J.B Nguyễn Hữu Vinh
"Mất bản đồ Thủ Thiêm", liệu còn bản đồ Việt Nam? |
Những ngày gần đây, câu chuyện Thủ Thiêm bỗng nóng lên như đốt lò. Báo chí được dịp nói đến nơi này, nơi mà bao năm đã trở thành cấm kỵ đối với báo chí và là nỗi đau của biết bao người dân nơi đây.
Hơn 20 năm khiếu kiện xuôi ngược, từ địa phương đến trung ương, cái sai, cái sự bất nhân, bất nghĩa đẩy người dân vào chỗ khốn cùng thì đã rõ, chỉ có điều là dưới "sự lãnh đạo tuyệt đối tài tình" của đảng, cái ung nhọt vẫn còn đó và ngày càng lớn lên.
Đã có nhiều phiên tòa xử về những khiếu kiện ở đây, nhưng vẫn là một quy luật của riêng cộng sản: Tòa thì cũng chính là cộng sản, là quan chức đảng viên nên xử theo phe nhóm lợi ích, còn luật pháp chỉ "là cái đinh".
Và cứ thế, người dân cứ uất ức và tắc nghẹn khi mọi lối kêu Trời không thấu.
Đặc biệt, ở đó các quần thể kiến trúc tôn giáo lâu đời, có lịch sử hàng trăm năm nay vẫn bị lên kế hoạch phá hủy, mục đích thì đã rõ: Tiền.
Bỗng nhiên, khi mọi chuyện được báo chí xới lên, tìm hiểu thì nhà cầm quyền hô biến mất tấm bản đồ tỷ lệ 1/5.000 là cơ sở để có quyết định cho dự án Thủ Thiêm từ Thủ tướng Chính phủ.
Việc các cơ quan từ Trung ương đến địa phương kêu mất tấm bản đồ hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến quyền lợi hàng vạn người dân là đã làm thiên hạ đặt ra nhiều câu hỏi.
Ai cũng hiểu, để một dự án lên đến bàn của Thủ tướng chính phủ ký, thì nó đã phải đi qua biết bao nhiêu cửa, biết bao công đoạn khác nhau, và các nhà đầu tư thì phải vượt biết bao nhiêu cửa ải đó. Ở mỗi nơi, đều có hồ sơ lưu lại chắc chắn để "giữ mình" trước những bất trắc lật lọng không thiếu vẫn thường xảy ra trong cơ chế chính trị hiện nay.
Vì thế, để "mất" được tấm bản đồ này, người ta lại phải chạy qua bấy nhiêu cửa ải đó làm cho nó "biến mất".
Và hẳn nhiên, để vượt qua các cửa ải đó thì vẫn phải theo phương châm "Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân" (Bác ở đây là hình ông Hồ Chí Minh trên tờ giấy bạc).
Nhưng, điều đáng nói ở đây, là tham nhũng và bóp cong luật pháp đã thành hệ thống và "đúng quy trình" từ trung ương đến địa phương.
Nhưng, vì sao nó biến mất?
Đặt ví dụ, nếu là một dự án minh bạch, thì tấm bản đồ quy hoạch phải được công bố công khai cho mọi người, mọi cơ quan, đặc biệt là người dân tại chỗ biết được mục đích, ý nghĩa cũng như những lợi, hại của dự án mà đồng tâm thực hiện.
Tuy nhiên, điều ai cũng biết, là dựa vào súng và đạn, công an và chó, nhà đầu tư kết hợp với nhà cầm quyền, nhất là các sân sau của quan chức cộng sản, của những phe nhóm lợi ích đã bất chấp tất cả mọi nguyên tắc chính nhà nước đặt ra để kiếm lợi cho mình bằng mọi giá.
Chỉ đơn giản là tại các dự án đó, những khu đất từ ngàn đời của người dân, bỗng nhiên được "nhà nước quản lý và đại diện chủ sở hữu" rồi ra lệnh "thu hồi". Cái cơ chế cướp - biến của người khác thành của mình - này là căn nguyên mọi bất công, mọi sự khốn cùng của người dân trong một chế độ độc tài. Mảnh đất bao đời của cha ông họ, được nhà nước tự định giá vài trăm ngàn một mét vuông để bán với giá mấy chục triệu đồng, nghĩa là lãi gấp cả hơn trăm lần.
Và đó là căn nguyên để các dự án biến thành miếng mồi ngon của các đại gia sân sau của các phe nhóm cộng sản.
Có lẽ chưa bao giờ và chưa có nơi nào trên thế giới, những "đại gia" những người giàu có nhanh chóng trong xã hội từ đất đai và dùng bàn tay "thu hồi" của đảng như ở Việt Nam.
