Nhân vụ xử án Đồng Tâm, tôi thấy cần tham gia bài “người và đất” nầy.
Thiện Tùng
Quốc gia là ngôi nhà chung, nó chứa đựng bao ngôi nhà riêng trong đó. Ngôi nhà chung bị mất thì những ngôi nhà riêng cũng không còn, vì vậy mới có câu “Quốc gia hưng-vong thất phu hữu trách”.
Con người sống không thể thiếu đất. Đất là nơi để ở và canh tác khi sống, để vùi thây khi chết.
Trong 90 năm qua, tính từ năm 1930 cho đến nay 2020, người dân Việt Nam nói chung, nông dân Việt Nam nói riêng, lận đận vì đất đai luôn biến đổi, khi thì người dân được quyền sở hữu đất, khi thì chỉ được quyền sử dụng đất. Có thể tạm chia làm 3 giai đoạn lịch sử để minh chứng cho việc nầy. Vì là dân Nam bộ, khá rõ về đất đai ở Nam bộ, nên bài viết nầy tôi nặng nói về Nam bộ - thấy sao nói vậy không thiên vị .
1/ Từ 1954 trở về trước Quyền sở hữu đất phần lớn thuộc về Địa chủ
Bảo Đại là ông vua cuối cùng thời Thực dân,
Phong kiến. Đất nước bị Pháp đô hộ, vua quan triều đình hư vị, bọn gian
manh dựa vào Pháp cướp đất của dân trở
thành những tên Chúa đất (Địa chủ). Vua Bảo Đại – “vua vô tích sự”
Bảo Đại là ông vua “vô tích sự”, mãi mê lạc thú săn bắn, mặc cho Pháp cướp nước, mặc cho Địa chủ cướp đất dân. Nếu nói ông ác với dân thì chưa rõ, còn nói ông thiếu trách nhiệm với nước với dân thì rõ như ban ngày.
Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, sách sử cũng đã ghi: dân “đàng ngoài” đổ vào “đàng trong” khai phá đất hoang. Dân đi đường biển vào Nam cụm ở 2 nơi Biên Hòa và Gò Công; Từ xuôi dòng sông Mékong đến cụm ở kinh Mang Thít (Cái Thia). Ba cụm dân nầy lân lượt bung ra chiếm lĩnh, khai hoang cả vùng đất Nam bộ.
Đất đai do họ khai phá, lẽ ra quyền sở hữu thuộc về họ? Nhưng, những kẻ gian manh ôm chân Pháp, cứ thấy vùng đất nào “ngon xơi” thì chúng tự vẽ ra sơ đồ cho chính quyền đô hộ (Pháp) chuẩn y để tước đi quyền sở hữu mà chỉ cho người nông dân quyền sử dụng đất, biến họ thành tá điền, phát canh thu tô trên chính mảnh đất do họ dài công khai phá. Không chỉ thế, nhà cầm quyền Pháp còn cơ cấu bọn gian manh nầy vào cơ quan lập pháp cùng khắp các địa phương, chẳng hạn như: Hội đồng Trạch, Hội đồng Nhơn, Hội đồng Bền, đốc phủ Kiểng… tha hồ đè đấu cỡi cổ dân. Từ đó, việc tranh chấp đất đai xuất hiện khắp nơi, lẽ phải nằm trong tay kẻ có quyền. Khi kẻ cướp cầm quyền, người dân thuận thì sống chống thì chết.
Sức chịu đựng của con người bao giờ cũng có giới hạn, khi quá sức chịu đựng, một ông già ở huyện Ba Tri (Bến Tre) đội sớ đi bộ hàng ngàn cây số ra Triều đình Huế kiện bọn quan lại địa phương hà hiếp, cướp đất của dân. Kết quả: “con kiến mà kiện củ khoai”, như nước đổ đầu vịt, quan binh quan phủ binh phủ. Nói miệng không được phải dùng phương tiện để giữ đất. “Máu thấm Đồng Nọc Nạn” là vụ án Địa chủ cướp lúa của Nông gây gây xung đột đầy máu và nước mắt ở Nam bộ thời bấy giờ. Vụ án nầy, dù có một cò Tây chết trận, nhưng Tòa án Tây ở Cần Thơ xử bên cướp lúa thua kiện, bên bị cướp lúa vô tội được thả bổng – xem như “gà ai nấy ôm”.
