Thiện Tùng
11/9/2020
Một sự thật không thể phủ nhận: Đêm 8 rạng 9/1/2020, trận giặc máu nổ ra ở xã Đồng Tâm giữa một bên là Cảnh sát Cơ động chủ công, tử trận 3 Cảnh sát; một bên là Dân Đồng Tâm thụ động chống trả tự vệ, lớp chết, lớp bị thương, lớp bị bắt . Gần 9 tháng sau, sáng ngày 10/9/2020, trận giặc mồm nổ ra tại phiên Tòa Sơ thẩm Hà Nội giữa một bên là đoàn luật sư bảo vệ bên chủ công (phía 3 cảnh sát tử trận), một bên là đoàn luật sư bảo vệ 29 thân chủ chống trả tự vệ, bị bắt.
Dư luận lấy làm lạ:
- Trận giặc máu mới là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Cớ sao không điều tra nguyên nhân của vụ án mà chỉ điều tra hậu quả của vụ án thì làm sao có thể phân biệt được phía nào đúng phía nào sai?
- Công an Hà Nội chủ động tấn công gây án, rồi cũng chính Công an Hà Nội điều ra vụ án, liệu có công bằng và đúng pháp luật không?
- Trong trận giặc máu nầy đôi bên đều có người bị giết (chết), tất nhiên có kẻ giết người, cớ sao nhà cầm quyền không cho điều tra tìm ra kẻ sát hại 3 cảnh sát và ông Lê Đình Kình mà chỉ bắt 29 dân Đồng Tâm rồi quy tội họ giết 3 công an? Vậy còn những ai giết và phanh thây ông Kình?.
- “Có lửa mới có khói” Phiên tòa 10 ngày (từ 7/9 đến 17/9/2020) chỉ xử tội 29 bị cáo đều phía dân Đồng Tâm, liệu có xử phiến diện không?.
Vụ án đêm 8 rạng 9/1/2020 nếu nói “chấn động toàn cầu” thì hơi quá, nhưng gần như vậy. Trận giặc máu có quá nhiều thông tin chắc ai cũng nghe/biết rồi, bài viết nầy, tôi chỉ nói trận giặc mồm giữa 2 đoàn luật sư của 2 phía.
Qua theo dõi, nói thật lòng, trong vụ án nầy tôi hơi nghiêng về phía Đồng Tâm, vì thương quá, họ chỉ hành động tự vệ, người chết bị phanh thây, người sống bị bắt, bị đánh đập “trầy vi tróc vãi”. Khi xem trên VTV1 và xem băng Video clip được trình chiếu tại phiên tòa, tôi càng thương họ hơn vì thấy họ chẳng khác “cá đang nằm trên thớt”.
Theo Biên bản phiên Tòa (phần 4) diễn ra sáng 10/9/2020 tại Tòa án Hà Nội, thể hiện rõ:
- Luật sư phía bảo vệ 29 dân Đồng Tâm bị bắt (bị cáo): cho rằng Cáo trạng có nhiều chỗ còn mù mờ chưa sáng tỏ, nên trả lại hồ sơ vụ án, cho điều tra lại, xác định đâu là sự thật để xét xử cho đúng người đúng tội, tránh oan sai.
- Luật sư bảo vệ phía chủ công có 3 Cảnh sát tử trận (nguyên cáo), quyết giữ nguyên Cáo trạng, phản đối những luật sư bên bị yêu cầu điều tra lại vụ án.
Thế là 2 phía, ai cũng bảo lưu ý kiến của mình, cải nhau chí chóe chẳng ra làm sao và chẳng đi đến đâu?!.
Án oan sai ở Việt Nam không còn là cá biệt? Nếu là vàng thật thì sợ gì lửa?. Theo tôi, nếu không hủy cáo trạng đang có thì cứ giữ nó đó, mở lại cuộc điều tra để bổ khuyết, tranh oan sai chớ có hại gì đâu?.
