Phạm Chi Lan
Trong khi AEC đang đến rất gần, nhiều doanh nghiệp từ các nước
ASEAN đang rầm rộ đổ bộ vào Việt Nam, thì phần lớn các cơ quan nhà nước lẫn
doanh nghiệp Việt Nam đều có vẻ chưa biết lo giữ lấy sân nhà, cũng chưa biết đi
tìm cơ hội ở các thị trường bạn.
Với bốn trụ cột - thị trường thống nhất, không gian sản xuất
chung; khu vực kinh tế cạnh tranh cao; khu vực phát triển kinh tế cân bằng; và
hội nhập toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu -, AEC sẽ thiết lập nền tảng cho sự
tự do dịch chuyển của tất cả các nhân tố sản xuất quan trọng - hàng hóa, dịch
vụ, đầu tư, lao động có kỹ thuật và dòng vốn trong nội bộ khối.
Với qui mô GDP năm 2013 tổng cộng khoảng 2.400 tỉ USD, nếu là một quốc gia, AEC sẽ là nền kinh tế lớn thứ bảy trên thế giới. Dân số trên 600 triệu người của AEC lớn hơn qui mô dân số của Liên minh châu Âu hoặc Mỹ, và chỉ đứng thứ ba trên thế giới sauTrung Qu ốc và Ấn Độ. Cơ cấu dân
số trẻ, mức tăng năng suất lao động khá tốt, trạng thái kinh tế vĩ mô tương đối
ổn định của ASEAN trong những năm qua cũng tạo niềm tin đối với khối này, đặc
biệt về triển vọng của các lĩnh vực công nghiệp chế tạo, thị trường bán lẻ,
dịch vụ thông tin và viễn thông, dịch vụ du lịch, giao thông vận tải…
Về thương mại, ASEAN là một thị trường tiêu thụ rộng lớn đầy tiềm năng, nhờ tốc độ giảm nghèo và tăng thu nhập khá cao, tốc độ đô thị hóa nhanh, tính đa dạng của dân cư và khả năng tiếp cận với xu hướng hiện đại trong tiêu dùng. ASEAN đang là khu vực xuất khẩu lớn thứ tư của thương mại toàn cầu, chỉ sau EU, khu vực Bắc Mỹ vàTrung Qu ốc-Hồng Kông. Thương
mại nội vùng giữa các nước ASEAN hiện nay chỉ chiếm khoảng 25% tổng thương mại
của khối, nhưng có triển vọng tăng cao hơn khi AEC hình thành, và sẽ đặc biệt
lớn khi RCEP tức ASEAN+6 ra đời, biến cả khu vực thành một thị trường siêu lớn
với GDP 21.000 tỉ USD và chiếm khoảng 30% tổng thương mại toàn cầu. Về đầu tư,
ASEAN cộng lại đang đứng thứ bảy thế giới về mức thu hút các công ty lớn trên
toàn cầu, với 227 công ty có doanh thu trên 1 tỉ USD/năm hoạt động ở khu vực và
tỉ lệ 38% các vụ IPO của toàn châu Á. Mong muốn tạo thêm việc làm, nâng cao
năng lực cạnh tranh toàn cầu của các ngành kinh tế và hướng tới thịnh vượng
cũng tạo nên nhu cầu lớn trong AEC về phát triển con người, công nghệ và hạ
tầng, mở thêm những cơ hội hợp tác rộng lớn trong và ngoài khối trên các lĩnh
vực này.
Tất nhiên, trước mắt ASEAN cũng còn rất nhiều việc phải làm để tiếp tục loại bỏ hàng rào thuế quan, cải cách để AEC trở thành khu vực đầu tư hấp dẫn và giảm khoảng cách giữa hai khối ASEAN-6 và ASEAN-4. Sau năm 2015, AEC sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp để hướng đến một nền kinh tế chung tốt nhất về mặt thể chế và có khả năng phản ứng nhanh, đối phó tốt với những biến động kinh tế toàn cầu và biến đổi khí hậu…
Một AEC như vậy chắc chắn vừa là cơ hội to lớn, vừa là thách thức nặng nề của Việt Nam. Không ít báo cáo, thuyết trình của các chuyên gia đã vạch ra những cơ hội, thách thức đó cũng như các giải pháp cần thiết, đặc biệt cho doanh nghiệp. Chi tiết có thể khác nhau, nhưng những khuyến cáo này đều xoay quanh các vấn đề: xuất phát từ một nền kinh tế phát triển thấp hơn, các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung sẽ phải đương đầu với sức ép cạnh tranh lớn, trong khi lại yếu hơn các doanh nghiệp ASEAN về qui mô vốn, về năng lực thiết bị, trình độ công nghệ, kỹ năng quản lý và lao động, cũng như chưa có tầm nhìn, chiến lược kinh doanh hợp lý. Để đối phó với thách thức và nắm bắt những cơ hội về xuất khẩu, đầu tư trong AEC, việc tự cải thiện năng lực của mình, đồng thời tận dụng những thuận lợi trong cơ chế nội bộ của AEC, tăng cường hợp tác, tham gia liên kết trong các chuỗi cung ứng… là điều rõ ràng các doanh nghiệp phải làm.