Thế nhưng, điều đó chưa đủ.
Để thỏa mãn cơn khát tiền của mình, các nhóm sân sau, nhóm lợi ích cộng sản đã thực hiện đúng đường lối, bản chất cộng sản: "Nói một đường, làm một nẻo". Dự án được duyệt một, thì về căn cứ vào đó cướp đất của dân đến 2-3 lần.
Thậm chí, tại Đông Yên, thuộc xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, Tỉnh Hà Tĩnh còn có chuyện nhà cầm quyền dùng đủ mọi thủ đoạn, cưỡng chế người dân ra khỏi nơi chôn rau cắt rốn của mình. Nhưng đến khi dân đã đi, những người còn lại yêu cầu một câu hỏi: "cưỡng chế để làm gì?" mà không ai có thể trả lời.
Bởi thấy đất đẹp thì cướp thôi chứ chưa kịp nghĩ ra dự án. Và súng đạn, chó, dùi cui của "nhà nước của dân, do dân, vì dân" đã được sử dụng cho việc cướp đoạt tài sản, nhà cửa đất đai của dân.
Thế rồi khi dân phát hiện đất đai của mình bị cướp đoạt vô lý, thì con đường khiếu kiện cứ vậy mà đi.
Từ Thủ Thiêm đến hải đảo và biên cương
Khi một tài liệu quan trọng ảnh hưởng đến hàng trăm, hàng ngàn hộ dân và hàng vạn sinh mạng bỗng chốc mất đi như không và đặc biệt là không ai chịu trách nhiệm, cứ trả lời "đã thất lạc, đã mất" là xong, rồi theo kinh nghiệm dân gian là "Để lâu, cứt trâu hóa bùn" là hết thì đó là lối thoát khá hữu hiệu.
Đến đây, người ta nhớ lại những vụ "mất" hết sức "ngẫu nhiên" nhưng có tính toán.
Đó là vụ khi báo chí phanh phui ra việc bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh, cơ quan yêu cầu hồ sơ thì hồ sơ bổ nhiệm bỗng dưng "biến mất" rất kịp thời không ai tìm được và không ai chịu trách nhiệm. Thế là huề cả làng.
Đó là cô gái xứ Thanh là bồ nhí của lãnh đạo tỉnh, được lãnh đạo bao cấp cho nhà đẹp, xe sang giá hàng chục tỷ đồng và từ một con bé làm hợp đồng được bổ nhiệm thần tốc lên đến trưởng phòng của Sở và còn "quy hoạch" lên đến Phó giám đốc sở. Khi người ta đặt câu hỏi: Tiền đâu ra? Ai bổ nhiệm? thì ngay lập tức biến mất những bút phê, hồ sơ bổ nhiệm và rồi cô ta cũng biến mất luôn không chỉ khỏi cơ quan công tác mà còn biến mất khỏi đất nước, định cư với con nhỏ ở nước ngoài.
Rồi biết bao sự "ngẫu nhiên" khác được gán ghép khi thì tinh vi, khi thì vụng về mà dù "Ai cũng hiểu, chỉ một người cố tình không hiểu" để giải thích kiểu "rửa bát bẩn" hoặc "gạt tay trúng má" hay "giơ chân hơi cao"... để rồi những kẻ sáng tác ngôn ngữ đó cứ vậy mà leo lên chức cao hơn.
Thậm chí, khi Giáo xứ Thái Hà đến gặp UBND Tp Hà Nội để "đối thoại" về đất đai của mình, ban bệ cán bộ đưa ra các cái gọi là "Chứng cứ" liền bị giáo xứ bẻ gãy bằng luật lê và lý luận, thì chính Vũ Hồng Khanh, Phó Chủ tịch UBND Tp đã nói với cấp dưới: "Đem cất các chứng cứ đi, cái nào có lợi thì đem ra". Nghĩa là hệ thống này rắp tâm cướp đoạt và chứng cứ, luật lệ... chỉ nhằm phục vụ cho việc cướp đoạt của đảng.
Hài hước và trắng trợn nhất là hắn nói công khai ngay trước bên khiếu nại là các linh mục, giáo dân của Giáo xứ Thái Hà.
Vậy thì ai chẳng sử dụng con bài "mất, thất lạc" và "sáng tác ngôn ngữ mới... vừa an toàn vừa hiệu quả.
Và cứ thế thành nạn dịch cho đến tấm bản đồ Thủ Thiêm.
Đã đến lúc dừng lại?
Xin thưa là chưa bởi chẳng ai chọn cho mình sự nguy hiểm nếu nhận hoặc trưng ra những điều bất lợi cho mình.
