Phạm Minh Hoàng trên bục giảng |
Khi
tôi đặt bút xuống viết những dòng này, tôi có cảm tưởng như còn đang say rượu.
Vợ và con tôi nghe tin này khóc ngất. Anh tôi (thương phế binh VNCH tật nguyền
gần 100%) cũng bàng hoàng. Hoàn cảnh gia đình không cho phép vợ tôi đi cùng, vì
còn phải chăm sóc mẹ già cũng như lo cho ông anh tật nguyền, điều này có nghĩa
gia đình chúng tôi sẽ phải ly tán.
nhưng
tôi còn nhớ như ngày hôm qua, tôi cất bước sang Paris du học. Khi máy bay đang
lượn trên bầu trời Sàigòn, tôi nhìn qua cửa sổ và tự nhủ sẽ trở về để xây dựng
quê hương đang điêu tàn vì chiến tranh. Hai năm sau, mọi suy tính của tôi sụp
đổ và tôi bắt buộc phải bước vào một cuộc đời mới, nơi một phương trời mới với
những suy nghĩ mới, tuy nhiên trong lòng tôi vẫn canh cánh hướng về quê hương,
nơi chôn nhau cắt rốn của mình.
Sau
một thời gian sinh sống và làm việc, tư tưởng trở về Việt Nam lại nhem nhúm trở
lại và tôi đã cắp sách đến trường để trang bị cho mình những kiến thức ích lợi
cho công việc ở Việt Nam. Trở về nước năm 2000, tôi trầy trật mới tìm được một
công việc thích hợp trong Đại học Bách Khoa SG với đồng lương ít ỏi. Trong suốt
10 năm giảng dạy, tôi vẫn tự nhủ mình không phải là một người thầy giỏi, tôi
chỉ được mỗi cái chăm chỉ và tận tâm. Tôi tự hài lòng với bản thân vì đã đem
hết sinh lực và tâm trí của mình để truyền đạt kiến thức đến cho giới trẻ. Khi
tôi bị bắt vào năm 2010 vì đã lên tiếng về tình hình đất nước, tôi đang dạy cùng
lúc 5 môn toán khác nhau và đó là lúc khả năng và óc sáng tạo của tôi đang ở
mức sung mãn vượt bực.
Nhờ sự
can thiệp của chính phủ Pháp và sự lên tiếng của các tổ chức nhân quyền cũng
như sự đấu tranh của nhiều người trong, ngoài nước, án của tôi tương đối nhẹ,
chỉ 17 tháng tù giam và 3 năm quản chế. Có điều sau đó thì hoài bão đi dạy của
tôi cũng sụp đổ. Thỉnh thoảng tôi tính mở lớp Pháp văn nhưng họ vẫn rầy rà đủ
thứ. Thậm chí vào năm 2016, khi cùng các bạn trẻ chia sẻ và trao đổi các kiến
thức về quyền con người, về pháp luật Việt Nam, về kỹ năng sống cũng bị công an
giải tán một cách thô bạo, máy móc bị tịch thu. Cho đến ngày hôm nay những
khiếu kiện của tôi vẫn bay vào hư vô.
Cho dù
khó khăn và đe dọa đủ điều, tôi vẫn cố gắng duy trì những phản ứng và những
đóng góp của mình về các vấn đề của đất nước. Những bài viết của tôi mang tính
phê bình nhưng bao giờ cũng chừng mực, ôn hòa và không thể kết luận là nguy hại
đến an ninh quốc gia. Tuy nhiên, dưới mắt nhà cầm quyền cộng sản, chừng ấy là
chưa đủ. Qua các kênh thông tin, tôi biết tôi vẫn là một cái gì đó tiềm tàng đe
dọa đến họ, và mặc dù đã duy trì phản ứng của mình một cách rất chừng mực và
thận trọng, họ cũng không yên lòng, để sau cùng đi đến quyết định tước quốc
tịch của tôi.
Việc
tước quốc tịch đồng nghĩa với việc trục xuất, nghĩa là tôi không có quyền sống
và chết trên quê hương của mình.
Gia đình Nhà giáo Phạm Minh Hoàng |
Tôi
còn nhớ, khi tiếp xúc với TLS Pháp vào năm 2010-2011 khi còn ở trong tù, tôi có
minh định rằng tôi chọn ở tù hơn bị trục xuất. Ngài TLS lúc ấy đã ghi nhận và
nhắc đi nhắc lại nguyện vọng của tôi và hứa sẽ giúp tôi toại nguyện.