2/ Thời kỳ 1955-1975 – Ở miền Nam quyền sở hữu đất thuộc về Nhân dân
Tổng thống Ngô Đình Diệm
– “Vua cấp đất”
Đây là
thời Việt Nam tạm chia làm 2 miền, lấy vị tuyến 17 làm ranh. Từ vị tuyến 17 trở
ra Bắc thuộc “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, từ vị tuyến 17 trờ vào Nam thuộc “Việt
Nam Cộng hòa”.
Ngô Đình Diệm là vị Tổng thống “Cấp đất” cho dân. Năm 1955, qua cuộc “trưng cầu dân ý” ông Ngô Đình Diệm thay vua Bảo Đại làm Tổng thống Nam Việt Nam. Ông Diệm thay đổi thể chế chính trị từ “Vua chúa Phong kiến” thành thể chế dân chủ “Việt Nam Cộng hòa”. Khi có Chính phủ, có Hiến pháp, ông Diệm ra Chỉ dụ 57 về “Cải cách Điền địa” với mục đích: biến những địa chủ thành những nhà tư sản kinh doanh trên 2 lãnh vực Công nghiệp và Dich vụ; chuyển quyền sử dụng đất của dân thành quyền sở hữu đất bằng cách: Trưng mua đất của địa chủ với giá thấp rồi cấp quyền sở hữu đất ở và canh tác cho dân. Liền sau đó, Ông còn chủ trương cho nông dân vay vốn nhẹ lãi mang tên “Nông tín cuộc” để dân có vốn đầu tư khai thác có hiệu quả đất vừa được cấp / Cho đào nhiều con kinh cấp thoát nước (thủy nông) để phục vụ cho nông dân canh tác ruộng vườn [1] / Đưa người, trong đó có Võ Tòng Xuân, sang Philipine học và nhận lúa giống ngắn ngày (ba trăng – 3 tháng) năng suất cao về cho nông dân làm 2 vụ trong năm, thay cho tập tục làm lúa mùa năng suất thấp, mỗi năm chỉ có 1 vụ.
Nhờ chủ trương “Cải cách Điền địa” theo “chỉ dụ 57” như vừa nói trên, giới Địa chủ trở thành Tư sản, yên tâm sản xuất kinh doanh Công nghiệp và Dịch vụ; Khi được quyền sở hữu đất đai, được Nhà nước trợ giúp nhiều mặt, Nông dân chí thú với ruộng vườn. Từ thiếu lương thực, thực phẩm, chỉ vài năm sau, nông sản chẳng những đủ trang trải trong nội địa mà còn thừa để xuất khẩu.
3/ Khi Đảng Cộng sản cầm quyền, quyền sở hữu đất thuộc về Nhà nước
Tổng Bí thư Đảng CSVN Lê Duẩn
- “Vua của những ông vua cướp đất”
Khi sức khỏe ngày một ươn yếu, năm 1957, Hồ Chí Minh gọi gắp ông Lê Duẩn từ miền Nam ra Bắc để trực tiếp giúp ông điều hành công việc chung của Đảng. Khi được bổ nhiệm vào Ban Bí thư, ông Duẩn chủ trì thảo văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng. Hợp tác hóa Nông nghiệp (HTX) là một trong những nội dung quan trọng tại đại hội Đảng lần thứ III nầy. (Theo Wikipedia)
Ở miền Bắc, Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá III) tháng 11-1958 quyết định tiến hành hợp tác hóa Nông nghiệp trên toàn miền Bắc. Chỉ thời gian ngắn, 95% hộ nông dân phải giao đất cho Hợp tác xã (HTX) làm ăn tập thể, nông dân lao động tính công điểm.
Ở miền Nam, 10 năm tiến hành hợp tác hóa Nông nghiệp (1976 -1986) theo mẫu miền Bắc. Không như nông dân miền Bắc, Nông dân miền Nam phản đối Hợp tác hóa Nông nghiệp gay gắt. Dầu cố ép nhưng chỉ có khoảng 20% nông dân nhác gan chịu đưa đất vào HTX, họ vừa làm vừa phá..
Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 “Đổi mới” kinh tế, từ “kinh tế XHCN” chuyển sang “kinh tế thị trường định hướng XHCN”, HTX tan rã, coi như người nông dân được quyền sở hữu phần đất của mình.