Chính vì những cái "mất, thất lạc" kia có chủ đích, còn có lợi cho ai thì chẳng cần hỏi cũng biết, nhưng rồi "huề cả làng" thì người ta có quyền đặt câu hỏi: Liệu có khi nào đó người dân đến hỏi bản đồ gốc của đất nước Việt Nam khi mới lọt vào tay Cộng sản ở đâu? Yêu cầu đem ra đối chiếu với bản đồ hiện tại xem đất nước, lãnh thổ của cha ông kể từ khi có "sự lãnh đạo sáng suốt của đảng tài tình" đã mất còn ra sao?
Lúc đó, tôi tin rằng lại sẽ là con bài: "Mất hoặc thất lạc chưa tìm thấy".
Đặt điều này ra ở đây không hề là sự ngẫu nhiên, bởi với một nhà cầm quyền coi giặc là bạn vàng, coi kẻ thù thành anh em, coi dân như thù địch và lãnh thổ cha ông chỉ là chuyện mua bán... thì điều đó rất có thể.
Ngày trước, khi mà Nguyễn Trãi đưa cha đi sứ Trung Quốc còn đưa qua cửa Ải Nam Quan, rồi ngồi khóc chia tay ở bên kia cửa ải, chỗ con suối phía Trung Quốc. Và con suối đó được đặt tên là Suối Phi Khanh. Năm 1960, Phạm Văn Đồng còn trồng một cây si tại đó để đánh dấu cột mốc số 0 của Việt Nam.
Nếu người dân bây giờ hỏi lại nhà nước về Tấm bản đồ chi tiết ở Cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn đó ở đâu mà Ải Nam Quan đã lùi sâu vào đất "Bạn vàng của đảng" cả gần nửa cây số?
Chắc chắn câu trả lời sẽ là: "Mất hoặc thất lạc không tìm thấy".
Và viễn cảnh của đất nước sẽ là vậy.
Khi mà chưa giáp mặt giặc, quan quân và tướng lĩnh, cả bầy như chó con chỉ biết lo ăn và cướp đã "mặt xanh nanh vàng". Trong khi đất đai biển đảo đang bị xâm lấn từng ngày, lại giao cho ngư dân bám biển giữ chủ quyền... thì chắc chắn sẽ có ngày nhà cầm quyền phải trả lời trước người dân Việt.
Khi mà giặc Tàu đang tràn ngập quê hương từ Nam ra Bắc, từ miền xuôi đến miền ngược, mua bán đất đai ở Việt Nam như mua rau, xây dựng cả khu phố giữa lòng Đà Nẵng như chỗ sơn cùng thủy tận mà không hề hấn gì, thì chắc chắn sẽ có ngày những phần lãnh thổ đó được gắn vào Trung Hoa đại lục.
Khi mà nhà cầm quyền đã và đang dùng mọi thủ đoạn đê hèn nhất để tận diệt, đàn áp những người yêu nước, những người con đất Việt biết quan tâm đến lãnh thổ cha ông, thì việc vẽ lại bản đồ Việt Nam không có gì là lạ.
Một thể chế chính trị khi mà ngay trong phòng làm việc của Thủ tướng Chính phủ treo chiếc bản đồ hình lưỡi bò to khổng lồ, thì việc lãnh thổ được công nhận là của "bạn vàng của đảng" là chuyện không khó xảy ra.
Và nếu người dân đợi đến khi đó mới hỏi, hẳn sẽ được trả lời ráo hoảnh: "Mất, thất lạc chưa tìm thấy".
Bởi lối thoát đó cho những kẻ chối tội hiện nay đang rất hiệu quả.
Và rồi, đến một lúc nào đó, khi người ta hỏi lại đảng Cộng sản và nhà nước rằng: Không chỉ tấm bản đồ, mà dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam ở đâu rồi?
Thì khi đó, tôi tin rằng đảng và nhà nước lại sẽ trả lời: "Mất, hoặc thất lạc chưa tìm thấy".
Điều này không khó xảy ra trong tương lai gần, nếu người dân vẫn cứ im lìm nghe đảng gào thét: "Hãy để đảng trường tồn với dân tộc".
Có điều, đó có thể là dân tộc Hán.
J.B Nguyễn Hữu Vinh
9/5/2018
Vài suy nghĩ nhanh từ việc bổ nhiệm ông Phan Văn MãiPhan Văn Mãi & Võ Văn Thưởng |
Bộ Chính trị vừa điều động Bí thư Bến Tre Phan Văn Mãi làm Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM. Quyết định được Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng công bố tại TP HCM sáng ngày 01/6/2021.
