Phạm Trần
Lời giới thiệu : Nhận dịp kỷ niệm 100 năm ngày đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời (01/07/1921 – 01/07/2021), Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đọc diễn văn dài hơn 1 giờ, phần lớn tập trung vào những vấn đề nội bộ, nhưng ông cũng không giấu tư tưởng sẽ cương quyết chống lại các thế lực thù nghịch với Trung Quốc bất cứ từ đâu đến.
Để hiểu rõ hơn về nội dung bài diễn văn quan trọng này, chúng tôi đã có cuộc nói chuyện với Tiến sỹ, Giáo sư huân công (Professor Emeritus), Nguyễn Mạnh Hùng, người từng giảng dạy nhiều năm về Quan hệ Quốc tế tại Đại học George Mason, gần Thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
Tập Cận Bình |
******
Mời Độc giả theo dõi toàn văn bài phỏng vấn :
1.-H: Thưa Giáo sư, ở vị trí của một Học giả chuyên về lĩnh vực quan hệ Quốc tế mà ông đã dậy cho Sinh viên trong nhiều năm tại Đại học George Mason, xin ông nhận xét tổng quát về Bài diễn văn của Chủ tịch nhà nước Trung Quốc Tập Cận Bình?
Đáp: Theo thiển ý, bài diễn văn đưa ra ba thông điệp chính cho ba đối tượng khác nhau.
Đối vơi ngươi dân Trung Quốc, ông Tập kể ra những công lao to lớn của Đảng Công Sản Trung Hoa để minh chứng cho tính cách chính thống, hợp tình, hơp lý của viêc Đảng Công Sản Trung Hoa nắm quyền lãnh đạo và cai trị đất nươc trong suốt 70 năm qua.
Đối với các nươc lớn có ý định kiềm chế, làm suy yếu, và cản trở sự lớn mạnh củaTrung Quốc, Tập cảnh báo họ sẽ đụng đầu vào “bức tường thép vĩ đại của 95 triệu đảng viên và 1.4 tỷ ngươi Trung Hoa” và xác quyết rằng sư phuc hồi và trỗi dậy của Trung Quôc là môt “tất yếu lịch sử.”
Đối vơi các nươc nhỏ có thể vì lo sơ trươc đường lôi ngoại giao chó sói (wolf warrior diplomacy) của Trung Quốc mà phải liên kết với các nước lớn khác để làm đối trọng với hiểm họa Trung Hoa, Tập ngon ngọt thuyết phục rằng “hòa binh, hòa hơp và hòa thuận là những lý tưởng mà Trung Quôc theo đuổi trong suốt hơn 5,000 năm lịch sử”, và “tính xâm lăng và bá quyền không hề có trong máu của Trung Quốc.”
2.-H:
Trong Diễn văn dài hơn 1 giờ, ông Tập đã nói đi nói lại nhiều lần về “Chủ nghĩa
Xã hội đặc sắc Trung Quốc”. Chẳng hạn như ông bảo:”Chỉ có Xã hội Chủ nghĩa cứu
được Trung Quốc, chỉ có Xã hội Chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc mới phát triển được
Trung Hoa”
(only socialism could save China, and that only socialism with Chinese
characteristics (Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc) could develop China.)
Xin Giáo sư giải thích cho thứ “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” là gì, có
khác với Chủ nghĩa Xã hội Cộng sản nguyên thủy hay không?
Đáp: Theo giải thích của Tập Cận Bình, chủ nghĩa xã hội với đặc tính Trung Quốc khác với chủ nghĩa xã hôi công sản nguyên thủy xuất phát từ Tây phương vì nó là “sự thích ứng chủ nghĩa Marx vơi hoàn cảnh của Trung Quốc,” với “truyền thống văn hóa Trung Quốc” và với “thời đại mới.” Nó cho phép Trung Quốc chuyển đổi thành công từ môt nên kinh tế chỉ huy sang một nền kinh tế thị trường, từ một nươc bị cô lập đến một nước phát triển và hội nhập với thế giới.
