30 septembre 2020

ÔNG ĐÀO DUY QUÁT ĐỪNG TO MỒM NỮA!

Thảo Ngọc

Lễ hội  Khai ấn Đền Trần đã trở thành nơi tranh cướp ấn.

Văn hóa dân tộc và việc  giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc theo đúng quy luật của nó là vấn đề lớn.

Nếu thực sự muốn phát triển văn hóa, đòi hỏi người làm công tác văn hóa phải có Tâm và có Tầm, chứ không thể hô hào mà được.

Sáng 28/9/2020, phát biểu tại cuộc hội thảo với chủ đề: “Nguồn lực văn hóa trong chiến lược phát triển “thành phố sáng tạo”, ông  Đào Duy Quát, nguyên Phó  ban Tuyên giáo T.Ư nói: “Nếu thực sự muốn phát triển văn hóa, "phải có một bộ tư lệnh" do Tổng bí thư đứng đầu”(1).


Chúng ta hãy xem xét chủ đề này dưới hai lĩnh vực: Lễ hội và Tâm linh, vì nó mang tầm vóc lớn trong việc gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc  dân tộc.

Về các lễ hội: Việc tổ chức các lễ hội ngày nay  được xem như một cơ hội để tăng thu nhập cho địa phương. Vì vậy, họ tìm nhiều cách để thu hút khách tham dự, đáp ứng những nhu cầu khác nhau của du khách, kể cả những nhu cầu không phù hợp với địa điểm tâm linh, phong tục tập quán, việc thương mại hóa thái quá lễ hội đã làm méo mó bản sắc của lễ hội.

Lễ hội  Khai ấn Đền Trần đã trở thành nơi tranh cướp ấn.

Ban đầu, hội đền Trần là một lễ hội văn hóa truyền thống tốt đẹp. Người ta thông qua đó mà bày tỏ lòng kính sợ Trời Đất, nhớ ơn tổ tiên, khiến con người biết sống hướng thiện, thích hành thiện, theo nhân quả, thuận tự nhiên.

Những năm gần đây, lễ Khai ấn đền Trần đã mất đi ý nghĩa văn hóa và tâm linh ban đầu, do đó đã xảy ra tranh giành, cướp ấn, và cả “cò bán ấn”. Nhưng không hiểu lý do gì, ban tổ chức vẫn bất chấp dư luận, vẫn tổ chức khai ấn, phát ấn như cũ.

Đáng chú ý là có hàng ngàn đại biểu, là những cán bộ, quan chức  chen lấn xin ấn. Cán bộ  mà như thế  thì nói sao dân không tranh, giành, cướp, giật ấn? Ai cũng muốn được thăng quan tiến chức thì ai sẽ làm dân thường? Biết điều đó vô lý nhưng người ta vẫn tranh cướp, mua bán các lá ấn.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, việc triển khai lễ Khai ấn đền Trần rầm rộ, không dựa theo một chứng cứ lịch sử nào, thì đó là một sự xuyên tạc nghiêm trọng đối với lịch sử nước nhà.

Điều gì khiến ban tổ chức bất chấp dư luận? Phải chăng là nguồn tiền khổng lồ từ bán ấn, công đức, và các dịch vụ khác?

Hai là lĩnh vực tâm linh: Sinh hoạt tâm linh vốn mang tính thiêng liêng, khuyến khích con người làm điều thiện. Một khi tâm linh bị thương mại hóa sẽ tạo ra tâm lý ỷ lại cho con người. Mấy năm trở lại đây đã tồn tại một thực tế là có sự sai lệch trong cách tổ chức nghi lễ cầu an  như chùa Phúc Khánh ở Hà Nội là ví dụ điển hình.

Nghi lễ dâng sao giải hạn không phải là nghi lễ của Phật giáo, mà là tư tưởng triết học của Lão giáo đã hòa nhập với Phật giáo trong truyền thống “tam giáo đồng nguyên".

Hay như chùa Ba Vàng làm dậy sóng dư luận vừa qua. Theo PGS, TS Trần Lâm Biền, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam, những hoạt động của chùa Ba Vàng cùng các phát ngôn của bà Phạm Thị Yến về luật nhân quả và "vong báo oán" không chỉ đi ngược với giáo lý đạo Phật mà còn có những biểu hiện lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo truyền thống để trục lợi. Theo ông Trần Lâm Biền, đạo Phật là một hệ triết học vô thần từ bi và thoát tục, đạo Phật nói về nghiệp, nhưng không phải là nghiệp từ đời trước mà đời sau phải trả. Chuyện “gọi vong” và “thỉnh vong” là một thuật ngữ nằm trong hệ thống Đạo giáo chứ không phải Phật giáo.