Tôi bỏ công đọc kỹ nhiều lần Biên bản phiên tòa (phần 4) được đăng trên nhiều trang mạng Xã hội thấy: bên luật sư bị cáo quanh đi quẩn lại chỉ yêu cầu điều tra lại để làm rõ đâu là sự thật, còn bên nguyên cáo, được hậu thuẫn của Viện Kiểm sát, quyết giữ nguyên cáo trạng. Không biết bên nguyên cáo có cả thảy bao nhiêu luật sư, chỉ thấy có LS Nguyễn Hồng Bách nói nhiều, cách lập luận của ông kém thuyết phục:
- LS Bách nói về thảm cảnh của phía Cảnh sát: “Ai đã cướp đi cha của đứa con mới 6 tháng tuổi? / Ai đã cướp đi đồng chí của các vị đang ngồi đây? / Tôi không dám nhìn vào các hình ảnh thi thể của các liệt sĩ! / Hành vi phạm tội của các bị cáo là được chuẩn bị kỹ lưỡng, phạm tội đến cùng, man rợ, nên việc truy tố là đúng, chính xác”…
Thử hỏi: Sao LS Bách không thấy nỗi khổ của dân Đồng Tâm, nhứt là bà Dư thị Thành, vợ ông Kình, đau khổ khi nhìn xác chồng chết bị phanh thây, lo cho nhiều con cháu bị bắt không biết sống chết ra sao, khổ vì bị Công an đánh đập ép cung buộc phải nói và ký nhận những điều không phải là sự thật – Nỗi khổ nầy bà Thành từng kể với nhiều người.
Dương Quốc Chính 13-1-2020 Thời sự 19h của VTV tối 13/1/2020 đăng tin về vụ Đồng Tâm. Hôm nay chủ yếu là lấy lời khai từ thân nhân của ông Kình. |
Hai con trai và cháu
của ông Lê Đình Kình |
- LS Bách nói về Cáo trạng: “Bản cáo trạng vẫn còn nguyên giá trị nhưng xét tình hình thực tế nên đại diện VKS đã thay đổi tội danh với một số bị cáo để đảm bảo tính nhân văn, khoan hồng của pháp luật”.
Thử hỏi: Viện Kiểm sát thay đổi tội danh cho 19/25 người từ bị liệt vào tội danh “giết người” hạ xuống còn “chống người thi hành công vụ” để “đảm bảo tình nhân văn, khoan hồng của pháp luật”.
LS Bách nói thế là không thuyết phục, mang tính ngụy biện. Rõ ràng Viện Kiểm sát lập cáo trang sai thực tế, bị đấu tố nên buộc phải thay đổi lại đó thôi?.
- Phản bác yêu cầu của LS Nguyễn Hà Luân, LS Bách nói: Kế hoạch bảo vệ Đồng Tâm là văn bản tối mật. Tôi khẳng định 3 khách hàng của tôi (3 Công an tử trận) là những người đang thực thi nhiệm vụ theo kế hoạch. Kế hoạch 419A là kế hoạch tối mật. Chủ tịch nước đã tặng bằng khen lập chiến công đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu. Thủ tướng phong liệt sỹ và bằng tổ quốc ghi công. Vậy nếu không thi hành công vụ thì họ có được tặng bằng khen và phong liệt sỹ hay không?.
LS Nguyễn Hà Luân nói: “Chúng tôi cũng không có mục đích chứng minh, tìm hiểu tài liệu đó là mật hay không, chỉ mong muốn biết nội dung cuộc hành quân ấy có phải là công vụ hay không”.
Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ký quyết định khen thưởng “Huân chương Chiến công hang nhứt” cho 3 viên CA “hy sinh” ở trận Đồng Tâm |
Thủ tướng Chính phủ đề nghi khen thưởng 3 viên CA “hy sinh” trận Đồng Tâm hôm 9/1/2020 |
Chuyện đại sự, tên đề dấu đóng của lãnh đạo tối cao mà LS Bách cũng nói thiếu và sai. Tôi xin nhắc lại: Theo thông tin công khai, cuộc chiến Đồng Tâm chưa tàn, khoảng 8 giờ sáng ngày 9/1/2020, trong cuộc họp trực tuyến, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói: “Đồng Tâm là đốm lửa nhỏ, nếu không dập tắt, nó sẽ lan ra diện rộng” / Chỉ 1 ngày sau (10/1/2020), theo đề nghị của Thủ tướng Phúc, Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tặng thưởng “Huân chương chiến công hạng nhứt” cho 3 tử sĩ nầy / Sau đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân phúc tặng “Bằng tổ Quốc ghi Công” cho cả 3 tử sĩ / Cũng được biết cả 3 tử sĩ đều được phong hàm vượt cấp / Và ngày 16/9/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Công an Tô Lâm chủ trì lễ tang cấp Nhà nước cho 3 sỉ quan Công an tử trận nầy tại nhà tang lễ Quốc gia. Chính vì những quan chức tối cao vội vàng vinh danh, phong tặng cho 3 tử sĩ nầy mà dư luận xã hội cho rằng: trận tập kích vào Đồng Tâm đêm 8 rạng 9/1/2020 không chỉ do cấp địa phương Hà Nội chủ trương.
