15 juillet 2021

Trung Quốc nhận đòn đau: EU liên thủ tẩy chay Olympic Mùa đông 2022

Thu Ngọc| 10/07/2021

Với 578 phiếu thuận, 29 phiếu chống và 73 phiếu trắng, Nghị viện châu Âu đã thắng tuyệt đối trong việc thông qua nghị quyết mang nội dung nổi bật tẩy chay Trung Cộng, bao gồm 28 điểm, trong đó có những điểm quan trọng như sau:

- Không thay đổi quyết định ngừng vô thời hạn thỏa thuận đầu tư EU - Trung Quốc, bất chấp việc lãnh đạo Pháp và Đức vừa bày tỏ sự ủng hộ đối với thỏa thuận trong cuộc điện đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình hồi đầu tuần. Nhưng thỏa thuận đầu tư này của Pháp và Đức cũng không thể triển khai nếu không có sự ủng hộ của Nghị viện.

- Kêu gọi tẩy chay ngoại giao đối với Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022, theo đó các tổ chức EU và các quốc gia thành viên sẽ “từ chối lời mời tham dự của các đại diện chính phủ và các nhà ngoại giao, trừ khi Trung Quốc thay đổi các vấn đề liên quan đến nhân quyền.

- Báo động về “tình hình xấu đi nhanh chóng ở Hồng Kông và cụ thể hơn là các cuộc tấn công công khai chống lại quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí”.



Nghị viện châu Âu ngày 8.7 thông qua nghị quyết không ràng buộc kêu gọi tẩy chay Thế vận hội Mùa đông ở Bắc Kinh năm 2022.

Nghị viện Châu Âu thông qua một nghị quyết kêu gọi các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Hồng Kông và tẩy chay ngoại giao đối với Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh để phản ứng với việc đóng cửa của tờ báo Apple Daily (Hồng Kông). Theo The Guardian, nghị quyết kêu gọi tẩy chay Olympic được thông qua với 578 phiếu thuận, 29 phiếu chống và 73 phiếu trắng.

Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) đưa tin, nghị quyết này kêu gọi EU áp đặt "các biện pháp trừng phạt có mục tiêu" đối với các quan chức lãnh đạo Hồng Kông, trong đó có đặc khu trưởng Carrie Lam Cheng Yuet-ngor. Đồng thời, EU cũng kêu gọi áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc Đại lục.

Nghị quyết được đề xuất bao gồm 28 điểm, chẳng hạn như đi theo Anh, Australia và Canada về việc công bố “kế hoạch xuồng cứu sinh” cho phép “các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ và các nhà lãnh đạo chính trị ở Hồng Kông” chuyển tới EU.

Thỏa thuận cũng xác nhận rằng quan điểm của Nghị viện về [việc ngừng vô thời hạn] thỏa thuận đầu tư EU- Trung Quốc không thay đổi, bất chấp việc lãnh đạo Pháp và Đức bày tỏ sự ủng hộ đối với thỏa thuận trong cuộc điện đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình hồi đầu tuần. Nhưng thỏa thuận đầu tư này không thể triển khai nếu không có sự ủng hộ của Nghị viện.

Nghị viện EU cũng kêu gọi tẩy chay ngoại giao đối với Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022, theo đó các tổ chức EU và các quốc gia thành viên sẽ “từ chối lời mời tham dự của các đại diện chính phủ và các nhà ngoại giao, trừ khi Trung Quốc thay đổi các vấn đề liên quan đến nhân quyền.

Nghị quyết bày tỏ sự báo động về “tình hình xấu đi nhanh chóng ở Hồng Kông và cụ thể hơn là các cuộc tấn công công khai chống lại quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí”.

Đặc khu trưởng Hồng Kông Carrie Lam và Ông Zhang Xiaoming, Giám đốc văn phòng phụ trách vấn đề Hồng Kông và Macao.

Việc đóng cửa toà báo Apple Daily đã dẫn những chỉ trích rộng rãi tại các quốc gia phương Tây. Toà báo này đã cho in ấn bản cuối cùng hồi tháng trước sau khi một số biên tập viên cấp cao bị bắt theo Luật An ninh Quốc gia và chính phủ đóng băng tài sản của công ty mẹ Next Digital, khiến nó không thể hoạt động. Nhà sáng lập toà báo Apple Daily, Jimmy Lai Chee-ying, đã bị bắt vì tình nghi thông đồng với lực lượng nước ngoài và gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia.

Tờ báo Apple Daily phát hành số báo cuối cùng trước khi buộc phải đóng cửa do nhà sáng lập và các biên tập viên cao cấp bị bắt.

Cùng ngày, Quốc Hội Bỉ cũng đã thông qua một nghị quyết cảnh báo về «nguy cơ diệt chủng nghiêm trọng» đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Nghị quyết đã được thông qua với 125 phiếu thuận và không có phiếu chống nào. Quốc Hội của Hoa Kỳ và của một số nước phương Tây cũng đã xem chính sách mà Bắc Kinh thi hành đối với cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ Hồi Giáo là hành động «diệt chủng». Bắc Kinh, hôm nay, qua lời phát ngôn viên bộ Ngoại giao, đã có phản ứng, yêu cầu Bỉ «sửa chữa ngay lập tức sai lầm để tránh làm tổn hại quan hệ Trung Quốc - Bỉ».

Nghị Viện Châu Âu kêu gọi các lãnh đạo Liên Âu không dự Thế vận hội Bắc Kinh

Được biết, quyết định trên của Bộ Thương mại Mỹ được đưa ra tiếp sau thông báo hồi tháng 6, liệt 5 thực thể khác của Trung Quốc vào danh sách đen liên quan tới những cáo buộc cưỡng bức lao động ở Tân Cương. Việc bổ sung thêm vào Danh sách Thực thể của Bộ Thương mại là một phần trong các nỗ lực đan triển khai của chính quyền Biden nhằm buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về các vụ vi phạm nhân quyền.

Thêm hàng loạt công ty Trung Quốc bị Mỹ đưa vào danh sách đen

T.N.

Nguồn: soha.vn