VŨ HỮU SỰ: " Với cái “mánh” này của họ, lúc đầu chúng
ta ngỡ làm được các dự án với giá rất rẻ, nhưng hậu quả cuối cùng là dự án trở
nên vô cùng đắt. Không chỉ thế, những khiếm khuyết do họ để lại trong quá trình
thi công còn khiến chúng ta tốn kém rất nhiều, cả thời gian lẫn tiền bạc, để
khắc phục.
Cảng hàng không quốc tế Long Thành là một dự án trọng điểm quốc gia, được Quốc hội thông qua năm 2014 với tổng mức đầu tư khái toán là 336.630 tỷ (gần 15 tỷ USD). Chỉ riêng số tiền dùng để giải phóng mặt bằng, hiện còn thiếu 18.000 tỷ, mà Chính phủ chưa biết đào đâu ra.
Nhưng không phải vì thiếu vốn mà chúng
ta có thể ham rẻ, để rồi nếu chẳng may lại chậm tiến độ, đội vốn, thì nền kinh
tế của chúng ta còn bị tổn hại lớn hơn nhiều, mà những khiếm khuyết của dự án,
có khi phải khắc phục trong hàng thập kỷ."
Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty
Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Geleximco) Vũ Văn Tiền vừa đề xuất xin
Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc cho dự án đầu tư xây dựng sân bay Long
Thành theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Trong văn bản, ông Tiền cho biết,
Geleximco có mối quan hệ đối tác chặt chẽ với nhiều doanh nghiệp lớn của Trung
Quốc, có doanh nghiệp có tổng tài sản lên đến 250 tỷ USD, có năng lực và kinh
nghiệm trong lĩnh vực quản lý tài sản và đầu tư, xây dựng, vận hành các dự án
hạ tầng tại Việt Nam. Với những thế mạnh đó, họ sẽ hoàn thành, đưa cảng hàng
không quốc tế Long Thành vào vận hành với thời gian chỉ từ 3 đến 5 năm, với giá
đầu tư thấp nhất cho một cảng hàng không hiện đại, văn minh nhất.
Thông tin trên lập tức được xã hội đặc
biệt quan tâm, với rất nhiều băn khoăn. Hầu như không người Việt Nam nào mà
không biết cái “mánh” của các nhà thầu Trung Quốc. Để thắng thầu trong các cuộc
đấu thầu quốc tế các dự án hạ tầng, bao giờ họ cũng bỏ thầu thật thấp, nhiều
khi thấp đến mức không ai có thể ngờ. Nhưng thắng thầu rồi, họ thường làm chậm
tiến độ dự án, rồi đòi “đội vốn”, với đủ lý do, nào là trượt giá, nào là vật
liệu tăng... Và điều quan trọng nhất là công nghệ, thiết bị của họ thường rất
cũ kỹ, lạc hậu.
Chúng ta đã phải “ngậm” rất nhiều quả
đắng vì “chiêu” này của họ rồi, như đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, đã
chậm tiến độ nhiều lần. Vốn ban đầu chỉ là trên 500 triệu USD, sau đội vốn thêm
trên 300 triệu USD nữa. Dự án nhà máy thép Thái Nguyên giai đoạn II, vốn lúc
đầu chỉ trên 3.000 tỷ, sau đội vốn lên trên 8.000 tỷ, tức là gấp hơn 2 lần, mà
đến nay vẫn chỉ là một đống thép đồng nát khổng lồ. Hay các dự án Đạm Ninh
Bình, Đạm Hà Bắc, do công nghệ, thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, nên giá thành cao, các
nhà máy trên càng sản xuất càng lỗ. Chỉ sau 4 năm, Đạm Ninh Bình đã lỗ trên
2.000 tỷ.
Với cái “mánh” này của họ, lúc đầu chúng
ta ngỡ làm được các dự án với giá rất rẻ, nhưng hậu quả cuối cùng là dự án trở
nên vô cùng đắt. Không chỉ thế, những khiếm khuyết do họ để lại trong quá trình
thi công còn khiến chúng ta tốn kém rất nhiều, cả thời gian lẫn tiền bạc, để
khắc phục.
Cảng hàng không quốc tế Long Thành là
một dự án trọng điểm quốc gia, được Quốc hội thông qua năm 2014 với tổng mức
đầu tư khái toán là 336.630 tỷ (gần 15 tỷ USD). Chỉ riêng số tiền dùng để giải
phóng mặt bằng, hiện còn thiếu 18.000 tỷ, mà Chính phủ chưa biết đào đâu ra.
Trong điều kiện kinh phí thiếu trước hụt sau như vậy, thì PPP là lựa chọn rất
cần thiết.
Nhưng không phải vì thiếu vốn mà chúng
ta có thể ham rẻ, để rồi nếu chẳng may lại chậm tiến độ, đội vốn, thì nền kinh
tế của chúng ta còn bị tổn hại lớn hơn nhiều, mà những khiếm khuyết của dự án,
có khi phải khắc phục trong hàng thập kỷ.
VŨ HỮU SỰ
Nguồn: Theo Báo Nông Nghiệp