác, đại đa
số những người Tàu đang sinh sống ở Hoa Kỳ trở thành gánh nặng cho chúng ta bởi
vì họ đã bị làm cho đồi bại quá lâu bởi những giá trị tự do trưởng giả, như vậy
sẽ khó cho họ chấp nhận sự lãnh đạo của đảng ta. Nếu họ sống sót sau cuộc chiến
tranh này, trong tương lai, chúng ta cũng phải đưa ra những chiến dịch để đối phó
với họ để cải tạo họ. Quý vị, vẫn còn nhớ là khi chúng ta vừa đánh bại bọn Quốc
Dân Ðảng và giải phóng lục địa Tàu, có rất nhiều người thuộc thành phần trưởng
giả và trí thức chào đón chúng ta rất nồng nàn, nhưng sau này chúng ta đã đưa
ra những chiến dịch như “Tiêu diệt bọn phản động” và “Phong trào chống bọn Hữu
khuynh” để quét sạch họ và cải tạo họ ? Vài người trong họ đã ẩn náu khá lâu và
không bị lộ ra cho tới khi có cuộc cách mạng Văn Hóa. Lịch sử đã chứng minh là
bất cứ sự hỗn loạn xã hội nào, hầu như đều có nhiều người bị chết. Chúng ta có
thể nói như vầy: Chết chóc là cỗ máy đẩy lịch sử đi tới. Trong thời kỳ Tam Quốc
(9), có bao nhiêu người chết ? Khi Thành Cát Tư Hãn chinh phục Trung Á, bao
nhiêu người chết ? Khi nhà Thanh xâm lăng nước Tàu, bao nhiêu người chết ?
Không có nhiều người chết trong thời kỳ cách mạng 1911, nhưng khi chúng ta lật
đổ bọn Ðế quốc, Quan lại và Tư bản thư lại (10) và trong các chiến dịch chính
trị như “Diệt bọn phản động”, “Ba chống”, “Năm chống” thì có ít nhất là 20 triệu
người chết. Chúng ta e rằng một số giới trẻ ngày nay khi nghe về những cuộc
chiến và sự chết chóc như vậy, sẽ sợ run lên. Trong thời chiến, chúng ta thường
nhìn thấy người ta chết. Máu thịt bay khắp nơi, xác chết chất đống khắp các
cánh đồng và máu chảy như suối. Chúng ta đã thấy tất cả. Trên các mặt trận, mắt
mọi người đỏ ké vì say máu bởi vì đó là cuộc chiến đấu sống chết và chỉ có
những người gan dạ mới sống sót.
Quả thật là tàn nhẫn khi giết một hai trăm
triệu người Mỹ. Nhưng đó là con đường duy nhất mà sẽ bảo đảm chúng ta làm ra
được thế kỷ của người Tàu, một thế kỷ trong đó đảng Cộng sản Tàu lãnh đạo thế
giới. Chúng ta, những người theo chủ nghĩa nhân đạo cách mạng, nên chúng ta
không muốn chết chóc. Nhưng nếu lịch sử buộc chúng ta phải chọn lựa giữa cái
chết của người Tàu và người Mỹ, chúng ta sẽ chọn lựa cái chết cho người Mỹ, vì
đối với chúng ta, bảo vệ mạng sống của người Tàu và của đảng ta thì quan trọng
hơn. Bởi vì sau hết, chúng ta là người Tàu và là đảng viên đảng Cộng sản Tàu.
Kể từ ngày chúng ta gia nhập đảng, sinh mạng của đảng luôn luôn được đặt trên
hết tất cả các thứ khác! Lịch sử sẽ chứng minh rằng chúng ta đã chọn lựa đúng.
Bây giờ, khi tôi sắp nói xong, quý vị có thể
hiểu tại sao chúng ta tiến hành cuộc thăm dò trên mạng điện tử này. Ðơn giản
thôi, qua cuộc thăm dò này, chúng ta muốn biết xem dân chúng sẽ đứng lên chống
chúng ta không nếu một ngày nào đó chúng ta bí mật thi hành phương pháp tàn độc
để “quét sạch” người Mỹ. Sẽ có thêm người ủng hộ chúng ta hay chống chúng ta.
