FB Vu
Kim Hanh
Thử hỏi, nếu Trung
Quốc muốn ra mặt đầu tư vào thủy điện này thì “Việt Nam có ngăn cản được
không? Chẳng qua, họ lui một bước, và giăng ra một cái “bẫy”, khi Việt Nam
nhảy vào dự án thủy điện Luang Prabang thì sau này phải “câm luôn”, không thể
phê phán tác hại thủy điện trên dòng chính của Trung Quốc hay Lào được
nữa"
PGS.TS Lê Anh Tuấn, Viện phó Viện Biến đổi Khí hậu |
Sau status hôm qua, anh bạn nhà báo Hoàng Tuyên của tôi ở đồng bằng đã tìm gặp được TS Lê Anh Tuấn để hỏi thêm về dự án đập Luang Prabang và gửi bài này cho tôi, từ Cần Thơ.
Gần
như vô cảm, những nhà đầu tư dự án thủy điện Luang Prabang vẫn chuẩn bị khởi
động lại (tháng 4/2020) dự án, dù họ khó thể kiếm lời do mưa nắng khác thường,
những đập thủy điện có sẵn trên dòng chính Mekong đang giành nhau nguồn nước.
Cũng
có ý kiến là xây đập xong, khi hạ lưu cần thi xả đập, chuyện ấy rất phi thực
tế. Chứng minh gần đây:
-
Tháng 3-2016, Chính phủ Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc xả nước đập thuỷ điện
Cảnh Hồng từ mức 1.100 m3/s lên mức 2.190 m3/s nhưng ruộng lúa của nông dân vẫn
chết khô vì thiếu nước.
-
Năm nay, chính Trung Quốc chủ động tuyên bố tăng mức xả nước đập Cảnh Hồng từ
850 m3/s lên 1.000 m3/s để “hạ cố” giúp các nước thuộc lưu vực sông Mekong,
nhưng đồng vẫn khô cỏ vẫn cháy không cứu được.
ĐBSCL giờ nhiều con sông cạn dòng. |
Mới
đây, Chính phủ Việt Nam chuẩn chi 350 tỷ để hỗ trợ 5 tỉnh Đồnh bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL) đang báo động khẩn cấp trước hạn-mặn. Vậy mà, trong khi đó – không
thể tin rằng Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) đang đầu tư 38%
trong tổng số vốn đầu tư khoảng 2 tỷ USD làm thủy điện Luang Prabang (phía Lào
25%, các đối tác khác 37%)! Cuộc sống của 20 triệu người, toàn bộ mùa màng ở ĐB
bị sức ép mãnh liệt.
Tôi
đem câu hỏi: “Nhiều người cho rằng nếu ta không làm thì Trung Quốc sẽ nhảy
vào?” đến gặp PGS.TS Lê Anh Tuấn, Viện phó Viện Biến đổi Khí hậu có thời gian
dài làm việc tại Lào và từng nghiên cứu các dự án trên dòng chính Mekong.
Ông
nói rằng: Thử hỏi, nếu Trung Quốc muốn ra mặt đầu tư vào thủy điện này thì
“Việt Nam có ngăn cản được không? Chẳng qua, họ lui một bước, và giăng ra một
cái “bẫy”, khi Việt Nam nhảy vào dự án thủy điện Luang Prabang thì sau này phải
“câm luôn”, không thể phê phán tác hại thủy điện trên dòng chính của Trung Quốc
hay Lào được nữa".
Xin
lật lại chút tư liệu. Khởi động năm 2007, trong đó vốn của Tổng Công ty Điện
lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) áp đảo, nhưng vẫn không thể xây dựng nhà máy
thủy điện Luang Prabang năm 2014.
“Các
chuyên gia năng lượng (người Việt) từ nước ngoài về, cùng nghiên cứu Biển Hồ và
những dự án đập thủy điện ở Campuchia, Lào đã đưa ra ý kiến phát triển mạng
lưới điện tái tạo (gió, mặt trời) thay thế thủy điện”, TS Tuấn cho biết thêm.
Các
nhà khoa học ở các nước tin rằng đó là xu hướng đầu tư đúng vì không hủy hoại
môi trường và giá thành điện tái tạo ngày càng rẻ.
Tuy
nhiên, những nhà đầu tư dự án Luang Prabang có thể có những mục đích khác.
Thủy
điện Luang Prabang có công suất 1.410 MW nằm cách thị trấn Luang Prabang (Lào)
30 km. Cách đây 13 năm, ngày 3-12, tại Hà Nội, TCty Điện lực Dầu khí Việt Nam
(PV Power - thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam) và Cty Tư vấn xây dựng
điện 1 (thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam) đã ký kết hợp đồng khảo sát phục vụ
lập Dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện Luang Prabang tại Lào, với giá
trị tạm tính là 63 tỷ đồng.