Ngày
hôm nay tình hình có vẻ đã thay đổi. Việc bỏ tù một công dân Pháp có lẽ sẽ phức
tạp cho cả hai chính phủ và cuối cùng họ đã chọn một giải pháp đỡ phiền phức
nhất nhưng cũng vô nhân đạo nhất, vì hơn ai hết, họ biết rõ hoàn cảnh gia đình
tôi đơn chiếc như thế nào.
Ngày
xưa, khi bị tù, tôi nghĩ đó sẽ là những chuỗi ngày đau khổ nhất của một con
người, nhưng bây giờ tôi thấy còn một thứ kinh khủng hơn, đó là không được sống
trên quê hương của mình.
Ngay
trong lúc này, tôi chưa nhận được bất cứ văn bản nào về vụ tước quốc tịch, nên
chỉ biết gởi đến bà con thân thương những dòng tâm sự này và mong được sự cảm
thông và hậu thuẫn của mọi người bằng cách chia sẻ rộng rãi bức Tâm Thư này đến
cho bạn bè. Gia đình chúng tôi cũng đã liên hệ với luật sư để tìm hiểu thêm và
tôi được biết hành vi tước quốc tịch tôi là sai pháp luật Việt Nam (xin xem tài
liệu dưới đây).
Cuối
thư, tôi xin chép lại đây một câu nói của một người đấu tranh đã bị trục xuất:
“Người ta có thể đưa tôi ra khỏi Việt Nam, nhưng không ai có thể đưa Việt Nam
ra khỏi tôi.”
Phạm Minh Hoàng
Nhà giáo Phạm Minh Hoàng: Tuyên bố từ bỏ quốc tịch Pháp
Ông
Phạm Minh Hoàng, song tịch Pháp Việt, tước bỏ quốc tịch Pháp với mong muốn được
đoàn tụ với gia đình tại Việt Nam, khi ông lo lắng nhà cầm quyền Việt nam sẽ
trục xuất ông về Pháp trong nay mai.
Thầy
Minh Hoàng cho rằng, nhà cầm quyền cố tình trục xuất ông về Pháp là “tước đi
quyền được sống trên quê hương là một hành vi cực kỳ vô nhân đạo”.
Thầy
giáo ngoài 60 tuổi đã gửi thư đến ông Đại Sứ Cộng Hòa Pháp tại Hà Nội với thỉnh
nguyện được sum vầy với gia đình, chăm sóc người anh bệnh tật suốt mấy chục năm
qua:
“Tôi
tuyên bố thực thi quyền từ bỏ quốc tịch chiếu theo điều 23 Bộ luật Dân Sự. Tôi
xin Ông vui lòng xem như tôi không còn quốc tịch Pháp và chỉ giữ lại quốc tịch
Việt Nam.”
Sau
đây là bức thư của Nhà giáo Phạm Minh Hoàng gửi đến ông Đại Sứ Cộng Hòa Pháp
tại Hà Nội:
…..ooo00ooo…..
Monsieur l’Ambassadeur de France
57 Trần Hưng Đạo, Hà Nội
HaNoi, VietNam
Je soussigné Pham Minh Hoang né le 08-08-1955 à
Phuoc-Tuy, VietNam; ayant la double nationalité française et vietnamienne;
déclare vouloir exercer mon droit de répudiation conformément aux dispositions
des articles 23 du Code civil.
En conséquence, je vous demande de bien vouloir
considérer que je n’ai plus cette nationalité française et de ne conserver que
la nationalité vietnamienne
Je vous adresse ci-joint :
– le document officiel attestant ma nouvelle
nationalité,
– un justificatif de mon domicile actuel au
Vietnam,
– une copie de ma carte d’identité,
En vous remerciant à l’avance, je vous prie
d’agréer Monsieur l’Ambassadeur, l’expression de mes salutations distinguées.
Pham Minh Hoàng.
===========================================
Kính
gởi Ông Đại Sứ Cộng Hòa Pháp, Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội
Tôi ký
tên dưới đây Pham Minh Hoang sinh ngày 08-08-1955 tại Phước-Tuy, VietNam; tôi
có song tịch Pháp Việt. Tôi tuyên bố thực thi quyền từ bỏ quốc tịch chiếu theo
điều 23 Bộ luật Dân Sự.
Vì lý
do trên, tôi xin Ông vui lòng xem như tôi không còn quốc tịch Pháp và chỉ giữ
lại quốc tịch Việt Nam.
Tôi
xin gởi đến ông:
– văn
bản chứng nhận quốc tịch Pháp
–
chứng thực địa chỉ của tôi ở Việt Nam.
– thẻ
căn cước Pháp.
Trân trọng kính chào Ông Đại Sứ.
Phạm Minh Hoàng