- Về yêu cầu trả hồ sơ vụ án, điều tra lại, LS Bách nói: “ Việc dựng lại hiện trường: Ai có thể chui xuống hố để người ta đổ xăng thiêu sống, thậm chí cho con vật khác thay thế cũng là điều không thể! Không thể dựng lại một hiện trường vụ án kinh khủng như vậy được, tôi không đồng ý. Không phải bất kỳ vụ án nào cũng được dựng lại hiện trường vì điều đó đã gây nên nỗi đau cho gia đình bị hại / Dựng lại vụ án là không nên, kéo dài nỗi đau cho gia đình các bị hại. Nếu trả lại hồ sơ, các bị cáo sẽ vẫn bị giữ tội danh “giết người” sẽ tiếp tục bị giam giữ, như vậy sẽ thiệt thòi”. LS Bách còn nói: ”Gia đình bị hại chưa nhận được sự chia sẻ bằng vật chất, tinh thần từ gia đình các bị cáo…”.
Thử hỏi: Ai gây hại, ai bị hại? - Công bằng mà nói, chỉ phía bị tấn công mới được gọi là bị hại, phải bồi thường thiệt hại cho họ? Còn 3 Cảnh sát thuộc phía chủ công, nếu buộc phải bồi thương vật chất, tinh thần thì chỉ có thể yêu cầu ai hay cấp nào chủ trương tấn công đêm 9/1/2020. Và nếu không điều tra lại vụ án nầy, 29 người phía Đông Tâm bị bắt có được thả ra không? Theo thông tin được chiếu trên Video clip tại phiên tòa, trước khi tòa nầy nghị án, Viện Kiểm sát đã đề nghi:
6 bị cáo phạm tội “Giết người”:
1. Lê Đình Công (chủ mưu, cầm đầu): Tử hình
2. Lê Đình Chức (thực hành tích cực): Tử hình
3. Lê Đình Doanh (thực hành tích cực): Chung thân
4. Bùi Viết Hiểu: 16-18 năm
5. Nguyễn Quốc Tiến: 16-18 năm
6. Nguyễn Văn Tuyển: 14-16 năm
16 bị cáo phạm tội “Chống người thi hành công vụ”:
7. Lê Đình Uy: 6-7 năm
8. Nguyễn Văn Quân: 6-7 năm
9. Lê Đình Quang: 6-7 năm
10. Bùi Thị Nối: 4-5 năm
11. Bùi Thị Đục: 3-4 năm
12. Nguyễn Thị Bét: 3-4 năm
13. Trần Thị La: 3-4 năm
14. Nguyễn Thị Lụa: 2,5-3 năm
15. Bùi Văn Tiến: 4-5 năm
16. Nguyễn Văn Duệ: 3-4 năm
17. Lê Đình Quân: 4-5 năm
18. Bùi Văn Niên: 2-2,5 năm
19. Bùi Văn Tuấn: 3-4 năm
20. Trịnh Văn Hải: 4-5 năm
21. Nguyễn Xuân Điều: 3-4 năm
22. Mai Thị Phần: 2-2,5 năm
7 lãnh án treo:
23. Đào Thị Kim: 2-2,5 năm (cho hưởng án treo)
24. Lê Thị Loan: 2,5-3 năm (cho hưởng án treo)
25. Nguyễn Văn Trung: 1,5-2 năm (cho hưởng án treo)
26. Lê Đình Hiển: 15-18 tháng (cho hưởng án treo)
27. Bùi Văn Tiến: 15-18 tháng (cho hưởng án treo)
28. Nguyễn Thị Dung: 15-18 tháng (cho hưởng án treo)
29. Trần Thị Phượng: 15-18 tháng (cho hưởng án treo)
Vụ án Đồng Tâm sẽ “dính chấu” như vụ án Hồ Duy Hải ở Cầu Voi Long An nếu nhà cầm quyền tiếp tục “leo thang”. -/-