Ðây là sự phán đoán cơ bản của chúng ta: Nếu dân chúng ta đồng ý bắn vào những
tù nhân chiến tranh, vào đàn bà, con nít, rồi thì họ cũng sẽ đồng ý việc “quét
sạch” người Mỹ của chúng ta. Trong hơn hai mươi năm qua, nước Tàu đã an hưởng
hòa bình, và cả một thế hệ đã không được chiến tranh thử thách. Ðặc biệt kể từ
sau Ðệ Nhị Thế Chiến, đã có biết bao sự thay đổi về hình thái chiến tranh, lý
thuyết về chiến tranh và về các mặt đạo đức của chiến tranh. Ðặc biệt kể từ khi
cựu Liên Xô và các nước Cộng sản Ðông Âu bị sụp đổ, hệ tư tưởng của Phương Tây
đã thống trị toàn thế giới, và học thuyết nhân bản cũng như nhân quyền của Tây
Phương đã gia tăng lan tỏa trong những người trẻ ở nước Tàu. Cho nên, chúng ta
không chắc lắm về thái độ của người dân. Cơ bản, nếu dân ta chống lại việc
“quét sạch” người Mỹ thì chúng ta phải chọn những phương cách tương ứng khác.
Thay vì qua mạng điện tử, tại sao chúng ta đã
không thực hành cuộc thăm dò ý kiến qua những phương tiện hành chánh? Chúng ta
đã làm điều này vì một lý do chính đáng.
Trước hết, chúng ta làm chuyện này để giảm bớt
sự suy luận không khách quan và để chắc chắn rằng chúng ta đọc được suy nghĩ
thật sự của người dân. Vả lại, đây là chuyện khá bảo mật và nó sẽ không lộ ra
mục đích thật sự của cuộc thăm dò ý kiến này. Nhưng điều quan trọng nhất là, đa
số những người mà có thể trả lời các câu hỏi trên mạng điện tử, đều từ các nhóm
xã hội mà tương đối là những người có trình độ giáo dục khá và xuất sắc. Họ
chính là những nhóm lãnh đạo và lực lượng nòng cốt trung kiên giữ một vai trò quyết
định trong dân chúng ta. Nếu họ ủng hộ chúng ta, thì toàn thể dân chúng cũng sẽ
nghe theo chúng ta; nếu họ chống đối chúng ta, họ sẽ giữ vai trò nguy hiểm
trong việc xúi dục dân chúng và tạo ra những bất ổn xã hội.
Chúng ta an tâm là những người tham dự thăm dò
đã không gởi lại bản thăm dò trống trơn. Quả thật, họ đã trả lại bản thăm dò
với điểm trên 80. Ðây là những thành quả tuyệt vời do công sức tuyên truyền,
giáo dục trong hơn mấy thập niên qua của đảng ta.
Dĩ nhiên, có vài người dưới ảnh hưởng của
Phương Tây đã chống lại việc bắn vào những tù nhân chiến tranh, vào đàn bà, con
nít. Vài người trong họ đã nói: Thiệt là chấn động và kinh sợ khi chứng kiến
quá nhiều người đồng ý bắn vào đàn bà, trẻ em. Mọi người điên khùng à ? Vài
người khác lại nói “Dân Tàu thích gán cho mình là những người yêu hòa bình,
nhưng thiệt ra họ là những người tàn ác nhất. Những ý tưởng này âm vang sự chết
giết chóc, thảm sát, làm tâm hồn tôi rùng mình ớn lạnh”.
Mặc dù không có nhiều người có quan điểm này
và họ sẽ không ảnh hưởng tới tình trạng chung chút nào, nhưng chúng ta vẫn cần
củng cố mạnh sự tuyên truyền để hoá giải những lối suy nghĩ như trên.
Ðó là tuyên truyền mạnh mẽ bài viết mới nhất
của đồng chí Hà Tân mà đã được tường trình cho chính quyền trung ương. Quý vị
có thể xem bài này trên mạng điện tử toàn cầu.
Nếu quý vị vào mạng điện tử toàn cầu này, dùng
những chữ chính yếu để tìm kiếm, quý vị sẽ thấy là mới cách đây, trong buổi
phỏng vấn của tờ Tin Tức Thương Mại Hong Kong , đồng chí Hà Tân đã chỉ ra là:
“Hoa Kỳ có một âm mưu gây chấn động”. Theo điều đồng chí ấy có trong tay, từ
ngày 27 tháng 9 tới mùng 1 tháng 10 năm 1995, Tổ chức có tên Mikhai Sergeevich
Gorbachev, được tài trợ bởi Hoa Kỳ, đã tập họp ở khách sạn Fairmont tại San
Francisco với 500 người quan trọng nhất của thế giới gồm các vị lãnh đạo các
nước, các kinh tế gia và khoa học gia, kể cả George W. Bush (ông ta lúc đó chưa
là tổng thống nước Mỹ), Baroness Thatcher, Tony Blair, Zbigniew Brzezinski,
cũng như George Soros, Bill Gates, nhà tương lai học John Naisbitt, v.v., cùng
tất cả những nhân vật nổi tiếng nhất trên thế giới khác tham dự một cuộc hội
nghị cao cấp bàn tròn để thảo luận về những vấn đề về toàn cầu hóa và làm sao
để hướng dẫn nhân loại bước vào thế kỷ 21. Theo điều đồng chí Hà Tân có trong tay,
những tham dự viên xuất sắc của nhân loại đó nghĩ là vào thế kỷ 21, chỉ cần 20%
dân số nhân loại cũng sẽ đủ để duy trì sự thịnh vượng và kinh tế của thế giới,
còn 80% còn lại hay 4/5 của dân số địa cầu sẽ chỉ là thứ người cặn bã không thể
tạo ra những thứ năng suất mới. Những người tham dự hội nghị này nghĩ rằng 80%
thặng dư dân số này sẽ là dân số phế thải và những phương tiện “kỹ thuật cao”
nên được xử dụng để loại bỏ họ từ từ.
