07 juillet 2021

BÁO NHÀ NƯỚC ĐỒNG LOẠT ĐƯA TIN HỒ DUY HẢI CÓ BẰNG CHỨNG NGOẠI PHẠM DO LUẬT SƯ VÀ GIA ĐÌNH CUNG CẤP


Ngoài nội dung kêu oan cho Hồ Duy Hải, đơn của luật sư Trần Hồng Phong còn tố cáo hành vi cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án của các cán bộ tiến hành tố tụng.

Theo luật sư Phong phân tích, có bằng chứng rõ ràng rằng lúc 21h Vân còn đi mua trái cây, nhờ vào camera của cây xăng gần đó. Như vậy, các số liệu về thời gian, lời khai của nhân chứng và nhận định của các cơ quan tố tụng về thời gian hung thủ ra tay với 2 nạn nhân chưa phù hợp.

Do đó, luật sư đề nghị khởi tố vụ án làm sai lệch hồ sơ vụ án đối với những cá nhân liên quan đối với công tác tố tụng của vụ án này.


Vụ Hồ Duy Hải: Luật sư làm đơn khẳng định Hải ngoại phạm - Tuổi Trẻ (https://tuoitre.vn/vu-ho-duy-hai-luat-su-lam-don-khang...)

Người thân Hồ Duy Hải tiếp tục cung cấp chứng cứ ngoại phạm – NLĐ (https://nld.com.vn/.../nguoi-than-ho-duy-hai-tiep-tuc...)

Vụ Hồ Duy Hải: Luật sư làm đơn khẳng định Hải ngoại phạm – Tuoitre (https://tuoitre.vn/vu-ho-duy-hai-luat-su-lam-don-khang...)

Luật sư cung cấp tình tiết mới chứng minh Hồ Duy Hải ngoại phạm – 24H (https://www.24h.com.vn/.../luat-su-cung-cap-tinh-tiet-moi...)

Luật sư cung cấp chứng cứ Hồ Duy Hải ngoại phạm, không được đưa vào hồ sơ – Baogiaothong (https://www.baogiaothong.vn/luat-su-cung-cap-chung-cu-ho...)

--------

LUẬT SƯ CUNG CẤP TÌNH TIẾT MỚI CHỨNG MINH HỒ DUY HẢI NGOẠI PHẠM

Đình Việt (Báo Dân Việt)

Chiều nay (3/7), luật sư Trần Hồng Phong (người tham gia hỗ trợ gia đình tử tù Hồ Duy Hải) và gia đình tiếp tục có đơn kêu oan cho Hồ Duy Hải và cung cấp thêm tình tiết mới. Đơn này được gửi đến Chủ tịch nước, Viện trưởng Viện KSND Tối cao và Ủy ban Tư pháp của Quốc hội và Chánh án TAND Tối cao.

Trong đơn, luật sư Phong cho biết, thời gian gần đây, ông đã tiếp nhận được nhiều tài liệu, bản ảnh mới. Qua xem xét, đối chiếu nội dung, thứ tự bút lục, chữ viết, chữ ký, sự liên quan và thống nhất với các tài liệu trong hồ sơ vụ án cùng nhiều dấu hiệu khác, ông cho rằng đây là những tài liệu có thật, đã được các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Long An thực hiện trong giai đoạn điều tra, đã được VKSND tỉnh Long An đánh số bút lục. Tuy nhiên sau đó đã bị rút, không đưa vào hồ sơ tố tụng chính thức.

Ảnh 1. Luật sư Trần Hồng Phong và gia đình Hồ Duy Hải.

Việc xác minh, làm rõ sự tồn tại của những tài liệu này là điều hoàn toàn khả thi, vì phần lớn những người có lời khai trong các tài liệu bị rút đều đang còn sống, có địa chỉ, thông tin rõ ràng.

Ảnh 2. Ông Phan Đình Trạc: Ban Nội chính T.Ư nghiên cứu, tham mưu cho Ban Bí thư vụ án Hồ Duy Hải (https://danviet.vn/ong-phan-dinh-trac-ban-noi-chinh-tu...)

