Thiện Tùng
25/6/2021
Không như những cuộc chiến thông thường, cuộc chiến chống dịch COVID 19 là cuộc chiến chứa đựng 2 mục tiêu “Chống chết chóc” và “Chống đói nghèo”. Tuỳ tình hình thực tế từng lúc mà ấn định mục tiêu nào là chính.
Ở Việt Nam ta hiện nay, dịch Covid đang lây truyền ồ ạt trên diện rộng, đe doạ mạng sống không riêng ai, vì vậy phải đặt “chống chết chóc” lên hàng đầu. Bởi: đói nghèo còn có thể “lá lành đùm lá rách” thậm chí “lá rách ít đùm lá rách nhiều”, nghèo có thể cố phấn đấu vươn lên, còn chết là hết.
Chính phủ đề ra “mục tiêu
kép” (vừa
chống dịch vừa phát triển kinh tế) không ai cho đó là sai, nhưng nó mang tính
chất cầu toàn, đấy tham vọng rất khó đồng thời thực hiện, bởi vì nó mâu thuẫn
nhau – được cái nầy sẽ mất cái kia hoặc hạn chế cả hai dễ dẫn đến mất “cả chì lẫn chài”.
1/ Đoàn kết vượt hiểm nguy:
Dịch COVID (Dịch) đang phát tán
trên diện rộng, đe doạ mang sống của mọi người. Việc phòng chống Dịch trở thành
đại sự mang yếu tố quốc gia. Việc đoàn kết cùng nhau chống Dịch đang là tiếng gọi
“hồn
thiêng sông núi”,
hãy tạm gác lại những bất đồng chính kiến
không có liên quan đến Dịch.
2/ Hãy chống Dịch trên cơ sở có lý,
có tình:
Có lý là theo phương pháp khoa
học chớ không phải theo biện pháp hành chính. Chính phủ phải lắng nghe đề xuất
của Y khoa trong việc sản xuất, kén chọn vaccine kháng virus Corona. Quan chức
trong hệ thống chính trị: Đảng, Nhà nước, Đoàn thể quốc doanh và lực lượng
vũ trang đều được Tài chính xuất công quỷ trả lương tháng có thể sống dài hơi, chớ dân chúng đâu có lương bỗng gì, “tay làm hàm nhai” sau khi đóng thuế,
gặp phải nạn “cấm chợ ngăn
sông” nầy, họ đang cụt hơi và sẽ hụt hơi trong
một ngày không xa. Đây là lúc Đảng và Nhà nước thề hiện “của dân, vì dân” như đã từng rao giảng.
3/ Đóng góp tiền để mua mạng sống:
Chính vì Dịch đang đe doạ mạng
sống mọi người, khi Chính phủ kêu gọi đóng góp tiền mua vaccine thì nhân dân hồ
hởi sẵn sàng đóng góp – các doanh nghiệp sẵn sàng bỏ vốn góp phần mua thuốc dập
Dịch để doanh nghiệp không bị phá sản, còn già trẻ bé lớn, dầu khó khăn, cũng sẵn
sàng đóng góp tiền để mua mạng sống cho mình. Mong muốn của mọi người là yêu cầu
Chính phủ, thông qua ngành Y, mua được thuốc tốt để cứu sống mạng mình chớ
không phải bất cứ thuốc gì miễn có – Chính phủ phải hiểu điều đó, đừng trách
dân kèn cựa thuốc.
4/
Về số số lượng và chất lượng vaccine (thuốc):
- Mới đây (23/6/2021) có chuyện không nên, không vui: Bộ Y tế và Công ty cổ phần công nghệ sinh học dược Nanogen cãi nhau gay gắt trên mặt báo về việc xin cấp phép khẩn cấp cho vắc xin Nano Covax.
Công ty Nanogen gửi đơn kiến nghị lên thủ tướng (thay vì gởi cho Bộ Y tế) để xin cấp phép khẩn cấp cho vắc xin Nano Covax sau gọi là “kết quả thử nghiệm lâm giai đoạn 2, có khả năng miễn dịch đạt 99,4%, được đánh giá từ Học viện Quân Y và Viện Pasteur TP.HCM đánh giá, chỉ bán có 120.000đ/liều, rẻ nhất thế giới”.
Bộ Y tế nói rằng Nanogen đã nôn nóng đốt cháy giai đoạn. Vì rằng: Quá trình thử nghiệm phải qua giai đoạn 3, là giai đoạn quan trọng nhất, phải thử nghiêm trên cơ thể hàng ngàn người. Tất cả các loại vắc xin hàng đầu thế giới đều trải qua giai đoạn nghiêm cẩn này.
Cãi tới cãi lui, Nanogen nói Bộ nặng “xin-cho”, Bộ thì nói Nanogen hồ đồ. Việc cãi qua cãi lại nầy, đặt Chính phủ vào một tình huống làm “trọng tài” giữa lúc dịch bệnh đang lây nhiễm lan tràn. Còn Chính phủ chẳng qua cũng là người trần mắt thịt, sao nắm được chuyên môn. Rõ ràng công ty Nanogen xui Chính phủ dùng biện pháp hành chính để trục lời. Theo nhiều nguồn tin chưa được kiểm chứng nhưng cũng đáng tin: “Chưa dập tắt được dịch mà thế giới có hàng triệu người trở thành triệu phú qua sản xuất mua bán vaccine”.