Vì những kẻ thù này bí mật hoạch định việc
tiêu diệt dân tộc chúng ta, nhất định chúng ta không thể khoan dung, thương xót
họ vô bờ bến được. Bài viết của đồng chí Hà Tân xuất hiện vào đúng thời điểm,
nó chứng minh sự đúng đắn của phương pháp chiến đấu ăn miếng trả miếng, chứng
minh cái viễn kiến vĩ đại của đồng chí Ðặng Tiểu Bình khi dàn trận địa chống
lại chiến lược quân sự của Mỹ.
Nhất định, khi tuyên truyền quan điểm của đồng
chí Hà Tân, chúng ta không thể in tài liệu này trong những tờ báo của đảng để
tránh làm cho kẻ thù đề cao cảnh giác. Buổi nói chuyện của đồng chí Hà Tân có
thể nhắc nhở kẻ thù là chúng ta đã có được kỹ thuật và khoa học tối tân, kể cả
kỹ thuật nguyên tử “sạch”, kỹ thuật về vũ khí di truyền cũng như vũ khí sinh
học, và chúng ta có thể dùng những phương pháp mạnh mẽ để tiêu diệt dân Mỹ trên
một quy mô lớn.
Chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt trận quân sự cho
chiến tranh sinh học
Vấn đề cuối cùng tôi muốn nói là nắm vững kỹ
lưỡng các chuẩn bị về mặt trận quân sự.
Hiện thời, chúng ta đang ở con đường tiến tới
hay lùi lại. Vài đồng chí đã nhìn thấy những khó khăn tràn ngập mọi nơi trên
đất nước chúng ta - vấn đề tham nhũng, vấn đề về công ty quốc doanh, vấn đề về
các tài khoản xấu của ngân hàng, các vấn đề môi sinh, các vấn đề an ninh xã
hội, các vấn đề giáo dục, vấn đề bệnh AIDS và nhiều vấn đề nguy ngập khác. Các
đồng chí này bị chao đảo trong sự quyết tâm chuẩn bị cho trận chiến này. Họ đã
nghĩ; trước hết họ phải giải quyết vấn đề cải tổ chính trị, tức là cuộc cải tổ
chính trị của chúng ta phải được làm trước. Sau khi giải quyết những vấn đề đối
nội, chúng ta mới có thể đối phó với vấn đề mặt trận quân sự nước ngoài.
Ðiều này nhắc tôi về thời kỳ sinh tử trong năm
1948 trong cuộc cách mạng Tàu. Lúc đó, quân Giải Phóng Nhân Dân như là “những
con ngựa đang uống nước” trên sông Dương Tử. Nhưng họ phải đối đầu với những
tình trạng cực kỳ phức tạp và những vấn đề khó khăn ở mọi nơi trong những vùng
được giải phóng, và lãnh đạo trung ương đã nhận được những báo cáo khẩn cấp
hàng ngày. Làm gì đây ? Chúng ta có nên ngưng để giải quyết trước tiên chuyện
hậu phương và những vấn đề nội bộ đã, trước khi tiến tới, hay xúm lại để vượt
qua sông Dương Tử bằng những cố gắng cao độ ? Chủ tịch Mao, với sự khôn ngoan
và can đảm cực độ đã ra lệnh hành quân “Tiến hành cuộc cách mạng tới tận cùng”,
và đã giải phóng cả nước Tàu. Những vấn đề trước đó được cho là xung khắc
nghiêm trọng, tất cả đã được giải quyết trong một khí thế cách mạng vĩ đại đang
chuyển mình về phía trước
Giờ đây, dường như chúng ta đã lại ở thời điểm
sinh tử như “những con ngựa đang uống nước” trong những ngày trên sông Dương Tử
trong thời kỳ cách mạng, bao lâu chúng ta còn nắm chặt nguyên tắc cơ bản nhất
trong sự chuẩn bị cho mặt trận quân sự, Ủy ban Trung Ương tin tưởng rằng bao
lâu chúng ta giải quyết vấn đề Hoa Kỳ bằng một cú đấm thì những vấn đề đối nội
của chúng ta, tất cả sẽ giải quyết dễ dàng. Cho nên, sự chuẩn bị mặt trận quân
sự của chúng ta bề mặt nhắm vào Ðài Loan, nhưng thiệt sự là nhắm vào Hoa Kỳ, và
sự chuẩn bị này vượt xa mức độ của cuộc tấn công các hạm đội hay vệ tinh.