Ngoài ra, khi khoe khoang rằng “chúng ta đã đi tiên phong trong việc tim ra một con đường canh tân mơi và đặc thù của Trung Quốc” đồng thơi còn sáng tạo ra môt “mô thức mới cho sự tiến hóa của nhân loại” trong lúc nền dân chủ Hoa Kỳ đang bị đe dọa, Tâp muốn nhăn nhủ vơi mọi ngươi rằng lịch sử không chấm dứt vơi đồng thuận Washington (Washington consensus,) và mô hình kinh tế thị trương với chính trị dân chủ không phải là con đường phát triển duy nhất của mọi thời, mọi nước.
3.-H: Thưa Giáo sư, tôi
ngạc nhiên khi đọc thấy ông Tập Cận Bình lưu ý rằng :”Chúng ta phải bảo vệ vị
trí của Tổng Bí thư trong Ủy ban Trung ương và trong Đảng nói chung, và bảo vệ
thẩm quyền của Ủy ban Trung ương, và sự tập trung và thống nhất lãnh đạo của Ủy
ban này”
(We must uphold the core position of the General Secretary on the Party Central
Committee and in the Party as a whole, and uphold the Central Committee’s
authority and its centralized, unified leadership. )
Như vậy, phải chăng đã có sự rạn nứt hay xáo trộn trong hàng ngũ Lãnh đạo tối
cao của đảng Cộng sản Trung Quốc?
Đáp: Điều đáng chú ý ở đây là đòi hỏi “phải bảo vệ vị trí của Tổng Bí Thư trong Ủy ban Trung ương và trong Đảng.” Vì thế, có thể có khác biêt ý kiến và khó chịu về việc tập trung quyền lực quá đáng vào cá nhân “ ông chủ tịch của tất cả mọi thứ” (chairman of everything), nhưng người ta chưa thấy bằng chứng rõ rệt có sự “rạn nứt hay xáo trộn” trong hàng ngũ lãnh đạo của đảng Công Sản Trung Quốc.
4.-H: Càng ngạc nhiên hơn khi thấy Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc
cảnh cáo rằng :”Bất cứ âm mưu nào muốn chia rẽ Đảng với nhân dân Trung Quốc,
hay mưu toan thúc đẩy người dân chống lại đảng cũng sẽ thất bại. Hơn 95 triệu
đảng viên và hơn 1.4 tỷ người Trung Hoa sẽ không bao giờ cho phép chuyện
này xẩy ra.”
(Any attempt to divide the Party from the Chinese people or to set the people
against the Party is bound to fail. The more than 95 million Party members and
the more than 1.4 billion Chinese people will never allow such a scenario to
come to pass.)
Như vậy, thưa Giáo sư, ông Tập Cận Bình muốn gửi thông điệp này cho nội bộ
đảng, người dân của ông hay các đối tượng bên ngoài Trung Quốc?
Đáp:
Cả hai, đặc biệt là đối tuợng bên ngoài Trung Quốc.
5.-H: Về đối ngoại, họ Tập cũng nói:”Chúng ta hoan nghênh những khuyến cáo hữu
ích và những chỉ trích xây dựng. Nhưng chúng ta không chấp nhận những lời rao
giảng của những ai nghĩ là họ có quyền dậy dỗ chúng ta.”
( (We) welcome helpful suggestions and constructive criticism. We will not,
however, accept sanctimonious preaching from those who feel they have the right
to lecture us.)
Theo ông khi nói như thế thì có phải ông Tập Cần Bình đã nhắm vào Tây phương, nói chung và Hoa Kỳ, nói riêng, vì các nước này đã liên tiếp chỉ trích Trung Quốc vi phạm nhân quyền và đàn áp người thiểu số Uyghur (Duy Ngô Nhĩ) ở Tân Cương, và người dân Hồng Kông ?
Đáp:
Đúng thế.
6.-H: Cũng trong Diễn văn quan trọng này, ngoài những lời ca tụng công lao của
Mao Trạch Đông, các Lãnh đạo tiền nhiệm và những đóng góp cho sự thịnh vượng và
hòa bình thế giới của đảng CSTQ, ông Tập Cận Bình một lần nữa khẳng định:
”Trung Quốc không mang dòng máu xâm lược hay bá quyền. Chúng tôi chưa hề
khiêu khích, áp chế hay muốn kiểm soát nhân dân nước khác, và sẽ không bao giờ
làm như thế. Vì vậy mà chúng tôi sẽ không bao giờ cho phép bất cứ lực lượng
ngoại bang nào khiêu khích, áp chế và kiểm soát chúng tôi. Bất cứ ai muốn làm
như vậy thì sẽ đụng đầu vào bức tường sắt vĩ đại của 1.4 tỷ người Trung
Hoa.”
