04 juillet 2021

Chúng tôi “ăn mặn” đã quen rồi !

Thiện Tùng


Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo Thông tư về “Hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội”. Đây là dự thảo văn bản pháp luật đầu tiên mà Bộ Tài chính muốn mở  rộng quyền quản lý tài chính của mình?.

 

Dự thảo Thông tư nầy vừa đưa lên mặt báo liền bị phản ứng dữ dội. Qua theo dõi: chỉ thấy có “Giáo hội Phật giáo Việt Nam” phản đối việc Bộ Tài chính định quản lý “tiền công đức” của chùa Phật.


Đại diện cho “Giáo hội phật giáo Việt Nam”, trên tờ Giác Ngộ, Thượng tọa Thích Thanh Quyết viết: “ Dự thảo này của Bộ Tài chính  không phù hợp với lễ hội và di tích tôn giáo , đồng thời  đề nghị Bộ Tài chính  không đưa vào quản lý tiền Công đức đối với các di tích là chùa…”.

 

Đại đức Thích Trúc Thái Minh, vừa là thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam, vừa là nhà sư trụ trì (chủ) chùa Ba Vàng góp ý dự thảo Thông tư: “Thông tư không hợp Hiến, hợp Pháp; Không bảo đảm quyền sở hữu của các tổ chức Tôn giáo; Vi phạm quyền sở hữu của nhà tu hành; Không đảm bảo sự bình đẳng giữa các Tôn giáo trước pháp luật; không khả thi trong thực tiễn”. Ông Minh còn thắc mắc: Quản lý di tích với quản lý tín ngưỡng khác nhau? Tại sao chính quyền không quản lý tài chính các tôn giáo khác cho bình đẳng mà chỉ quản lý tài chính của Phật giáo? Tiền Công đức của chùa không phải sở hữu của toàn dân..v.v…Cuối cùng ông Minh đề nghị: “Bỏ qui định quản lý tiền Công đức”.

 

Đại diện cho một số tín đồ Phật giáo, bà  Đào Thị Thu Thanh viết 'Thư ngỏ' dài  gởi cho Bộ trưởng Bộ Tài Chính và các ban ngành liên quan. Với những ý chính:

 

''Chúng tôi là phật tử, không đồng ý Bộ Tài Chính quản lý tiền công đức tại các chùa, vì tiền công đức là lòng thành của phật tử, thể hiện sự thành kính đối với tôn giáo mà họ tin theo, được đóng góp một cách tự nguyện, không chịu bất cứ một ép buộc nào. Các phật tử đóng góp tiền công đức vào chùa là do lòng tin kính của phật tử đối với Tam Bảo, đối với Chư tăng. Chúng tôi có lòng tin kiên định bất thối chuyển về tôn giáo đạo Phật đã được ghi lại trong kinh sách: Chỉ có cúng dường vào Tam Bảo, nơi có Chư Tăng tu hành phạm hạnh mới mang lại phúc báu cho mình,

 

''Chúng tôi tự nguyện góp tiền công đức vào chùa để nuôi dưỡng Chư Tăng, để Chư Tăng làm các việc hoằng dương Phật Pháp với mong muốn tô bồi phúc báu cho gia đình. Chức năng này thì không có một cơ quan Nhà nước nào làm được. Nên Nhà nước không thể quản lý thu-chi đối với tiền công đức của phật tử chúng tôi”.

 

Bà giải thích: ''Đối với nhà nước, chúng tôi đã làm các nghĩa vụ đóng thuế, đóng phí theo quy định. Phần thu nhập sau khi nộp thuế, chúng tôi dùng để trang trải cuộc sống hàng ngày , báo hiếu cha mẹ, và dành ra phần nhỏ để biếu cho Chư Tăng thông qua hình thức công đức vào chùa.''

 

Bà khẳng định: "Tiền Công đức này Bộ Tài Chính không có quyền quy định các chùa đưa về kho bạc quản lý như vậy được”.