Theo luật sư Trần Hồng Phong, qua những tài liệu mới xuất hiện, liên hệ với nội dung, bản chất và các tình tiết của vụ án, ông và gia đình Hồ Duy Hải cho rằng: CQĐT Công an tỉnh Long An đã có những hành vi có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án, thể hiện ở những điểm chính sau đây:

Thứ nhất là không xác định, trưng cầu giám định giờ chết của hai nạn nhân. Theo quy định tại BLTTHS, trong chứng minh tội phạm, việc xác định chính xác thời gian vụ án xảy ra là có tính nguyên tắc, bắt buộc.

Trong vụ án này, ngay từ đầu CQĐT đã xác định được nguyên nhân chết của hai nạn nhân, đồng thời đã tiến hành chụp ảnh hiện trường, khám nghiệm, giám định tử thi…

Qua các tình tiết được ghi nhận và kết quả khám nghiệm, giám định, như: Tình trạng thức ăn trong dạ dày (thức ăn đã nguyễn, lượng ít), độ đông máu, độ co cứng tử thi, vết hoen, nhiệt độ cơ thể, màu da… có đủ cơ sở để có thể xác định được thời điểm chết của hai nạn nhân. Đây cũng chính là thời điểm hung thủ gây án.

Ảnh 3. Hiện trường nơi xảy ra vụ việc.

Do vậy, việc CQĐT đã không trưng cầu giám định giờ chết của hai nạn nhân là bất thường và ảnh hưởng lớn đến việc xác định chính xác thời điểm hung thủ gây án.

Thứ 2 là có dấu hiệu cố tình làm sai lệch giờ hung thủ gây án, bỏ qua kết quả xác định nạn nhân Vân vẫn còn ở tiệm bán trái cây lúc 21h01.

Ảnh . Gia đình Hồ Duy Hải hồi hộp chờ kết quả phiên họp của Ủy ban Tư pháp (https://danviet.vn/gia-dinh-ho-duy-hai-hoi-hop-cho-ket...)

Bên cạnh việc không giám định giờ chết của hai nạn nhân, còn có nhiều tình tiết thể hiện việc CQĐT đã cố tình làm sai lệch thời điểm hung thủ gây án. Cụ thể, luật sư Phong cho rằng, việc CQĐT xác định thời gian hung thủ ra tay sát hại hai nữ nạn nhân lúc khoảng 20h30 là quá sớm, không hợp lý.

CQĐT xác định thời gian gây án lúc “khoảng 20h30″ là căn cứ vào lời khai của Hồ Duy Hải và chị Huỳnh Thị Kim Tuyền, người sống phía sau bưu cục Cầu Voi. Tại “Biên bản ghi lời khai” chị Tuyền ngày 29/3/2008 (BL 258), khoảng 20h30 phút tối 13/1/2008 chị có nghe tiếng la “ướt ướt” phát ra từ bưu cục.

Tuy nhiên, trong hồ sơ vụ án còn thể hiện có 3 bút lục khác về vấn đề này và có sự mâu thuẫn lớn với lời khai ngày 19/3/2008 của chị Tuyền.

Cụ thể, chị Nguyễn Thị Bích Ngân, là người bán trái cây cho Vân khai (biên bản ghi lời khai ngày 14/1/2008) như sau: “Vào lúc khoảng 20h45 – 21h ngày 13/1/2008 tôi đang bán trái cây thì có 1 cô gái ốm, cao mặc áo sơ mi màu trắng, tóc ngang vai đi bộ lại chỗ tôi mua trái cây. Tôi biết cô gái này làm ở Bưu điện Cầu Voi”. Cô gái này chính là nạn nhân Vân.

