08 juin 2020

CHUYỆN KỲ THỊ


Từ Thức



Chuyện xẩy ra khi tôi còn trẻ, nghĩa là chuyn cổ tích.

Chạy xe trên xa lộ Paris-Caen. Một chiếc xe từ đằng sau, vượt ẩu, khi mình đã chạy vận tốc tối đa. Ri ngon ngoèo trước mặt, như rắn say rượu.

Bực mình, tôi cn nhằn:

-Cái thng đen này, chơi trò gì vậy ?

Hai đứa con gái ngồi đằng sau. Cô lớn, 12, 13 tuổi gì đó, phản kháng:

-Mais ça n’a rien à voir avec sa couleur de peau ! ( Chuyện đó không liên hệ gì tới mầu da ca anh ta !)


Con nít sống ngoi quc, khi cần nói cái gì nhanh, hơi phức tạp, đều dùng tiếng địa phương. Câu đối đáp tiếp theo bng tiếng Pháp, cho lẹ.

Bác tài hơi ngượng, cht nhớ ở Âu Châu, con nít được dy tnhỏ kỳ thị chủng tc là một điều cấm kỵ, một thói xấu. Người ta nhìn nhận dễ dàng những tính xấu, trừ thói kỳ thị.

Thay vì nhn li, nhưng một ông bố An Nam không thể xin lỗi, bèn chng chế:

-Đùa một chút, không được à ?

Con nhỏ nghiêm trang như một bà cụ:

-Có nhng chuyện không đùa được !

Ông bthấm đòn, cô ái nthứ hai bồi thêm:

-Et c’est même pas drôle. ( và câu đùa cũng chng có gì vui )

Nhờ con i dy bo, từ đó ông bố An Nam bớt kỳ thị, bớt ngạo nghễ, và bớt nguỵ biện đôi chút.



BẤT ĐỒNG VĂN HOÁ



Nhớ chuyn cũ, tôi nói với vài người bạn đồng hương: người ta có quyn phản đối chuyện cnh sát đè cổ George Floyd ti chết, bởi vì ‘’lives matter’’, cũng như các bạn có quyn phản đối, đả kích những kẻ lợi dng cơ hội để đập phá, ăn cướp.

Cả hai đều là nhng chuyện xấu.

Một bên làm mất thanh danh ca cnh sát, một bên làm mất thanh danh ca nhng người biểu tình ôn hoà. Và đe doạ tính mng, tài sản của người khác.

Ăn cướp là ăn cướp, không thnhân danh cái gì để bào chữa cho hành động đốt phá, trộm cướp.

Nhưng coi chừng. Lên án bạo hành, bất lương là một chuyện, gọi người khác là mọi, là bọn đen, nhọ, khỉ, kèm theo đủ mọi tĩnh từ tục tĩu, khinh miệt, đầy dẫy trên mạng xã hội, là chuyện khác.

Thnht: không ai chu trách nhiệm về chuyện mình sinh ra đen hay đỏ.

Thhai: chúng ta hơn ai để khinh miệt ? Người da đen ít nht cũng đứng hàng đầu về nhc, thể thao, và… chuyn tranh đấu cho quyền bình đẳng

Thứ ba: đó là kỳ thị chủng tộc, bị luật pháp nơi bạn đang sống nghiêm trị.

Thứ tư: thái độ, ngôn ngữ đó sẽ gây xung đột trong chính gia đình bạn.

Bởi vì trẻ em hay nhng người trẻ tuổi sinh ra, lớn lên ở nước ngoài, được dy dỗ để gột rửa óc kỳ thị chủng tộc, đối với thế giới, và con cháu chúng ta, là cái xấu nht trong nhng cái xấu.

Ở trường hc, họ sống chung, bình đẳng, thân thiện với bạn bè đủ mọi mầu da. Họ sẽ ngỡ ngàng thy cha mẹ có nhng ngôn ngữ như vậy, đối với chúng ta không có gì nghiêm trọng.

Thái độ kỳ thị của bạn sẽ làm cho không khí gia đình căng thng hơn, cái hố giữa các thế hệ VN sâu hơn.

Đừng ngc nhiên khi thy con cháu không muốn trao đổi gì với chúng ta na. Không phi chỉ vì ngôn ngữ bất đồng. Tệ hơn: văn hoá bất đồng.

Cuối cùng, nn nhân đầu tiên chính là bạn.



NH AN



Với nhng người làm báo Đảng trong nước, hồ hởi  vì Mỹ có biểu tình bo động, hn loạn, khác với xứ ‘'bình an’’ là VN, Tàu, Bắc Hàn, tôi nhc li câu ca Churchill: chế độ dân chủ là chế độ tồi nhất, nếu không kể những chế độ khác. ( Democracy is the worst form of government, exept for all the others )

Biểu tình hỗn lon là một trong nhng yếu điểm ca các nước dân chủ. Rất khó có giải pháp, bởi vì tại các nước dân chủ, người ta không thể dàn quân, bắn bỏ người biểu tình như tại nhng xứ độc tài. Nhưng biểu tình là một hình thức diễn tả tự do tư tưởng. Dân có quyn cho mi người biết mình nghĩ gì.

Tôi sống ở Pháp, nơi không có ngày nào không có biểu tình, đôi khi vì nhng lý do vớ vẩn. Bực mình thit, nhưng giữa một nước biểu tình suốt ngày, và một xứ ‘’bình an’, ‘’tụ tập đông người ‘’ là một cái tội, mở miệng là đi tù, việc la chọn không khó khăn. Tôi ghê sợ, vắt giò lên c, chy thoát khỏi xứ bình an, dù là quê hương yêu dấu.



Paris, tháng 6/2020