 

Tại sao chỉ có “Giáo hội Phật giáo Việt Nam”  phản đối dự thảo Thông tư nầy của bộ Tài chính và họ chỉ phản đối độc nhứt việc quản lý “Tiền Công đức”? - Vì dự thảo Thông tư nầy dụng chạm đến lợi ích của “Giáo hội Phật giao VN”. Phải dài dòng một chút mới rõ đâu là sự thật:

 

“Giáo hội Phật giáo Việt NamThống nhứt” (GHPGVNTN) là bộ phận của của Phật giáo thế giới. Sau 1975, không biết có phải “chia để trị” hay không, Đảng CSVN vận động  một số nhà sư “thích ăn mặn” tách ra khỏi GHPGVNTN, tụ hội tại chùa Từ Đàm (Hà Nội) thành lập “Giáo hội Phật giáo VN”(GHPGVN). Từ đó Phật giáo chia ra làm 2 phái:  Phái GHPGVNTN “thích ăn chay” do thượng toạ Thích Quảng Độ lãnh đạo, tuy không cấm phái “ăn chay” hành đạo, nhưng ông Độ bị Nhà cầm quyền khống/quản chế đến chết, chùa chiền hoang tàn, tăng ni, phật tử phần lớn lui về tu tại gia / Còn TGHPGVN “thích ăn mặn” trở thành như Quốc giáo. Gần như tất cả càc vị trong Ban Trị sự GHPGVN và các sư trụ trì (chủ) các chùa do GHPGVN quản lý lần lượt trở thành đảng viên Đảng CSVN. Đã là đứa con cưng của chế độ đương quyền, gần như nó muốn gì được nấy, từ đại tu, mở rộng chùa đến cấp đất cho nó xây mới hàng trăm ngôi chùa nguy nga, lộng lẫy khắp cùng đất nước. Những ngôi chùa nầy như những Tập đoàn, Công ty cỗ phần kinh doanh tổng hợp và tha hồ buôn thần bán thánh, lừa đời dối đạo, giàu sang nứt đố đỗ vách. Vì là kẻ cơ hội, núp bóng Phật, dựa vào thế lực cầm quyền để mưu danh đạt lợi. Khi Bộ Tài chính định quản lý thu-chi tài chính của các chùa thì họ phản ứng ngay, lập tức thể hiện “miếng ăn là miếng tồi tàn, mất ăn một miếng lộn gan lên đầu”. Họ ăn mặn quen rồi, làm sao có thề chấp nhận trở lại lối sống “tương rau dưa muối nâu sòng”. Đó là lý do GHPGVN phản ứng không chừa cặn dự thảo Thông tư của Bộ Tài chính về giám sát, quản lý tài chính chùa chiền?.

 

Kinh doanh với bất cứ dạng thức nào đều phải nộp thuế , đó là nghĩa vụ của mỗi công dân. Chức năng chính yếu của Bộ Tài chính là thu thuế (Bộ Thuế vụ) - người đời thường gọi nôm na là “Bộ thuế”.

 

Với Bộ Tài chính:

 

Theo tôi nghĩ: Bộ Tài chính không thể đưa ra Thông tư ôm đồm  thiếu tính thuyết phục như thế được. Bộ thực thi chức năng của mình phải dựa trên pháp lý và đạo lý, đâu đó phải rõ ràng:

 

- Tiền cứu trợ, phúng điếu, xin-cho không phải đóng thuề - “Tiền công đức” bá tánh cúng chùa nằm trong số miễn thuế, phải để Nhà chùa tự quản lý và tiêu dùng.

 

-  Nếu chùa nào có kinh doanh với bất kỳ dạng thức gì (kể cả bán giấy vào cửa) đều phải chịu thuế theo khung được quy định.

 

- Truy cứu xem chùa nào dựa thế lực nào đó chiếm đất công, Bộ Tài chính nên cùng với các ngành có liên quan định giá đất theo giá thị trường và buộc chùa ấy phải trả hoặc dùng quỷ đất coi như góp vốn cỗ phần, chia lãi bỏ vào ngân sách quốc gia ( thực tại số tiền nầy lớn lắm).

 

- Phải mách cho Bộ Văn hoá Thông tin điều tra, trừng trị thẳng tay nạn, lợi dụng tín ngưỡng, mê tín của dân, buôn thần bán thánh, lừa đời, dối đạo.

 

- Còn về Di tích, lăng tẫm, miếu môn gì đó, số nào do nhà nước quản lý thì thực hiện theo dự thảo Thông tư của Bộ, số nào do tư nhân quản lý, nếu có kinh doanh thì phải đóng thuế theo chủ trương chung.

 

Hiện nay cả nước có hàng trăm chùa (không chỉ một trăm mà trăm nầy cộng với trăm kia - cách nói của tướng Công an Trương Giang Long), chúng như những Tập đoàn hay Công ty núp sau tượng Phật, kinh doanh tổng hợp, trốn thuế. 