Mác đã từng nói là: bạo động là bà mụ khai sinh
một xã hội mới. Vì thế, chiến tranh là bà mụ khai sinh thế kỷ cho người Tàu.
Trong khi chiến tranh đang đến gần, tôi tràn đầy hy vọng vào thế hệ kế tiếp của
chúng ta.
T.Đ.Q. dịch và giới thiệu 17.12.2007
Nguồn: http://nhabaovietthuong.blogspot.com/2009/10/dien-van-cua-tri-hao-ien-tau-xam-lang.html
* Ghi chú:
Nguồn: http://nhabaovietthuong.blogspot.com/2009/10/dien-van-cua-tri-hao-ien-tau-xam-lang.html
* Ghi chú:
(1) Sina.com là một trong những tổ hợp thông
in điện tử lớn nhất ở Tàu. Cuộc thăm dò ý kiến điện tử được thực hiện bởi chi
nhánh Sina thuộc Quân đội (jczs.sina.com.cn) của sina.com. Nó bắt đầu vào ngày
mùng 2 tháng 2 và kết thúc ngày mùng 1 tháng 3 năm 2004 và có 31872 người trả
lời cuộc thăm dò ý kiến này. Trang mạng điện tử (web page) về cuộc thăm dò ý
kiến này ở “http://jczs.sina.com.cn/2004-02-02/1644180066.html” nhưng trang này đã
bị gỡ bỏ và không thể xem được nữa. Câu hỏi đó là: “ Nếu bạn là một người lính,
và nếu dưới những mệnh lệnh của các cấp chỉ huy, bạn sẽ bắn vào các đàn bà, trẻ
em và tù nhân chiến tranh hay không ? ”,
- 34% người trả lời là họ sẽ bắn dưới bất cứ
hoàn cảnh nào cho dù không có phép của cấp trên,
- 48,6% trả lời là họ sẽ bắn khi mạng sống của
họ hay đồng đội, bạn bè của họ bị đe dọa.
- 3.8% trả lời là sẽ không bắn dưới bất cứ
hoàn cảnh nào. Những người mà đồng ý bắn đa số là dưới 25 tuổi.
(2) “Chiến tranh đang đến gần chúng ta”
(3) “Ba hòn đảo” nói về Ðài Loan, Ðiếu Ngư (
Diaoyu Islands ) và Trường Sa ( Spratly Islands )
(4) Ðặng Tiểu Bình (1904-1997). Chính thức,
Ðặng Tiểu Bình đã là lãnh đạo của đảng Cộng sản Tàu và nước Tàu từ năm
1978-1989. Quả thiệt, sau khi Mao chết năm 1976, Ðặng thành lãnh đạo trên thực
tế của nước Tàu cho tới khi Ðặng chết năm 1997.
(5) Hồ Cẩm Ðào (1942-), người lãnh đạo thuộc
thế hệ thứ bốn của những đảng viên Cộng sản Tàu. Năm 2003, Hồ thành chủ tịch
của nước Cộng Hòa Nhân Dân Tàu
(6) Lưu Hứa Quỳnh (1916-). Chỉ huy của Hải
quân Quân đội Nhân dân Tàu từ năm 1982 tới 1988, phó chủ tịch của Ủy ban Quân
Ủy Trung Ương Tàu (cho tới 1997). Lưu được coi như là người chịu trách nhiệm
cho những nỗ lực hiện đại hóa Quân đội Giải phóng Nhân dân Tàu.
(7) Hà Tân (1949-) Giảng viên cao cấp của Học
viện Khoa Học Xã hội Tàu.
(8) Thuyết “Ba Ðại Diện” tuyên bố rằng đảng
Cộng sản Tàu đại diện cho sự cần thiết để phát triển những lực lượng sản xuất
tiến bộ, một định hướng về văn hóa tiến bộ, và những quyền lợi cơ bản của tuyệt
đại đa số dân Tàu. Nó được đẩy mạnh bởi Giang Trạch Dân, cựu chủ tịch nước Tàu.
(9) Tam Quốc là nhắc tới nhà Ngụy, Thục và
Ngô, ba nước mà đất đai bao trùm nước Tàu trong thời kỳ 220-80 AD.
(10)“ Ba ngọn núi vĩ đại” (theo diễn tả của
đảng Cộng sản Tàu) mà đã đè lên lưng dân Tàu là - đế quốc, giới quan lại (phong
kiến), tư sản thư lại.
Dịch giả Vũ Cao Đàm gửi BVN