“Thường trực Ban Bí thư đánh giá tân Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM là cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức, lối sống giản dị, gương mẫu; có kiến thức, chuyên môn; nắm vững công tác xây dựng Đảng và quản lý nhà nước; có uy tín, khả năng quy tụ, đoàn kết nội bộ. Ông Phan Văn Mãi cũng luôn cầu thị, chịu khó học hỏi, trăn trở vì công việc chung, phù hợp với yêu cầu lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của TP.HCM” (https://vietnamnet.vn/.../ong-phan-van-mai-lam-pho-bi-thu...).
Qua việc bổ nhiệm ông Phan Văn Mãi, có thể đưa ra 3 nhận xét nhanh sau đây.
1. có phải không đủ cán bộ có năng lực?
Vào ngày 3/8/2019, ông Phan Văn Mãi được Bộ Chính trị phân công giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre nhiệm kỳ 2015-2020. Tháng 10/2020 ông tái đắc cử Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre, nhiệm kỳ 2020-2025. Tính đến ngày 01/6/20221 ông Phan Văn Mãi giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre được 1 năm 10 tháng 2 ngày.
Bến Tre đang là một tỉnh rất nghèo. Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 của Bến Tre chỉ đạt 1 624 USD, xếp thứ 58/63 tỉnh thành cả nước. So với thu nhập bình quân đầu người của TP HCM là 6 417 USD thì quá thua xa. Bến Tre đang cần một lãnh đạo giỏi để đưa Bến Tre vượt lên. Nếu ông Phan Văn Mãi thực sự tài năng sao không để cho ông giúp Bến Tre trở thành tỉnh giàu có? Nơi yếu mới phải điều người tài đến, sao lại điều người tài đi? Người thay ông Phan Văn Mãi đảm nhiệm chức vụ Bí Thư Tỉnh uỷ Bến Tre có giỏi hơn ông Phan Văn Mãi không? Hay đồng bào Bến Tre luôn cứ phải chịu thiệt thòi phải đi sau, trừ Đồng khởi là đi trước?
Biết rằng TP HCM là rất quan trọng. Nhưng TP HCM đã có ông Nguyễn Văn Nên là uỷ viên Bộ Chính trị. Nếu ông Nguyễn Văn Nên thực tài thì một tài của ông Nguyễn Văn Nên cũng đủ để đưa TP HCM tiến lên. Chưa nói đến trong 9 triệu người dân TP HCM còn rất nhiều người tài giỏi. Sao không mở cửa cho những người tài giỏi của TP HCM?
Việc điều ông Phan Văn Mãi làm Phó bí thư Thường trực Thành uỷ TP HCM, ngoài các nguyên nhân chưa nói đến, đặt ra câu hỏi có phải đang không đủ cán bộ có năng lực?
2. cán bộ đoàn vẫn là nguồn chủ đạo
Ông Phan Văn Mãi từng làm Bí thư Tỉnh đoàn Bến Tre, Bí thư Trung ương Đoàn (2008-2011), Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn, Phó bí thư Thường trực Đảng uỷ Trung ương Đoàn kiêm Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (01/2012 đến 10/3/2014).
Sau đó là quá trình thăng tiến: 11/ 3/2014 Phó Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, 16 /11/2015 Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bến Tre, 26 / 1 / 2016 Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bến Tre, 3/8/2019 Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre.
Như vậy, cán bộ đoàn vẫn là nguồn cán bộ chủ đạo.
3. tạo cơ hội mới cho ông Phan Văn Mãi
Ông Phan Văn Mãi sinh ngày 25/3/1973. Tương tự như ông đã từng giữ vị trí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bến Tre để trở thành UV TƯ, chức Phó bí thư Thường trực Thành uỷ TP HCM sẽ tạo bước đệm thuận lợi để ông Mãi tiến xa. Có thể dự đoán dự kiến nhân sự của Bộ Chính trị.
Suy nghĩ và đề xuất
Trong quân đội thì chính uỷ không to quyền bằng tư lệnh. Nhưng trong quản lý kinh tế thì bí thư lại quyền to hơn chủ tịch. Đó là nghịch lý. Nó lý giải tại sao kinh tế chậm phát triển.
TP HCM giữ vai trò chủ lực của kinh tế Việt Nam. Muốn TP HCM phát triển ngang bằng với các trung tâm kinh tế trong khu vực như Hongkong và Singapore thì Lãnh đạo TP HCM phải là những nhà kỹ trị.
Hãy điểm lại những gương mặt đứng đầu TP HCM qua các giai đoạn gần đây, từ thời ông Lê Thanh Hải, để thấy TP HCM đã lỡ nhịp như thế nào!
Đã đến lúc phải nhập hai làm một. Trong phát triển kinh tế phải lấy kỹ trị làm đầu. Không có chuyên môn, không làm được thuyền trưởng tàu viễn dương.
Bão biển không biết nghe những câu khẩu hiệu.
N.N.C.