 

Với những người đóng góp tiền Công đức:

 

Theo tôi, những người ngưỡng mộ Phật tranh cãi về tiền “Công đức” chi cho khổ công, cúng chùa là tự nguyện, nếu thấy chùa nào không sạch sẽ, dung nạp những kẻ lười biếng, “trốn sâu lậu thuế”, “buôn thần bán thánh” thì đừng cúng dưỡng nuôi những con “cá mập” ấy, để tiền cứu giúp trực tiếp những ai đang khó khăn, đói khổ để tích đức có tốt hơn không? – “miếng khi đói, gói khi no”, dù việc làm tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn.

 

*

Dưới đây là  chùa Ba Vàng, một số trong  hàng trăm chùa đang kinh doanh tổng hợp, nhứt là Du lịch buôn Thần bán Thánh gần như công khai mà còn đòi kiện báo chí khi họ vạch lưng chỉ vết.

 

 “Tháng 1 năm 2011, để đáp ứng nhu cầu tu học của đông đảo Tăng Ni, Phật tử và hoằng dương Phật pháp. Một lần nữa, ngôi chùa được khởi công xây dựng lần thứ 4 với quy mô to lớn, khang trang. Theo quy hoạch, chùa được xây dựng trên diện tích gần 22ha, dưới triền núi cao nhứt Việt Nam, trong đó đất xây dựng công trình gần 1,2ha, đất cây xanh cảnh quan là hơn 16ha, đất hạ tầng kỹ thuật khoảng 3,4ha. Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 280 tỷ đồng. Nguồn vốn hoàn toàn được huy động từ công tác xã hội hóa bằng sự đóng góp công đức của Tăng Ni, Phật tử, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm khắp nơi”(hết trích).

Chưa nói phá rừng ảnh hưởng môi trường, 22ha đất có giá gắp mấy lần 280 tỷ bỏ ra xây dựng chùa Ba Vàng nầy?.  

Khi bước chân đến cổng chùa, khách du lịch chùa Ba Vàng Quảng Ninh đã phần nào cảm nhận được không gian yên bình bao trùm lên cảnh vật nơi đây. Bước từng bước chậm rãi trên những bậc đá rêu phong, từng phiền muộn, lo âu của du khách như được thả trôi cùng tiếng suối róc rách nghe rất vui tai. Có thể, những bậc thang nối dài là một thử thách nhỏ để thử lòng kiên nhẫn và tâm nguyện tìm về tới chốn linh thiêng cõi Phật của con người. Không gian ngày càng mở rộng hơn khi du khách bước đến lưng núi.

Chùa Ba Vàng về đêm quả là một cảnh tượng tuyệt diệu khiến lòng người thổn thức khôn nguôi. Khi màn đêm buông xuống và sự tĩnh mịch bao trùm lấy không gian, chùa Ba Vàng như bừng tỉnh ánh rạng đông, trở nên rực rỡ dưới sắc đèn lung linh huyền ảo. Vẻ đẹp ấy vô cùng bề thế, linh thiêng nhưng lại có phần thơ mộng, hữu tình. Từng hành lang La Hán, lầu Chuông, Đại Hùng Bảo Điện,... đều được thắp sáng để du khách có thể viễn cảnh chùa vào ban đêm.


Vào những ngày lễ tết, bạn có thể đến chùa cầu bình an, vãn cảnh chùa chiền và hòa mình vào không khí đông vui của hàng ngàn phật tử và du khách bốn phương. Ngược lại, khi đến chùa Ba Vàng vào ngày thường, bạn có thể tự do khám phá hết vẻ đẹp quang cảnh xung quanh chùa. Ngày thường, chùa cũng vắng hơn nên nhiều khách du lịch đi tour du lịch Hạ Long thường ghé qua đây vãn cảnh và cầu bình an, cảm ơn thần Phật phù hộ cho chuyến đi.

Quần thể Chùa Ba Vàng nhìn từ trên cao


Nếu bạn không phải là một người sành sỏi trong việc tìm đường, thì còn một phương án khác giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí cho chuyến du lịch chùa Ba Vàng là theo tour. Việc đi theo đoàn là lựa chọn hợp lý nhất, bạn sẽ không phải lo lắng việc tìm đường, tìm nhà trọ hay tìm địa điểm ăn uống, ở chùa có sẵn. 


Chùa Ba Vàng tọa lạc giữa rừng núi đại ngàn, khuôn viên rất đẹp và thu hút rất nhiều người dân đến tham quan cũng như khấn vái đức Phật.


 Một số lưu ý khi tham quan chùa Ba Vàng:

- Sắm lễ bái: việc chuẩn bị đồ lễ bái chùa Ba Vàng cần tuân thủ theo một số quy tắc nhất định, trong đó cần lưu ý nhất là phải sắm lễ chay (bao gồm hương, hoa tươi, bánh oản, xôi, chè và hoa quả) cùng vàng mã, tiền âm phủ.