Đặc biệt, hình ảnh do camera ghi lại tại cây xăng Cầu Voi lúc 21h01: Tại “Biên bản về việc xác định thời gian Nguyễn Thị Thu Vân đi mua trái cây trước khi bị sát hại” do CQĐT thực hiện ngày 16/1/2008 (BL 262) nội dung ghi rõ như sau:

“Anh Long (chồng chị Ngân, người bán trái cây cho Vân) cho biết: vào khoảng 20h50 ngày 13/1/2008 anh ở tại nhà, lúc này có Vân nhân viên bưu điện Cầu Voi đến mua trái cây tại nhà anh, vợ anh là Ngân ra bán trái cây cho Vân, cùng thời điểm này anh đi đến cây xăng Cầu Voi để bán xăng thì Vân còn ở tại nhà anh. Khi anh Long đi đến cây xăng Cầu Voi thì cây xăng Cầu Voi có ghi hình ảnh do chủ doanh nghiệp XD Cầu Voi có lắp đặt camera.

CQĐT đã mở máy quay phim ghi hình tại Cây xăng Cầu Voi xác định thời gian anh Nguyễn Thanh Long đến cây xăng đồng thời để xác định lại thời gian Nguyễn Thị Thu Vân đến mua trái cây tại nhà anh Long. Qua kiểm tra, máy quay phim tại cây xăng Cầu Voi thì anh Long đi đến cây xăng Cầu Voi để bán xăng là lúc 21h1’40” ngày 13/1/2008. Khoảng cách từ nhà anh Long đến cây xăng Cầu Voi là khoảng 50m. Khi anh đi đến cây xăng thì Vân còn tại nhà anh”.

Tiếp đó, theo vị luật sư, trong số những tài liệu bị rút khỏi hồ sơ vụ án mà ông vừa phát hiện, có Biên bản lấy lời khai của chị Tuyền ngày 14/1/2008, tức ngay sau đêm xảy ra vụ án (BL 113 – VKS đánh số). Theo biên bản này, chị Tuyền khai nghe tiếng kêu “ái ái” còn sớm hơn: Lúc 20h.

Ảnh 4. Bà Nguyễn Thị Loan - mẹ của Hồ Duy Hải, và em gái Hồ Duy Hải

Qua những tài liệu trên, cho thấy có sự chênh lệch lớn (30 -60 phút) giữa 2 lời khai của chính chị Tuyền và lời khai của chị Ngân. Nếu xác định thời điểm chị Tuyền nghe tiếng kêu “á á” 20h30 là lúc hung thủ gây án thì sẽ vô lý, vì lúc 21h01– tức là 30 phút sau đó, nạn nhân Vân vẫn còn đang ở tiệm trái cây bên ngoài bưu cục.

Xét về mặt logic, thời điểm Vân mua trái cây phải được xem là quan trọng hơn rất nhiều so với thời gian chị Tuyền nghe tiếng kêu. Vì nạn nhân Vân không thể bị giết rồi sau đó 30 phút lại đi mua trái cây.

Từ những phân tích trên, luật sư Trần Hồng Phong cho biết, theo quy định tại BLTTHS, khi có những tình tiết/lời khai mâu thuẫn, CQĐT phải tiến hành xác minh, đối chất làm rõ. Thế nhưng trong vụ án này CQĐT đã không cho đối chất, mà thậm chí còn rút bớt một bản khai của chị Tuyền và không sử dụng thông tin rất quan trọng trong 2 bút lục còn lại.

Việc xác định thời gian gây án sai hoàn toàn có thể dẫn đến khả năng bỏ lọt hung thủ thật sự. Vì trong vụ án này, thời gian gây án có thể chỉ diễn ra trong vòng 5-10 phút.

“Một người từ TP.HCM, có thể gây án lúc 22h, sau đó quay về lại TP.HCM ngủ và được người quen xác nhận là tối qua ngủ ở nhà. Hoặc một đối tượng tình nghi nhưng chứng minh được đang ở quán cà phê lúc 21h lại có thể được xem là có tình tiết “ngoại phạm” trong trường hợp CQĐT xác định giở gây án không chính xác” – ông Phong diễn giải về một giả thiết.

