Lãnh đạo đặc khu Hồng Kông, |
Phát biểu
với giới báo chí, lãnh đạo hành pháp Hồng Kông Lương Ch ấn Anh cho biết : « Trong
những ngày qua và kể cả sáng nay, thông qua các bên thứ ba, chúng tôi đã cho
các sinh viên biết là chúng tôi muốn tiến hành đối thoại càng sớm càng tốt, và
nếu có thể thì ngay trong tuần tới, về thể thức bầu cử phổ thông đầu phiếu ».
Ông Lương Ch ấn
Anh cũng khẳng định lại là Bắc Kinh không chấp nhận từ bỏ quyền kiểm soát, lựa
chọn giới thiệu các ứng viên trong cuộc bầu cử lãnh đạo hành pháp Hồng Kông vào
năm 2017.
Mặt khác,
lãnh đạo Hồng Kông từ chối bình luận về các vụ bạo hành của cảnh sát, nhắm vào
những người biểu tình và cho rằng, « không nên chính trị hóa sự cố này
». Ngay sau khi truyền hình Hồng Kông phát đi hình ảnh cảnh sát đánh đập dã man
người biểu tình đã bị bắt, chính quyền đặc khu đã thông báo mở một cuộc điều
tra « không thiên vị » về các vụ bạo hành.
Ngày
15/10/2014, Mỹ đã lên tiếng về việc trấn áp giới sinh viên Hồng Kông. Phát ngôn
viên Bộ Ngoại giao Hoa K ỳ,
bà Jennifer Psaki, cho biết Washington
« rất quan ngại » và « khuyến khích chính quyền Hồng Kông nhanh
chóng tiến hành một cuộc điều tra rõ ràng và đầy đủ về sự cố này ».
Đồng thời, Hoa K ỳ cũng kêu gọi chính quyền
Hồng Kông có thái độ kiềm chế và những người biểu tình nên tiếp tục bày tỏ
chính kiến của mình một cách hòa bình. Dường như để nhắc nhở Trung Qu ốc, chính quyền Mỹ nhân
dịp này ca ngợi truyền thống lâu đời của Hồng Kông về một Nhà nước pháp quyền
và các quyền tự do cơ bản được quốc tế công nhận.
Trong khi
đó, Thủ tướng Anh David
Cameron nhấn mạnh là Luân Đôn luôn ủng hộ các quyền và tự do
của Hồng Kông.
Từ hơn hai
tuần qua, giới sinh viên Hồng Kông đã liên tục biểu tình đòi phải có một cuộc
bầu cử phổ thông đầu phiếu thực sự dân chủ vào năm 2017, yêu cầu lãnh đạo hành
pháp Hồng Kông Luơng Chấn Anh phải từ chức.