- Dâng lễ: Khi dâng lễ, bạn phải tuân thủ theo quy tắc chỉ dâng lễ lên ban thờ thánh Mẫu, Đức Ông chứ tuyệt đối không dâng lễ lên Đức Phật cùng Quan Thế Âm Bồ Tát.

- Ăn mặc lịch sự: Vì đây là chốn linh thiêng cửa Phật, nên du khách cần chú ý cách ăn mặc chuẩn mực và lịch sự. Tránh mặc váy, quần ngắn, quần áo ngủ,... đến chốn linh thiêng.

- Chọn một đôi giày dễ đi: Vì chùa nằm trên triền núi và quang cảnh rộng lớn, nên chắc hẳn du khách không muốn leo núi với đôi giày cao gót. Hãy chọn cho mình một đôi giày đế bệt hay một đôi giày thể thao thật dễ chịu và thuận tiện cho việc đi lại.

- Lưu ý trong mua sắm: Hãy cẩn thận khi mua sắm tại chùa Ba Vàng. Nếu có thể hãy chuẩn bị vật lễ sẵn ở nhà, hoặc mua ở bên ngoài chùa nếu không muốn bị chặt chém giá. Bạn cũng nên chuẩn bị thêm nhiều tiền lẻ để mua bán trong chùa nhé!

- Bỏ tiền vào hòm công đức: Nhiều người Việt có thói quen đặt tiền vào lễ, thả xuống giếng hoặc nhét vào khe các bức tượng trong chùa. Việc làm này vô hình chung làm mất đi sự tôn kính với Đức Phật và mỹ quan trong chùa. Bạn chỉ nên quyên góp vào hòm công đức của chùa thôi nhé.

- Thiết bị quay hình/chụp ảnh: Một điều quan trọng nữa là đừng quên mang theo máy ảnh để lưu giữ  hình ảnh chùa Ba Vàng, một thắng cảnh tuyệt trần.

Bà Yến đang điều khiển gọi hồn “Oan gia trái chủ” - Ảnh Facebook  những khoảnh khắc tuyệt đẹp tại ngôi chùa tọa lạc trên núi lớn nhất Việt Nam này.

 *

Theo nhiều nguồn tin, Đại tá Công an Vũ Minh Hiếu thay Cảnh phục, tra bộ cà-sa vào thành Đại Đức Thích Trúc Thái Minh, còn bà Phạm thị Yến chuyên trách gọi hồn “Oan gia trái chủ”. Đây là cập bài trùng buôn thần bán thánh móc túi dân. Thế mà  chùa  Ba Vàng vẫn có nhiều quan chức cấp cao đến viếng và khẩn Phật.

Phạm thị  Yến và xác chết - Ảnh Facebook

(Khi xem ảnh ầy, dư luận cho rằng bà Yến ám chỉ Hồ Chí Minh, vì Hồ Chí Minh “bận tìm đường cứu nước” không phụng dưỡng được cha mẹ, luôn thay tên đổi họ để tránh nạn và chết  ướp xác không được chôn).

Bà Yến đang điều khiển gọi hồn “Oan gia trái chủ” - Ảnh Facebook - (Trường hợp người bịnh nặng, 1 lần gọi hồn giá hơn 900 triệu đồng).

Đại đức Thích Trúc Thái Minh, chủ chùa Ba Vàng


Theo nhiều nguồn tin,  Đại tá Công an Vũ Minh Hiếu thay Cảnh phục, tra bộ cà-sa vào thành Đại đức Thích Trúc Thái Minh, chuyên nghề “buôn thần bán thánh, lừa đời, dối đạo”. Trường hợp nầy, giống như những vụ Vũ Nhôm, Út Trọc….thay Cảnh phục, Quân phục bằng chiếc áo thương gia, toa rập với quan chức, mánh mung trong “kinh doanh bất động sàn”.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam mở hội nghị tránh thai và hộ sản Tăng-Ni sinh.
Sư Thái Minh và Thị Yến - Ảnh biếm trên Facebook

Phật giáo đang thịnh hay suy? Theo tôi: Nếu phái “GHPGVN” tiếp tục chiếm ưu thế như hiện nay thì Kinh tế Giáo hội thịnh, uy tín và Giáo lý Phật giáo suy. Nếu ngày nào đó “GHPGVNTN” chiếm ưu thế thì ngược lại. -/- 

29/6/2021

 (Thiện Tùng viết và sưu tầm ảnh).