Đ.V.

Nguồn: Danviet

https://danviet.vn/luat-su-cung-cap-tinh-tiet-moi-chung...

  SỰ THẬT KHÔNG BAO GIỜ CŨ

Lao Ta

Người ngồi đặt tay lên vai tôi là Bùi Minh Thắng, nguyên hiệu phó trường đào tạo Ngân Hàng Trung Ương, vừa nghỉ hưu, là người cũng bị chỉ huy Đại đội 3, tiểu đoàn Bảy, Trung Đoàn 254 (tên là Ngọc) hành hung vô cớ.

Việc Ban quản trị Facebook xóa bài của tôi, thực ra là do những DLV đánh phá, hóa ra rất phản tác dụng. Tôi không bịa đặt một chi tiết nhỏ, vì thế tôi hoàn toàn bình thản. Sự thật không bao giờ cũ. Một nhà triết học, kịch tác gia cổ Hy Lạp có câu nói bất hủ: “Tôi nắm trong tay sức mạnh của sự thật”. Không vũ khí hủy diệt nào xóa được sự thật. Mong các vị nhớ cho điều đó.


Tự truyện (một kiểu hồi kí) DƯỚI BÀN TAY VÔ HÌNH tôi viết xong từ năm 2012. Sau khi về hưu, tôi có sửa sang lại, bổ sung vài chi tiết không đáng kể. Nó gần 200.000 chữ. Phần viết về nạn quân phiệt trong quân đội (chỉ kể lại những gì tôi chứng kiến tận mắt và những gì tôi trải qua (như bài viết vừa rồi) gồm hai chương: NƠI HẦM TỐI và CHUỘC TỘI chiếm gần 1/6 cuốn sách. Bài vừa bị xóa chỉ là phần rất nhỏ, chưa bằng 1/10 của hai phần trên và chưa phải là chuyện kinh khủng nhất. Chuyện kinh khủng nhất xảy ra với một quân nhân tên là Tiện, cùng lúc bị năm tên chỉ huy và một A trưởng hạ sỹ quan (tôi ghi tên từng thằng) lao vào đánh đấm trước mặt hơn 400 tân binh (trong đó có tôi).

Khi ông Lê Đức Anh qua đời, tôi đọc thấy có bài báo hiếm hoi nói về việc ông nhắc tới nạn quân phiệt trong quân đội. Tôi đã định nhân cớ ấy kể về chuyện tôi bị tra tấn, để lãnh đạo Bộ quốc phòng biết một sự thật nhức nhối, diễn ra tàn khốc nhưng luôn bị bao che, tuy gần đây có giảm nhưng vẫn chưa chấm dứt, tại các đơn vị quân đội. Nhưng rồi nhìn vài gương mặt, tôi cảm thấy chưa phải là lúc.

Chắc chắn Bộ quốc phòng còn lưu trữ hồ sơ về những vụ lính bắn chỉ huy, (dù chủ yếu bị giấu, thì cũng khá nhiều) chỉ vì bị ngược đãi, tra tấn.

Hẳn chuyến đi thị sát của bà Nguyễn Thị Bình đến một số đơn vị bộ đội khoảng năm 1987, còn lưu trong hồ sơ công tác của Quốc Hội. Bà Bình đi chuyến công tác ấy vì có đơn thư tố cáo nạn quân phiệt ào ạt gửi về từ khắp nơi.

Còn đây là đoạn đối thoại giữa Thiếu tá Lưu Văn Hậu, trung đoàn phó chính trị trung đoàn 254, sư đoàn 355 với tôi, khi báo Chiến sỹ Tây Bắc yêu cầu trung đoàn 254 giải quyết vụ việc tôi tố cáo: (Xin nói qua: Sau khi ông Hậu dọa tôi bằng súng không xong thì ông ấy quay sang “mua” tôi bằng thuốc lá. Đoạn đối thoại dưới đây diễn ra trong ngữ cảnh ấy)