Vì đường lối kinh tế còn “định hướng XHCN” nên, năm 2003, Nhà nước ra “Luật đất đai”, quốc hữu hóa toàn bộ đất canh tác và đất ở, người dân chỉ được quyền sử dụng có thời hạn, Nhà nước có quyền thu hồi bất cứ lúc nào, nơi nào cần. Luật đất đai 2003 cho đến nay (2020) đã có 10 lần sửa đổi (bổ sung thêm bớt) nhưng “đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý” không hề thay đổi.
Cái gì đến đã đến, khi nắm quyền sở hữu đất trong tay, dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN, chính quyền các cấp thấy chỗ nào đất tốt, tiện lợi khoanh thành những vùng quy hoạch, chẳng cần tham khảo ý kiến người dân tại chỗ. Biết rằng, muốn phát triển đất nước phải xây dựng, muốn xây dựng phải có đất, nhưng xây dựng cái gì, ở đâu, với quy mô nào, giải quyết việc sinh sống của người tại chỗ ra sao… nên đưa ra bàn bạc với dân sở tại, ít nhất cũng làm cho họ mát dạ trước khi nhìn ruộng đất, sản vật, mồ mả người thân… vốn có từ lâu bị ủi phá tan hoang.
Quy hoạch làm ngay thì áp tới đền bù, giải tỏa. Nhà nước đã là chủ đất , đền bù chỉ tính giá trị sản vật hiện có trên mặt đất. Nhà nước nói giá nào người bị giải tỏa phải chấp nhận giá đó và lập tức di đi, nếu không thì bị cưỡng chế.
Để những hộ bị giải tỏa trắng có nơi cất nhà ở, nhà nước lại quy hoạch ở một nơi nào đó, cũng bằng cách giải tỏa đền bù để lấy đất lập ra khu tái định cư cho số bị giải tỏa trước. Từ gây bất ổn ở nơi nầy dẫn đến gây bất ổn ở nơi khác, làm cho dân chúng mất an cư?.
Để khỏi đền bù nhiều khi giải tỏa, áng chừng những việc sẽ làm, nhà cần quyền khoanh vùng quy hoạch treo. Những hộ lọt trong khu vực treo nầy không được sang nhượng đất, không được xây dựng mới, không được trồng cây lâu năm, không được chôn người chết…., chỉ được “tản cư” càng sớm càng tốt xương cốt người thân đã chôn ở đây ra khỏi khu vực. Người sống hãy ở đó chờ, nếu có mọc râu thì cạo, nếu chết tự do tìm chỗ trước mắt chưa quy hoạch mà chôn hay đem đốt tùy ý.
Quy hoạch xây dựng những công trình công cộng mới, nhà nước có định giá thấp đôi chút dân có thể chấp nhận, coi như mình góp chút phần nhỏ cho công ích. Còn quy hoạch để rồi cho tư nhân xây dựng gì đó, lẽ ra phải để cho tư nhân ấy thương lượng giá đền bù trực tiếp với người bị giải tỏa, đàng nầy, nhà nước cử người đứng ra làm “cò”, định giá đền bù thì thấp, cho tư nhân thuê lại thì cao, vôi ra số tiền không nhỏ tha hồ mà “nhậu”. Cần đất cho công trình 1, quy hoạch giải tỏa bằng 2 hoặc 3 chẳng hạn, số đất vôi ra thành đắt địa rồi chia nhau “xơi”.. Đủ cách, đủ kiểu, xúm nhau ăn trên đầu trên cổ ông nội cha người ta, dân không buồn, không phản ứng mới là lạ?.
Thương thay cho dân nghèo thành thị khi bị giải tỏa trắng, họ vốn sống bằng nghề mua bán, lao động dịch vụ, nhà như ổ chuột, bồi thường sản vật trên mặt đất có là bao. Đến vùng tái định cư, không hành nghề cũ được, thất nghiệp, với số tiền ít ỏi vừa được đền bù, mua đất cất cái nhà tạm bợ đủ che nắng che mưa. Họ phải sống sao đây, chẳng lẽ đợi tối rủ nhau ngữa mặt lên trời hứng sương mà sống ?!.
