02 septembre 2020

Giấy tờ giả, bác sĩ giả, công an giả đang đe dọa chúng ta


Hai người đàn ông mặc sắc phục với cấp hàm thiếu tá và thiếu úy đi vào nhà và đọc lệnh bắt bà T.



Nếu lúc nào đó, đột nhiên trước cửa nhà bạn có công an đến gõ cửa đòi khám xét, đọc lệnh bắt thì hãy tỉnh táo ngăn lại, yêu cầu có sự tham gia công an phường, cán bộ chính quyền địa phương. Đây là cách để tự bảo vệ mình trước cơn "loạn đồ giả" hiện nay.
Nếu lúc nào đó, đột nhiên trước cửa nhà bạn có công an đến gõ cửa đòi khám xét, đọc lệnh bắt thì hãy tỉnh táo ngăn lại, yêu cầu có sự tham gia công an phường, cán bộ chính quyền địa phương. Đây là cách để tự bảo vệ mình trước cơn "loạn đồ giả" hiện nay.


Khoảng 22h ngày 28.8, một ôtô biển xanh dừng trước nhà bà L..H.T. (52 tuổi, ngụ quận 11, TPHCM), hai người đàn ông mặc sắc phục với cấp hàm thiếu tá và thiếu úy đi vào nhà và đọc lệnh bắt bà T.


Rất may, người dân cảnh giác, báo công an và lực lượng công tác đã phát hiện ra đây là những tên giả công an, mục đích hù dọa để tống tiền bà T 200 triệu đồng. Hai tên Trần Văn Sơn (41 tuổi, ngụ quận Tân Bình, trong vai thiếu tá) và Trần Hồng Thái (37 tuổi, ngụ tỉnh Hưng Yên, trong vai thiếu úy).

Hai tên giả công an này quá táo bạo, đi xe biển xanh, đeo súng giả, giấy tờ công an của Cục cảnh sát điều tra Bộ Công an cũng giả. Nhưng thử hỏi, mấy ai đủ bình tĩnh để xử lý trước tình hống bất ngờ này.

Với các loại trang phục công an, súng ống, xe biển số xanh, giấy tờ đầy đủ như vậy, khi xông vào nhà dân, có thể trong chốc lát, bọn chúng đủ thì giờ để cướp tài sản, cực kỳ nguy hiểm.

Từ những giấy tờ của hai công an giả này liên hệ đến vụ bắt đường dây làm giấy tờ giả vừa qua ở Đồng Nai. Bọn tội phạm làm được tất cả các loại giấy tờ, từ thẻ căn cước, chứng minh nhân dân, giấy tờ nhà đất, thẻ nhà báo, giấy chứng minh công an nhân dân. Những loại gấy tờ này tiếp tay cho bọn lừa đảo,  sử dụng để gây họa. Bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của chúng.

Bọn tội phạm có thể dùng chứng minh nhân dân giả, sổ đỏ, sổ hồng giả, đi cầm cố mua bán tài sản, thì hậu quả là người lương thiện bị mất tiền, người bị làm giả giấy tờ gặp rắc rối về mặt pháp lý.

Lừa đảo để lấy tiền bạc chỉ mất tiền, có loại lừa đảo dẫn đến mất mạng như chơi.

Tháng 4 vừa qua, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai xử lý bà Đinh Kim Loan (35 tuổi) là bác sĩ thực hành tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa Đồng Nai đã dùng bằng dược sĩ, bác sĩ giả để hành nghề. Cụ thể, qua xác minh, Học viện Quân y  xác nhận, bằng Dược sĩ Đại học của bà Loan là giả và Trường đại học Y dược TP.HCM cũng xác nhận bằng Bác sĩ Y khoa của bà Loan là giả.

Cho nên, phải triệt phá các đường dây sản xuất, tiêu thụ giấy tờ giả, xử thật nghiêm, đây chính là giải quyết cái gốc của nạn lừa đảo như các vụ nêu trên.

Để cho người dân bị bọn tội phạm này lừa đảo, cướp tài sản là trách nhiệm thuộc về lực lượng công an, chính quyền.


LĐO | 30/08/2020 | 12:34

Lê Thanh Phong