“-Chú mày là dân viết lách, hẳn phải rất hiểu biết. Chú mày thấy đấy, anh em chúng nó có sung sướng gì đâu. Trong khi ở Hà Nội, những người chả có công lao chó gì cũng còn được ưu đãi đủ thứ. Nào là lương bổng, tiêu chuẩn thực phẩm, nhà cửa, xe cộ…lại được kè kè bên vợ con để hú hí đêm ngày. Vậy mà anh em ở đây thì quanh năm chỉ cứ sẵn sàng chiến đấu, hy sinh. Ăn uống thì kham khổ. Thành ra chúng nó cũng bức xúc. Không biết trút vào đâu thì trút lên lính tráng. Bậy vô cùng. Anh sẽ không để yên cho những hành vi như em vừa tố cáo. Mà em nói toàn sự thật, anh công nhận. Nhưng ngoài xã hội tiêu cực nhiều quá, tham ô, hối lộ, giết người, lừa thầy phản bạn, chạy chức chạy quyền tùm lum…đủ cả. Quân đội cũng là một phần của xã hội, làm sao thoát không bị tệ nạn nó tràn vào. Nó tràn vào một bộ phận thôi. Nhưng con sâu làm rầu nồi canh. Mình cũng nên công bằng mà nhìn nhận. Và phải có thời gian em ạ. Không thể đem kỷ luật đuổi về xuôi hết được. Lấy ai chỉ huy? Lấy ai canh biên giới? Liệu có bảo mấy thằng béo mẫm dưới xuôi, chỉ quen ngồi chảy bụng ra trong phòng lạnh, lên thay vào vị trí chúng nó được không. Chả có đứa ma nào lên đâu em ạ. Gớm, còn lâu nhé, tao biết tỏng. Tao nói cho mày biết, tin mật đấy nhé. Chúng tao vừa được thông báo một thằng lính ở X.M dùng B40 thiêu cháy cả một tiểu đoàn bộ, cũng vì quân phiệt của chỉ huy...Các mặt trận khác cũng đầy rẫy. Lạng Sơn, Quảng Ninh…có cả. Lính viết thư bằng máu tố cáo chỉ huy gửi đến tận Quốc Hội, Trung ương Đoàn thanh niên. Nói thế để chú em hiểu, không phải cấp trên không biết. Nhưng từ biết đến xử lý cần phải có một thời gian. Anh khẳng định, hiện tượng quân phiệt là nghiêm trọng và phải chấm dứt, không được phép tồn tại, anh đồng ý với mày về cơ bản. Nhưng anh nói lại, phải cho anh thời gian. Nếu chú mày lại gửi đơn đi tiếp thì khác nào bắt bí anh...” (Hết trích)

Tại sao tôi đăng bài viết trong dịp này.

Thứ nhất: tôi không thể im lặng trong vụ việc của cháu Trần Đức Đô. Là nhà văn, nếu tôi im lặng trước bất công, thì xin bạn đọc hãy đái vào tác phẩm của tôi và tiện thể đái luôn vào tôi.

Thứ hai: tôi có thiện cảm rõ ràng với Thượng tướng Phan Văn Giang, qua một vài việc ông ấy làm, qua những lần ông ấy nói và qua gương mặt ông. Tôi hy vọng ông Phan Văn Giang sẽ cải cách triệt để quân đội, để nó thực sự mạnh, đủ sức đương đầu lâu dài với gã khổng lồ phương Bắc ngày càng khốn nạn.

Chỉ đơn giản vậy thôi.

3 tháng 7 lúc 10:06  •


  Đi bộ đội: Khi nào thì bị đánh?

Trường Sơn

Hình minh hoạ: Thanh niên nhập ngũ ở Hà Nội hôm 27/2/2021

Reuters

Cái chết của quân nhân Trần Đức Đô hôm 28/6 vừa qua làm dấy lên làn sóng tranh cãi về thực trạng bạo lực trong quân đội ở Việt Nam, mặc cho nguyên do dẫn đến cái chết của anh lính trẻ vẫn chưa sáng tỏ. 