TCty
Điện lực Dầu khí Việt Nam, TCty Sông Đà, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, TCty Lắp
máy Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng TMCP An Bình
đã ký thỏa thuận Hợp tác đầu tư để triển khai giai đọan thực hiện đầu tư dự án
này vì tin rằng có lợi với sản lượng điện từ 7-8 tỷ kWh/năm, đầu tư với hình
thức hợp đồng BOT và tiêu thụ điện năng tại Lào và truyền tải về Việt Nam. Cty
Tư vấn Xây dựng Điện 1 triển khai khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn, đánh
giá tài nguyên khoáng sản lòng hồ, nghiên cứu động đất và một số chuyên ngành
khác.
Công
trình thuỷ điện Luang Prabang là công trình dạng đập dâng với hồ điều tiết ngày
đêm nên nhiệm vụ chủ yếu là phát điện, với công suất lắp máy Nlm = 1410 MW,
tương ứng điện năng trung bình năm khoảng Enn= 6016,0 triệu kWh. Tổng mức đầu
tư dự kiến là 1.828 triệu USD.
Hiện
nay, mức đầu tư dự kiến là 2 tỷ USD. PV Power hiện có một số khoản đầu tư đáng
chú ý gồm CTCP Thủy điện Hủa Na (1.899 tỷ đồng); CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn
Trạch 2 (1.884 tỷ đồng) và CTCP Thủy điện Đakđrinh (1.105 tỷ đồng) và công ty
con tại Bắc Kạn.
Tính
đến hết quý II/2019, tổng tài sản PV Power đạt ngưỡng 58.099 tỷ đồng, trong đó
riêng tài sản của công ty mẹ đạt mức 43.178 tỷ đồng, tăng 2,2% so với thời điểm
đầu năm.
Thông
tin về dự án Luang Prabang phải chăng là cách nâng cao lòng tin của đối tác khi
nhìn thanh khoản của PV Power?
Giờ
đây, ngoài luận điểm “biện bạch” là không phải do Trung Quốc xây đập thượng
nguồn mà hạ lưu cạn nước, lại còn thêm lập luận: Phía trên là đập Pak Beng,
dưới là Xayaboury, Lào không làm Luang Prabang thì hai đập kia cũng đủ “ép”
vùng hạ lưu rồi? Thực tế là nước Lào thì rất kiên quyết lộ trình trở thành
“Bình điện của châu Á” nên ngoài Xayaburi và Don Sahong đã và đang xây dựng,
ngày 31/7/2019, Lào tiếp tục đưa thêm kế hoạch xây dựng Luang Prabang.
Việt
Nam thì... với những công trình phát triển “thủy lợi” rồi “ngăn mặn” tự huỷ, và
sắp tới đây, con đập thuỷ điện Luang Prabang lớn nhất của Lào có Việt Nam dự
phần lớn nhất trong đầu tư, rõ ràng Việt Nam đang chọn những bước đi liều lĩnh
trên những tảng băng mỏng – walks on thin ice, với tiêu chuẩn nước đôi – double
standards, và cũng từ nay Việt Nam sẽ chẳng thể còn một tiếng nói chính nghĩa và
thuyết phục nào đối với cộng đồng 70 triệu cư dân sống trong lưu vực sông
Mekong và trước cả thế giới?
Dòng
sông Mekong đang bị các đập thủy điện cắt ngang dọc, các dự án tạo cộng hưởng
bất lợi khôn lường cho vùng hạ lưu. Có công trình do vốn từ Trung Quốc đầu tư
hại VN, nhưng cũng có công trình do chính mình hại mình.
TS
Tuấn buồn bã kể chuyện thay lời kết: “Tôi hỏi một người có chức vị là tình hình
này, nếu cho anh một điều ước, anh sẽ ước gì?”. Người này suy nghĩ một hồi rồi
nói: “Tôi ước mỗi hecta lúa VN sẽ đạt chừng 7 tấn”.
Người
xứ mình, trong suy nghĩ chỉ có lúa, họ không thấy gì hơn nữa!? Thật đáng buồn!
TS Tuấn nói.
--- PS. PGS.TS Lê Anh Tuấn, hiện là giảng viên Cao
cấp của Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, đồng thời là Phó Viện trưởng
Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ (Viện DRAGON – Mekong). Từ
1993 - 1998/1999, ông là Điều phối viên Chương trình Phát triển Nông thôn ở Lào
(hợp tác Việt-Lào). Năm 2012, TS. Tuấn được chính thức công nhận học vị Phó
Giáo sư chuyên ngành Các Khoa học về Trái đất. Ông có nhiều năm giảng dạy và
nghiên cứu chuyên về Tài nguyên Nước, Kỹ thuật Môi trường Nước, tham gia nghiên
cứu trong các tổ chức quốc tế về tác động của các công trình thuỷ điện thượng
nguồn lên vùng hạ lưu Sông Mekong. Ông hiện là Điều phối viên Mạng lưới Bảo vệ
Môi trường và Ứng phó với Biến đổi Khí hậu vùng Đồng bằng Sông Cửu Long
(MekongNet) và là thành viên trong Ban Điều hành cho Mạng lưới Sông ngòi Việt
Nam (VRN).
Một mô hình kinh tế do TS Lê Anh Tuấn đề xuất. |
L.A.T. – H.T.