Từ những bất hợp lý, bất công như đã nói, người dân khiếu nại, tố cáo, biểu tình về nhà đất ngày một tăng là lẽ đương nhiên. Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản, Cái Răng, Long Hưng, Thủ Thiêm, Lộc Hưng , Đồng Tâm ..v.v… là những vụ người dân đấu tranh giữ đất gay gắt và quyết liệt nhứt. Nếu vụ án Đoàn văn Vươn ở Tiên Lãng, vụ án Đặng văn Hiến ở Đắc Nông, vụ án Lê Đình Kình ở Đồng Tâm… người dân chống cưỡng chế bằng bạo lực gây đổ máu thì, ở Cái Răng (Cần Thơ), người dân chống cưỡng chế bằng bất lực: Gia đình có 3 người, ông chồng uống thuốc độc đang sống dở chết dở, vợ và con gái tự cỡi áo quần trần truồng không còn mảnh vải che thân, đứng dang tay ngăn chặn lực lượng cưỡng chế giữa thanh thiên bạch nhựt, bị lôi kéo trước bàn dân thiên hạ, thử hỏi còn cảnh đau xót nào hơn?!. Họ bị đàn áp chỉ vì “ cái tội giữ đất cha ông để lại cho nhu cầu mưu sinh”. Lột tả vụ cưỡng chế đất ở Cái Răng nầy, bà Lê Hiền Đức đặt câu hỏi không cần lời đáp “cưỡng chế hay cưỡng dâm?!”.
Chống cưỡng chế đất ở Cái Răng
(Cần Thơ)
<<Cướp xưa băng nhóm làng nhàng
Cướp nay có Đảng, có Đoàn hẳn hoi
có con dấu đóng đỏ tươi
có còng, có súng, dùi cui, nhà tù.
Cướp xưa lén lúc tù mù
Cướp nay giống trống, phát cờ, phóng loa
con trời bay lả bay la
cướp trên bàn giấy cướp ra cánh đồng
dân oan tuôn lệ ròng ròng
mất nhà mất đất nát lòng dân quê.
Tiếng than vang vọng bốn bề
Cướp từ thôn xóm cướp về thành đô
ai qua thành phố Bác Hồ
mà coi cướp đất bên bờ Thủ Thiêm
bây giờ mẹ phải dặn thêm
quan tham là cướp cả đêm lẫn ngày >>. (Nguyễn Duy)
Người dân không đất để ở và canh tác thì tránh sao khỏi đói khổ?. Nếu Nhà cầm quyền không nhận ra và giải quyết thỏa đáng, thà chết sướng hơn, người dân sẽ tử thủ dầu phải đổ máu để giữ đất, sẽ giống như “Máu thấm Đồng Nọc Nạn” khi xưa và “Máu thấm Đồng Tâm” đêm 8 rạng 9/1/2020 sẽ đưa ra xét xử vào ngày 7/9/2020 tới đây.
Nếu luật đất đai không sửa đổi theo hướng quyền sở hữu đất cho dân, nạn cướp đất tiếp tục tái diễn thì cầm chắc Đồng Tâm không phải là vụ án đẫm máu cuối cùng. -/-
--------
Chú thích:
[1] Ông Diệm cho đào 2 con kinh xuôi dòng nước lũ: dẫn ngọt, thao chua (phèn) xổ độc, đẩy lùi mặn, biến vùng đát hoang vu thành vùng đất canh tác lúa. Hai con kinh nấy đến nay còn giữ nguyên tên:
1/ Kinh Phước Xuyên (đào năm 1955): Bắt nguồn từ Gãy Cờ Đen hướng Nam ngược về hứng Bắc gắn vớ sông Sở Hạ giáp biên giới Campuchia, có chiều đài khoảng 50 km . Kinh nầy ông Diệm thuê dân dào tay, ngang 10m tới 1m, sâu 1,5m, với giá 50 đồng tiền Sai Gòn lúc bấy giờ. Sau 1975, Chính phủ CHXNCN VN cho xáng nạo vét, mở rông thêm, đổ đất một bên (tây kinh), định cư dân dài theo tuyến. Nay đã tráng nhựa dọc theo tuyến kinh nầy.
Kinh Xáng An Long : Ông Diệm cho Xáng xúc, cũng bắt ngườn từ Gãy Cờ Đen hướng Đông-Nam ngược lênTây-Bắc trổ ra sông Tiền, rộng khoảng 30m, sâu khoảng 6m, dài khoảng 60km, đổ đất một bên thành con lộ đất, lập 12 khu định cư dân. Sau 1975, Chính phủ CHXHCN VN trang nhựa lộ đất nầy.
23/1/2020