Với tính chất biệt lập với xã hội bên ngoài, những gì xảy ra ở bên trong doanh trại quân đội là điều mà nếu chưa từng trải qua thì sẽ rất khó để mường tượng, và câu hỏi mà có lẽ nhiều người đang có hiện giờ đó là khi nào thì bạo lực xảy ra ở trong quân ngũ?


Đánh lẫn nhau, bị cấp trên đánh, và bị đánh lây

“Lính xích mích đánh nhau cũng có nhiều, vi phạm bị đánh cũng nhiều, bản thân tôi không vi phạm cũng bị đánh vì một đồng đội trong trung đội vi phạm nên toàn bộ trung đội bị đánh”.

Một cựu quân nhân) nghĩa vụ (giấu tên vì lý do an toàn) từng đóng quân ở sư đoàn 3, Quân khu 1 nơi Trần Đức Đô từng trải qua ba tháng huấn luyện tân binh cho RFA biết. 

Theo cựu quân nhân này thì tình trạng bộ đội đánh lẫn nhau ít xảy ra hơn so với việc bị cấp trên sử dụng bạo lực, và thường là do xích mích cá nhân hoặc do ma cũ bắt nạt ma mới. 

Cụ thể, đối với tình trạng ma cũ bắt nạt ma nới, cựu quân này giải thích: “Vì sao ma cũ bắt nạt ma mới, vì ông đi trước mình cũng có thể bị các ông khoá trước đánh nên ông đấy tức, nên khi mình vào thì ông ấy kiểu ngày xưa tao bị đánh nên giờ tao đánh mày”.

Theo quân nhân này, về hiện tượng cấp trên sử dụng vũ lực với cấp dưới thì thường xảy ra khi một quân nhân vi phạm điều lệnh, và mức độ bạo lực tuỳ thuộc vào hai yếu tố: tính tình của cấp trên và mức độ nghiêm trọng của sự vi phạm. 

Cũng tuỳ từng người, có thể là người nào cục cằn thì cầm gậy, cầm xẻng đánh còn không thì nắm đấm, chân lên gối, sút”. Cựu quân nhân này cho biết thêm. 

Theo những người từng đi nghĩa vụ quân sự, văn hoá trong quân đội là “lấy tập thể rèn cá nhân”, một người làm thì cả tập thể phải chịu hậu quả. Điều này lý giải tại sao trong nhiều trường hợp toàn bộ quân nhân trong một trung đội bị đánh chỉ vì một hoặc hai cá nhân vi phạm điều lệnh. 

Một đặc điểm nữa đó là mức độ bạo lực sẽ khác nhau đối với từng đơn vị quân đội. Một cựu quân nhân khác (giấu tên vì lý do an toàn) từng thuộc đơn vị văn công của sư đoàn 3, Quân khu 1 thì cho biết anh chưa từng chứng kiến bạo lực trong thời gian quân ngũ. 

“Chuyện đánh nhau ở trong đó rất là khó, nếu bị phạt thì họ phạt bằng điều lệnh. Ví dụ họ bắt mình tập các bài điều lệnh rất là vất vả, nhiều khi mình chỉ mong họ đấm mình một cái cho nó xong chứ còn tập các bài điều lệnh đấy còn vất vả hơn nhiều”. Anh cho biết.

Sự khác biệt này cũng dẫn đến thực trạng chạy chọt để con em mình được chuyển về các đơn vị dễ thở, nhàn hạ thay vì phải vào các đơn vị vất vả hơn, theo một cựu quân nhân cho RFA biết. 


Tại sao không khiếu nại khi bị đánh?

Theo các cựu quân nhân nghĩa vụ, trong quân đội có các cơ chế để khiếu nại một khi bạo lực xảy ra, nhưng bản thân các cơ chế này lại có những bất cập khiến cho các nạn nhân chùn bước mỗi khi nghĩ đến việc sử dụng. 