“Theo tôi nghĩ, Bộ Y tế dầu có lớn gan đến mấy cũng không dám nghĩ tới chuyện làm khó nhau trong tình huống này”. (Nguyễn Tiến Tường bình luận trên Facebook).
- Hiện nay Việt Nam mua và nhận viện trợ được số/chất lượng thuốc:
Số lượng:
Cho đến nay (22/6/2021), Việt Nam đang có trong tay 4.073.600 liều vaccine từ nhiều nguồn và nhiều chủng loại, gồm:
- Công ty VNVC mua về:…….. 280.000 liều StraZeneca (do Anh sản xuất).
- Nhựt trợ giúp:…………………..800.000 liều StraZeneca ( do Anh xản xuất).
- Trung Quốc trợ giúp:……….. 500.000 liều Sinopharm (do TQ sản xuất).
- Y tế thế giới cấp:……………… 2.493.600 liều (không nói rõ chủng loại).
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thừa nhận và thu nhận 4 loại váccine do Nga và Trung Quốc sản xuất và cống hiến. Vậy thì trong 4.073.600 liều vaccine mà Việt Nam đang sở hữu gồm 4 chủng loại: StraZeneca (Anh), Sputnik V (Nga), Sinopharm và Sinovac (TQ).
Chất lượng:
- Thuốc Anh kháng virus corona tốt, phản ứng đông máu chỉ với tỷ lệ 1/100.000.
- Thuốc Nga và Trung Quốc chưa
thấy phản ứng, hiệu quả kháng virus thấp, có khả năng tái nhiễm hoặc truyền
bịnh cho người khác. Hai loại thuốc Trung Quốc sản xuất được WHO công nhận,
ngoài Trung Quốc sử dụng trong nước, còn phát hành đến các quốc gia như: Các
tiểu Vương quốc Á-rập Thống Nhứt (UAE), Pakistan, Hungary, Philippine… vẫn lây
nhiễm lan tràn. Ngay đội bóng đá và cỗ động viên Việt Nam sang UAE thi
đấu, trước khi về, 1 cầu thủ bị nhiễm
giữ lại, số về việt Nam cùng chuyến bay đưa vào khu cách ly, khi xét nghiệm có
3 người dương tính (FO) đang được chữa trị.
5/ Trong phòng chống dịch COVID rất cần sự gương mẫu:
+ Thủ tướng Đức gương mẩu
Để đủ diều kiện xung trận, bà Merkel, thủ tướng Đức, có chi dùng nấy, bà chích 2 liều với 2 chủng loại thuốc StraZeneca (Anh) và Pfizer (Mỹ).
Bà
Angela Dorothea Merkel
+ Tổng thống Philippine không gương mẫu còn cay nghiệt với dân
- Nhật Đăng viết trên trang Facebook của mình hôm 23/6/2021: “Trong khi dân Philippine kèn cựa không chịu chích thuốc Trung Quốc đòi chích thuốc phương Tây, Tổng thống Duterte khẳng định: Ai không chịu chích vắc-xin COVID-19 sẽ bị bắt, và chích vắc-xin vào mông. Ông còn nói: “Ai không chích thì hãy rời khỏi Philippines, đi Ấn Độ hay đi Mỹ gì đó”.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte |
Đáp lại tuyên bố của Tổng thống Duterte, một số ý kiến quan chức Tư pháp Philippine phản bác, cho rằng Tổng thống không thể ra lệnh bắt bất cứ ai nếu người đó không hề phạm tội.
Khi dư luận xã hội xầm xì: “Tổng thống đe doạ người ta mà bản thân ông vẫn chưa chịu chích thuốc Trung Quốc”. Ông Duterte phân trần: “Khi nào thuốc Nga về tôi sẽ chích”.
- Hãng tin AP dẫn lời Tổng thống Philippine Rodrigo Duterte nói trong một phát biểu phát trên sóng truyền hình ngày 21/6/2021: “Tổng thống Duterte là người nổi tiếng với những phát ngôn cứng rắn và ngôn từ đôi khi gây sốc, vì có vẻ không phù hợp với phong cách của những chính trị gia truyền thống”…
+ Mua bán chứng chỉ tiêm chủng
giả ở Nga:
Hãng Reuters thông tin tin: “Ngày
10/6/2021. Hiện tại, Moscow và một vài khu vực của Nga đưa ra những biện pháp
khắt khe để khuyến khích người dân tiêm chủng vì một đợt bùng phát mới mà Điện
Kremlin nói là do biến thể Delta xuất phát từ Nam Phi lây nhiễm cao. Từ đó, việc
buôn bán chứng chỉ tiêm chủng giả đang nở rộ tại Nga sau khi nhà cầm quyền
Moscow ra lệnh cho những người làm việc với công chúng phải tiêm vaccine ngừa
COVID.
