Thiện Tùng
27/3/2020
Định nghĩa ngắn gọn nhưng
không sai: “Cách mạng là thay cũ
đổi mới, cái mới phải tiến bộ hơn cái cũ” – dẫm
chân tại chỗ hay vừa lòng với hiện tại đã là phản Cách mạng.
Chúng ta thường nghe câu “có áp bức, có đấu
tranh”. Đấu tranh để sinh tồn đó là bản năng của các loài động vật nói chung,
con người nói riêng.
Áp bức, bất công là bản chất của thể chế chính
trị Độc tài Phong kiến và Độc tài Phe đảng chính trị. Muốn xóa được áp bức bất
công, không còn con đường nào khác, phải đấu tranh lên án, tiến tới xóa cho kỳ được thể chế chính
trị Độc tài dầu chúng núp dưới bất cứ hình thức nào, thay vào đó bằng thể chế
chính trị “Dân chủ Đa nguyên,
Nhà nước Pháp quyền”. Đó là
đấu tranh chính trị.
Có câu “Nguyên tắc Việt Minh làm thinh là đồng
ý”. Từ lâu
người ta từng nói “Đảng CSVN là Đảng Độc
tài toàn trị”, Không hề nghe/thấy một ai cãi lại, vậy là đúng rồi? Hơn nữa, Hiến Pháp 2013 đã ghi: “Đảng CSVN lãnh đạo Nhà nước và Xã hội
trực tiếp, toàn diện tuyệt đối”, và trên
các cổng vào vào quan trường gần như đều có treo câu khẩu hiệu: “Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn
năm!”- có
nghĩa Đảng lãnh đạo không thời hạn?.
Có người nói “Tôi không tham gia hoặc tôi không quan âm đến Chính trị”. Đúng là ngóc – xin lỗi,
vì tôi không thể kềm chế sự bực bội khi nghe bất cứ ai nói như thế.
Ngày 19/3/2020, Bộ Chính trị Đảng
CSVN họp bàn về Nhân sự và Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 13
vào năm tới-
|
Chính trị là thống soái.
Thể chế chính quyết định sự hưng vong … của đất nước, dân tộc. Dầu có “xào nấu” tới đâu, chung quy vẫn không
thoát thỏi 2 thể thức: “Độc tài” và “Dân chủ. Thể chế chính trị Độc tài theo kiểu Vua
chúa hay Đảng phái đã lỗi thời, bị nhân loại chán chê bởi nó đặt
lợi ích “cục bộ” trên hết. Theo khuynh
hướng thời đại, người ta chuộng thể chế chính trị “Dân
chủ”, vì nó đặt lợi ích “cộng đồng” lên trên hết. Chỉ có nó mới đảm
bảo thực hiện Dân chủ đa nguyên, tôn trọng nhân quyền, dân quyền và dân
chủ. Độc tài và Dân chủ áp dụng hình
thức quản lý xã hội trái ngược nhau. Không phải chơi chữ đâu, tôi muốn nói sự
khác nhau về “tập trung dân chủ” và “dân chủ tập trung”:
- “Tập trung dân chủ”: Hễ thể chế chính trị Độc tài thì áp
dụng “tập trung dân chủ” theo
hướng từ trên xuống, từ trong Đảng ra, bắt nguồn từ bộ máy không chính danh
(không do dân cử), hình thành một thể chế chính trị “Độc
tài Nhứt nguyên”, vì lợi ích “cục
bộ” của một Phe đảng. Từ đường lối, chủ trương chính sách, pháp
luật đến nhân sự đều do trên xây dựng, cơ cấu, cấp dưới chỉ có trách nhiệm thi
hành, ai cưỡng lại là bất tuân thượng lịnh, “trảm”. Giới cầm quyền trở thành
thế lực cai trị, chỉ có cấp trên của họ mới có quyền truất phế, bãi miễn họ,
còn cấp cao, nhứt là “lãnh chúa”, dường như không ai được quyền đụng đến dầu
cọng chân lông chân của họ?!.
- “Dân chủ tập trung: Hể thể chế chính
trị Dân chủ theo hướng từ dưới lên,
từ Dân ra, là bộ máy cầm quyền chính danh (do dân cử ra), sẽ hình thành thể chế
chính trị Dân chủ Đa nguyên, Nhà nước Pháp quyền, vì lợi ích “toàn bộ” (cộng
đồng), thật sự của dân, vì dân, do dân. Từ đường lối, chủ trương, chính sách,
luật pháp đến nhân sự đều từ nhân mà ra rồi trở về với nhân dân. Giới cầm quyền
chỉ là những người làm thuê do dân chọn, làm theo từng nhiệm kỳ, dân có
quyền truất phế, bãi miễn khi có hành động sai trái hoặc không làm tròn nhiệm vụ được
giao.
Dịch virus Vũ Hán và
Dịch hạn
mặn đang nóng như lửa cháy mày, thế mà Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch
nước nguyễn Phú Trọng gần như dành hết thời gian, tâm trí cho những cuộc họp
cấp cao bàn việc cơ cấu nhân sự và văn kiện Đại hội
Đảng CSVN lần thứ 13. Chứng tỏ, Đảng CSVN quyết không thay đổi “thể chế chính trị Độc tài Đảng trị”, tiếp
tục áp dụng mô hình “Tập trung Dân
chủ” – từ trên xuống, từ trong Đảng ra.
Riết thành thói quen, cứ
hễ sắp đến kỳ Đại hội Đảng cầm quyền, người ta, nhứt là đảng viên lão thành
đoán già đoán non “đít ai, nghế nào”. Biết tôi là con sâu thời
sự, không ít vị khi gặp tôi nôn nao hỏi: “Theo
anh nhắm coi Đại hội Đảng sắp tới xếp ghế đẳng như thế nào”? . Tôi
trả lời: “Mở còn không thấy…,
chuyện đó thuộc bí mật quốc gia. Có điều không phải ai mà thể chế
chính trị nào”. -/-