Khiếu nại thì cũng như không, chẳng ai giải quyết cho mình bởi vì mình vi phạm”. Một cựu quân nhân nghĩa vụ cho RFA biết.

Theo quân nhân này thì trong thời gian quân ngũ anh đã chứng kiến một đồng đội có ý định khiếu nại, nhưng sau đó phải trải qua một buổi “giảng chính trị”, trong đó người này được thuyết phục rằng việc bị đánh là lỗi của bản thân do vi phạm điều lệnh, và kết quả là quân nhân kia đã từ bỏ ý định khiếu nại. 

Một cơ chế nữa cũng khiến cho những người có ý định khiếu nại bỏ cuộc đó là lệnh cấm khiếu nại vượt cấp. Trong trường hợp một quân nhân bị cấp trên hành hung thì người này không được khiếu nại lên cấp cao hơn mà buộc phải thông qua cấp đơn vị của mình.

Khiếu nại không được vượt cấp, trong một đơn vị đại đội, nếu mình bị cấp trên của mình đánh thì mình không thể lên cấp to hơn báo được mà phải theo phân cấp”.

Theo các cựu quân nhân nghĩa vụ, chính vì sự bất cập trong các cơ chế khiếu nại nên nhiều quân nhân đã chọn cách trốn về nhà, khiến bản thân phải đối mặt với nguy cơ bị đưa ra toà án binh vì tội đào ngũ.

Trong thời gian qua, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều video và thông tin về các vụ việc quân nhân bị hành hung khi đi nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, rất hiếm khi những thông tin này xuất hiện trên báo chí Nhà nước. Điều này đã làm dấy lên những sự lo ngại và bàn tán trên mạng xã hội về tình trạng bạo lực và sự thiếu minh bạch trong quân đội.

Ngày 8 tháng 4 năm 2021, toà án quân sự khu vực Quân khu 9 xét xử sáu cựu quân nhân vì tội hành hung đồng đội, và tuyên án từ hai năm đến ba năm sáu tháng tù. Trong khi đó, Trung tướng Dương Đình Thông, hôm 29 tháng 6 trả lời phỏng vấn của báo Zing khẳng định: “trong quân đội, không có tình trạng đánh nhau, bạo lực mà chỉ có đi làm nhiệm vụ”.

Quân đội cần hành động để giữ uy tín

Trong những ngày qua, sự việc liên quan đến quân nhân Trần Đức Đô tử vong bất thường đã tạo dư luận và nhiều người đặt câu hỏi về việc liệu có nên tiếp tục gửi gắm con em cho quân đội. 

Gia đình quân nhân Đô nghi ngờ quân nhân này bị đánh đến chết trong khi giới chức quân đội trong các trả lời với báo chí trong nước lại cho rằng không có tác động ngoại lực lên người của Đô. Báo cáo ban đầu xác định Đô chết ở trạng thái treo cổ.

Ông Đinh Kim Phúc, một cựu quân nhân từng tham gia chiến tranh biên giới Tây Nam cho RFA biết quan điểm của ông về vấn đề này: 

Việc của tân binh Đô, lý do bị đẩy lên cao là sự trả lời bất nhất của các chỉ huy trong quân đội đối với gia đình, với dư luận nên mới bị đẩy lên”. 

Ông Phúc cũng cho biết các chỉ huy quân đội cần phải giải quyết tất cả các sự việc một cách rõ ràng, nhanh chóng và dứt khoát để tránh dư luận không tốt. 

Theo trang Globalfirepower, một trang web chuyên theo dõi tình hình quân đội của các quốc gia trên thế giới, quân đội Việt Nam hiện có 482,500 quân thường trực, đứng thứ chín trên thế giới về quân số. Việt Nam duy trì chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc đối với công dân nam ở tuổi từ 18 đến 25, và đến 27 tuổi đối với các công dân đi học đại học, cao đẳng. Mỗi năm, quân đội Việt Nam tiến hành tuyển quân một lần vào tháng hai hoặc tháng ba. 

2021-07-02

Ngun : Theo RFA