“Việc quảng
cáo bán chứng chỉ tiêm chủng giả dễ dàng được tìm thấy trên ứng dụng tin nhắn
Telegram, nhắm vào những người Nga muốn giữ công ăn việc làm mà không chịu tiêm
chủng. Giá chợ đen tăng chóng mặt và nhu cầu dường như ngày càng cao”...
+ Lãnh đạo Việt Nam có gương mẫu hay không ?:
Theo tôi, Việc Nam nên đề phòng, việc “mua quan bán chức”, “mua cấp bằng học vị”… còn làm được hà huống “mua chứng chỉ tiêm chủng giả” như ở Nga hiện nay?.
Ông Phạm Minh Chính, thủ tướng CSVN. (Hình: Zing) |
Về gương mẫu, Việt Nam là nơi sản sinh ra câu nói “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, nhưng nhìn chung cũng có người vầy người khác, đa số là “phụ mẫu” chớ chưa đạt được chuẩn “gương mẫu”: Trong đợt Dich thứ 4 nầy thấy phần lớn quan chức cấp cao ít “xuất trận”, bám lấy quan trường ra chỉ thị nầy chủ trương nọ, chỉ thấy có phó thủ tường Vũ Đức Đam, từ đầu đến cuối, luôn xông ra chiến trận. Bởi vậy, một lão đảng viên già gặp tôi, ông gở khẩu trang ra nói to: “Người đáng vô lại không vô, người không đáng vô lại vô ?!”.
- Việc gì mà vô, không vô ? – tôi vặn hỏi.
- Vô Bộ Chính trị ấy mà – ông giải thích: Từ đầu mùa Dịch đến nay, ông Đam luôn có mặt “trên từng cây số” mà không được vô Bộ Chính trị, còn những ông chèm nhèm như Nguyễn Hoà Bình, Trần Tuấn Anh chẳng hạn lọt vào Bộ chính trị gọn hơ!.
Tôi lắc đầu, từ chối không tham
kiến.
Tôi nghĩ. đã đến lúc các vị
lãnh đạo cấp cao ở Trung ương nên, có chi dùng nấy, chích thuốc kháng Dịch để
an tâm xung trận như bà Merkel mới thấy hết nỗi thống khổ của dân, đưa ra những
quyết sách thích hợp nhứt mới mong vượt qua
khó khăn phức tạp nầy. Chỉ nói riêng TP HCM:
- Theo trang Thông
Tin Chính Phủ, tính đến ngày 23/6/2021, Sài Gòn, trên 19 địa bàn có tổng cộng
473 điểm phong tỏa, nơi người dân bị hạn chế ra vào do có ca nhiễm COVID.
- Một bản tin video của báo Tuổi Trẻ xác nhận: “Trong ba đêm liên tiếp có người nhảy từ các cầu Bình Triệu, cầu Bình Lợi và cầu Sài Gòn có người nhảy xuống sông tự tử. Vụ mới nhất xảy ra vào đêm 23 Tháng Sáu”...
Nguồn tin ban đầu chưa được kiểm chứng: 3 vụ nhảy sông tự tử nầy “do bế tắc vì cuộc sống”.
- Cùng thời điểm, báo Zing dẫn phát ngôn mới nhất của Bí thư Thành uỷ TP HCM Nguyễn Văn Nên, nói:
“Không để người dân mất việc, lâm cảnh cùng cực. Việc ổn định đời sống người dân, duy trì sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để cùng nhau vượt qua khó khăn là rất quan trọng với thành phố của chúng ta.”,
“Ông cũng hứa hẹn rằng: “ Kỳ họp đầu tiên của Hội Đồng Nhân Dân thành phố khóa 10 sẽ thông qua nghị quyết về chế độ, chính sách đặc thù phục vụ công tác phòng chống dịch và trợ giúp người dân bị tác động bởi dịch bệnh,
“Tuy vậy, ông Nên không nói rõ cụ thể các biện pháp trợ giúp người yếu thế là gì trong lúc vẫn tiếp tục kêu gọi ‘mỗi người dân là một chiến sĩ’, ‘mỗi cơ quan, công ty’ là một pháo đài chống Dịch.”.
Chưa bao giờ Việt
Nam khó khăn cùng cực và yếu thế như ngày nay: Khi tiếp thủ tướng Nhựt, thủ tướng
Đức và bộ trưởng Ngoai giao Anh trực tiếp hoặc trực tuyến, Chủ tịch nước Nguyễn
Xuân Phúc, thù tướng Phạm Minh Chính, bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đều òn
ỷ Nhựt, Đức, Anh trợ giúp và chuyển giao
công nghệ sản xuất vaccine. Các vị nầy phớt lờ đề nghị của Việt Nam. Chỉ riêng
bà Merkel, thủ tướng Đức nói cho qua: “Chúng
tôi đánh giá cao kết quả phòng chống dịch của Việt Nam và hoan nghênh tinh thần
đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa hai nước trong đại dịch, khẳng định chủ trương
tăng cường hợp tác với Việt Nam trong phòng chống COVID-19”.