(The Chinese nation does not carry aggressive or hegemonic traits in its
genes.. We have never bullied, oppressed, or subjugated the people of any other
country, and we never will. By the same token, we will never allow any foreign
force to bully, oppress, or subjugate us. Anyone who would attempt to do so
will find themselves on a collision course with a great wall of steel forged by
over 1.4 billion Chinese people.)
Thưa ông, nếu đem những lời hứa “không hiếu chiến” của ông Tập so với những
hành động lấn chiếm và tiếp tục đe dọa quân sự của Bắc Kinh ở Biển Đông đối với
các nước có tranh chấp chủ quyền biển, đảo với Trung Quốc, trong đó có Việt
Nam, Phi Luật Tân, Nam Dương, Mã Lai và Brunei, thì ông thấy “lời nói không đi
đôi với việc làm” của họ Tập có giá trị gì không?
Đáp: Không ai, nhất là ngươi Việt Nam, lạ gì vơi chính sách nói môt đằng làm một nẻo của chính quyền Cộng Sản Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong phần diễn văn của Tập Cân Bình về sự phục hồi của Trung Quốc, ông chỉ nhấn mạnh đến việc thiết lập quyền kiểm soát của chính quyền trung ương đối với các đặc khu hành chánh Hong Kong và Macao, và “sứ mạng lịch sử” tái thống nhât với Đài Loan, nhưng không hề đả động đến Biển Đông là vùng có tranh chấp chủ quyền biển, đảo giưa Trung Quốc và các nươc ơ Đông Nam Á. Phải chăng Biển Đông chưa phải là ưu tiên số một của Trung Quốc trong lúc này?
Đây có thể là cơ hội cho ASEAN hoặc môt số quốc gia Đông Nam Á có chung quyền lợi hợp tác vơi nhau để thử thách thiện chí và nỗi lo sợ bị bao vây, cô lập của Trung Quốc mà đòi Trung Quôc chứng tỏ thiên chí hòa binh, không xâm lăng, không bá quyên bằng cách cư xử hòa hoãn ở Biển Đông, nhất là trong tiến trình hoàn tất Bô Quy tăc ứng xử ( Code of conduct, COC) ở vùng biển này.
Xin cảm ơn Giáo sư
******
Chú thích của Phạm Trần: Trung Quốc và Tổ chức 10 Quốc gia Đông
Nam Á (The Association of South East Asia Nations, ASEAN) đã thực hiện các cuộc
đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử (Code of Conduct, COC) từ sau năm
2002 nhưng chưa có kết quả. Bộ Quy tắc
ứng xử (COC) được đề xướng nhằm ràng buộc pháp lý với các bên về hành động của
mình trên Biển Đông, sau khi Tuyên bố về cách ứng xử ( Declaration of Conduct,
DOC) của các bên ở Biển Đông được ký giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002, không
ngăn chặn được những vi phạm đơn phương của Trung Quốc.
Cuộc đàm phán COC bị gián đoạn vì dịch Covid 19 sẽ được tái diễn trong một tương lai gần, nhưng hy vọng thành công vẫn còn xa vời. Lý do thất bại của các cuộc họp trước vì ASEAN không đồng ý một COC theo điều kiện của Bắc Kinh, theo đó Trung Quốc chỉ muốn nói chuyện với 5 nước có tranh chấp gồm Việt Nam, Phi Luật Tân, Nam Dương, Mã Lai và Brunei, thay vì với toàn khối ASEAN.
Trung Quốc cũng chống yêu cầu “quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông và đòi ASEAN trục xuất sự hiện diện của Tây Phương ở vùng biển có tranh chấp chủ quyền.
Ngược lại, khối ASEAN
muốn có sự tham dự của Tây Phương, đặc biệt là Hoa Kỳ, Pháp, Anh và Đức vì các
Quốc gia này cũng có quyền lợi về hàng không và hàng hải ở khu vực.
******