Cúng một lễ oan gia mà bắt người dân nộp 950 triệu, là cưỡng đoạt bá tánh vốn mê lầm tin lời ma sư.

Nhà báo Hoàng Hải Vân trên trang Facebook của ông được rất nhiều người bình luận và chia sẻ.

"Việc truyền bá mê tín dị đoan "vong báo oán " mỗi năm thu trăm tỷ" của ngôi chùa Ba Vàng "kỷ lục Đông Dương" này là sự biến dị trơ tráo của tình trạng buôn Tăng bán Phật đang diễn ra khắp nơi. Việc lừa đảo trục lợi ở đây là rất khó chối cãi, cho nên cơ quan điều tra phải vào cuộc”.

Vậy ai bảo kê cho chùa Ba Vàng với những hoạt động “buôn thần bán thánh”?

Cựu thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn lên tiếng bênh vực chùa Ba Vàng. Ông Sơn nói: "Tôi chưa một lần đến chùa Ba Vàng, chưa gặp Thầy Trúc Minh nhưng theo dõi rất nhiều bài trên mạng. Tôi đánh giá đây là hoạt động hiệu quả, hội tụ rất nhiều phật tử. Ngần ấy con người chịu đến nghe trong nhiều năm, chả nhẽ Thầy lừa được nhiều người thế."

Đặc biệt là bà Phạm Thị Yến đã xúc phạm nặng nề đến “nữ sinh giao gà” bị hãm hiếp và sát hại, khi rao giảng cho hàng ngàn tín đồ  rằng: “Nguyên nhân chính không phải đi shíp hàng, mà khiến bị giết như vậy. Nguyên nhân do ác nghiệp của bạn ấy trong tiền kiếp. Bạn ấy trong tiền kiếp có 2 tội: tội sát hại chúng sinh dã man và tội xâm hại trinh tiết của người khác”.

Thật là độc ác đến tận cùng của  con người này. Bà Yến đã lợi dụng chùa để  rao giảng những điều hoang đường, phản khoa học trên danh nghĩa  là Chủ nhiệm một CLB tu tập.

Về kẻ đang kêu gào "phải có một bộ tư lệnh" do Tổng bí thư đứng đầu, để phát triển văn hóa: Ông Đào Duy Quát.

Chính ông đã thừa nhận thất bại sau 15 năm thực hiện Nghị quyết: “Sau 15 năm thực hiện, về hành động, quan trọng nhất thể chế hóa nghị quyết thành luật, thành văn pháp quy, thành cơ chế chính sách để thực hiện, thì càng hạn chế. 15 năm thể chế hóa được có 10%”.

Mọi người còn nhớ: Năm 2009, khi đang là Phó ban Tuyên giáo TƯ, kiêm  Tổng biên tập báo điện tử Đảng Cộng Sản VN. Trong lúc bọn bánh trướng Bắc Kinh đang tìm mọi cách thôn tính nước ta, đưa quân tập trận tại Hoàng Sa mà chúng chiếm trái phép của nước ta, thì TBT Đào Duy Quát, trên tờ báo của mình, đã đưa tin  “Hải quân Trung Quốc diễn tập tại biển Đông”, nhằm hợp thức hóa  cho hành động ăn cướp của giặc Tàu, và ca ngợi cuộc tập trận này như là chính nghĩa.

Điều đáng nói là khi bị dư luận cực lực lên án, thì Đào Duy Quát, là người đứng đầu của tờ báo, đã không dám nhận trách nhiệm, mà đổ lỗi cho “thằng đánh máy”. Quá nhục và quá hèn, không xứng đáng là người đàn ông, chứ đừng nói còn khoác áo Phó Giáo sư-Tiến sĩ.

Vậy bây giờ ông cổ súy cho việc phải là Tổng bí thư làm tư lệnh, người đứng đầu trong việc phát triển văn hóa là có ý gì?

Khi còn đương chức đương quyền, ông chẳng làm nên con mẹ gì. Bây giờ về vườn thì tha hồ chém gió và nịnh nọt, bợ đít để hy vọng kiếm chác?

 

Chú thích:

(1):(https://thanhnien.vn/thoi-su/can-co-mot-bo-tu-lenh-do-tong-bi-thu-dung-dau-ve-phat-trien-van-hoa-1284710.html)