03 septembre 2020

PHẢI CHĂNG THỂ “CÁ TRA” CHUẨN BỊ VÀO LÒ?


Thảo Ngọc



Hôm nay(01/9/2020), báo chí đồng loạt lên tiếng vạch trần những sai phạm của Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể, còn có biệt danh là Thể cá tra, liên quan đến vụ án Út trọc và Đinh La Thăng, Nguyễn Hồng Trường(Thứ trưởng BGTVT), trong  việc đấu thầu và thu phí cao tốc TP.HCM - Trung Lương, khi Nguyễn Văn Thể  còn là Thứ trưởng Bộ GTVT.

Sở dĩ có biệt danh Thể cá tra là vì ông này nổi tiếng ăn bẩn, khi còn làm Thứ trưởng, kể cả sau này làm Bộ trưởng BGTVT.


Báo Người Lao động ra hôm nay có bài: “Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể từng ký nhiều văn bản không đúng quy định pháp luật”(1)

Theo kết luận điều tra của Cơ quan CSĐT BCA ngày 31/8/2020, quá trình quản lý việc thanh toán tiền trúng đấu giá, ngay khi Công ty Yên Khánh thanh toán không đúng hạn hợp đồng, Tổng công ty Cửu Long đã có văn bản báo cáo Bộ GTVT.

Bộ GTVT có 12 văn bản chỉ đạo, trong đó thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã ký 3 văn bản chỉ đạo đều “Không đề nghị chấm dứt trước hạn hợp đồng theo quy định, thu quyền thu phí”.

Như ngày 31-8-2015 ông Nguyễn Văn Thể ký văn bản số 11594 gửi Tổng công ty Cửu Long, Công ty Yên Khánh, nội dung chỉ đạo: “Yêu cầu Công ty Yên Khánh căn cứ thông báo kết luận của Bộ GTVT khẩn trương thực hiện thanh toán theo đúng tiến độ cam kết, giao Tổng công ty Cửu Long có trách nhiệm thanh toán theo đúng cam kết”. Tiếp đến, ông Thể cũng ký văn bản cũng có nội dung tương tự.

Khi Tổng công ty Cửu Long có báo cáo đề xuất chấm dứt hợp đồng, thứ trưởng Nguyễn Văn Thể ký tờ trình ngày 22/6/2015 gửi bộ trưởng Đinh La Thăng về tình hình thực hiện hợp đồng mua quyền thu phí cao tốc TP.HCM – Trung Lương.

Trong báo cáo này nêu rõ: “đến nay đã có đủ cơ sở để xem xét chấm dứt họp đồng chuyển giao quyền thu phí đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương đối với Công ty Yên Khánh”.

Ngày hôm sau (23/6), ông Đinh La Thăng có bút phê chỉ đạo: “Đề nghị anh Thể chỉ đạo giải quyết theo đúng hợp đồng của hai bên đã ký và đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên cũng cần làm rõ trách nhiệm của nhà đầu tư và các cơ quan nhà nước, Tổng công ty Cửu Long”.

Sau đó, ông Nguyễn Văn Thể ghi ý kiến chỉ đạo tiếp theo dưới bút phê của ông Đinh La Thăng: “Gấp, yêu cầu Tổng công ty Cửu Long, Vụ Tài chính, Pháp chế… làm việc lại với Công ty Yên Khánh thảo luận từng vấn đề cụ thể, có kết luận rõ ràng, dứt khoát…”.

Để có lý do báo cáo sự chậm trễ và cấn trừ số tiền phải thanh toán, Công ty Yên Khánh có văn bản gửi Bộ GTVT kiến nghị về việc giao Công ty Yên Khánh được chỉ định làm nhà đầu tư xây dựng bổ sung 2 nút giao thông trên tuyến nối Tân Tạo – Chợ Đệm thuộc đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương, theo hình thức hợp đồng BOT hoặc BOT kết hợp BT với tổng đầu tư 1.300 tỉ đồng.

Nói đến Nguyễn Văn Thể, chắc mọi người không thể quên vụ BOT Cai Lậy(Tiền Giang) nổi đình nổi đám về những sai phạm động trời của Bộ GTVT, mà khi đó Nguyễn Văn Thể làm Thứ trưởng phụ trách phía Nam, là người trực tiếp phụ trách dự án và ký các quyết định để triển khai dự án.

Năm 2013, ông Nguyễn Văn Thể - khi đó là thứ trưởng Bộ GT-VT - đã gửi văn bản "gợi ý" đặt trạm thu phí BOT Cai Lậy trên quốc lộ 1, tức nằm ngoài tuyến tránh, đề nghị tỉnh Tiền Giang thống nhất để hợp thức hóa thủ tục. Ông cũng là người ký quyết định phê duyệt dự án này. Các tài liệu, hồ sơ dự án cho thấy tỉnh Tiền Giang làm theo trong tình thế đã rồi.



Duyệt 1 đường, làm 1 nẻo: Tại Quyết định 2174 lập dự án đầu tư tuyến tránh Quốc lộ 1 qua thị trấn Cai Lậy, không hề có nội dung "Tăng cường mặt QL1" . Sau đó, quyết định thay đổi tên và thêm nội dung “tăng cường mặt đường và bảo trì QL 1 chiều dài 26,5 km". Họ làm đường tránh BOT qua thị trấn Cai Lậy dài 12km. Nhưng họ lại tự ý nâng cấp tuyến đường cũ là Quốc lộ 1 dài 26km. Họ đặt trạm thu phí  ngay trên đường cũ QL1, theo kiểu chặn họng, đơm đó, khiến những người không đi vào đường tránh BOT cũng phải đóng phí một cách vô lý.

Thu phí quá cao: Cao tốc Trung Lương 62km, có 6 làn xe, thu 40.000 đồng/lượt. Còn đường tránh Cai Lậy dài 12km thu 35.000 đồng/lượt. Tính ra đường tránh Cai Lậy thu cao gấp 14 lần Cao tốc Trung Lương.

Và nhân dân đã phản ứng dữ dội, gây ra cuộc chiến có một không hai, làm cho nhóm lợi ích phải đầu hàng, đó là cuộc chiến tiền lẻ nổi tiếng.

Thế nhưng, ngày 05/01 / 2018, trước câu hỏi về trách nhiệm khi là người trực tiếp ký các quyết định triển khai dự án BOT Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) nhiều tai tiếng, Bộ trưởng BGTVT Nguyễn Văn Thể  vẫn ngoác mồm khẳng định rằng: “Tôi không tư túi, không lợi ích nhóm trong dự án này”.

Nhưng nay “tình hình thời tiết” đã thay đổi. Với việc báo chí đồng loạt ra đòn, phanh phui những sai phạm  như này, chứng tỏ đã được “bật đèn xanh”,  thì xem ra “sinh mạng chính trị” của Thể cá tra khó bảo toàn. Nếu như Thể biết cách nôn thật nhiều, theo công thức: “đa kim ngân phá luật lệ”, thì  có thể thoát nạn không  vào lò. Nhưng chắc cũng hết cơ hội cơ cấu vào UVTƯ khóa 13. Và như vậy Thể lại mang cặp về quê Miền Tây nuôi cá tra và tiếp tục…đớp.

Nhưng lần này không phải là đớp mồ hôi xương máu của dân qua đồng tiến thuế, mà là đớp sản phẩm bài tiết của người dân nơi cầu ao.

Vì dân Miền Tây có thói quen nuôi cá tra trong ao của mình,  làm cầu ao và phóng uế cho cá ăn. Thế nhỉ?