Nhìn rộng hơn trong phạm vi cả nền kinh tế, có nhiều điều đáng suy nghĩ hơn về Việt Nam với AEC. Tham gia ASEAN đã 20 năm, nhưng đến nay Việt Nam vẫn nằm trong nhóm bốn nước kém phát triển của khối. Khoảng cách phát triển giữa Việt Nam với ASEAN-6 thì rộng ra, trong khi với ba thành viên khác của ASEAN-4 thì hẹp lại, thậm chí đã có lời cảnh báo Việt Nam có thể sẽ thua ba nước này về thu nhập bình quân đầu người trong vài năm nữa. Việc thực hiện ba đột phá chiến lược (cải cách thể chế, phát triển hạ tầng và nguồn nhân lực) và tái cơ cấu nền kinh tế - những việc cấp bách nhất để đưa nền kinh tế đi lên - diễn ra rất chậm chạp.
Trong khi AEC đang đến rất gần, nhiều doanh nghiệp từ các nước ASEAN đang rầm rộ đổ bộ vào Việt Nam, thì phần lớn các cơ quan nhà nước lẫn doanh nghiệp Việt Nam đều có vẻ chưa biết lo giữ lấy sân nhà, cũng chưa biết đi tìm cơ hội ở các thị trường bạn, mà cứ mải mê chờ hoàn thành các đàm phán hiệp định thương mại tự do “thế hệ mới” như FTA với EU hay TPP! Phải chăng ta “điếc không sợ súng”, hay bị cái bệnh thích hoành tráng cuốn vào giấc mơ ra biển lớn mà quên đi việc tập bơi để khỏi đuối nước ngay tại ao làng? Hãy tỉnh dậy đi, bởi không mạnh lên để trụ nổi trong ao làng, để vùng vẫy được trong cái hồ AEC thì khó ra biển lớn lắm!
Với qui mô GDP năm 2013 tổng cộng khoảng 2.400 tỉ USD, nếu là một quốc gia, AEC sẽ là nền kinh tế lớn thứ bảy trên thế giới. Dân số trên 600 triệu người của AEC lớn hơn qui mô dân số của Liên minh châu Âu hoặc Mỹ, và chỉ đứng thứ ba trên thế giới sau
Về thương mại, ASEAN là một thị trường tiêu thụ rộng lớn đầy tiềm năng, nhờ tốc độ giảm nghèo và tăng thu nhập khá cao, tốc độ đô thị hóa nhanh, tính đa dạng của dân cư và khả năng tiếp cận với xu hướng hiện đại trong tiêu dùng. ASEAN đang là khu vực xuất khẩu lớn thứ tư của thương mại toàn cầu, chỉ sau EU, khu vực Bắc Mỹ và
Tất nhiên, trước mắt ASEAN cũng còn rất nhiều việc phải làm để tiếp tục loại bỏ hàng rào thuế quan, cải cách để AEC trở thành khu vực đầu tư hấp dẫn và giảm khoảng cách giữa hai khối ASEAN-6 và ASEAN-4. Sau năm 2015, AEC sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp để hướng đến một nền kinh tế chung tốt nhất về mặt thể chế và có khả năng phản ứng nhanh, đối phó tốt với những biến động kinh tế toàn cầu và biến đổi khí hậu…
Một AEC như vậy chắc chắn vừa là cơ hội to lớn, vừa là thách thức nặng nề của Việt Nam. Không ít báo cáo, thuyết trình của các chuyên gia đã vạch ra những cơ hội, thách thức đó cũng như các giải pháp cần thiết, đặc biệt cho doanh nghiệp. Chi tiết có thể khác nhau, nhưng những khuyến cáo này đều xoay quanh các vấn đề: xuất phát từ một nền kinh tế phát triển thấp hơn, các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung sẽ phải đương đầu với sức ép cạnh tranh lớn, trong khi lại yếu hơn các doanh nghiệp ASEAN về qui mô vốn, về năng lực thiết bị, trình độ công nghệ, kỹ năng quản lý và lao động, cũng như chưa có tầm nhìn, chiến lược kinh doanh hợp lý. Để đối phó với thách thức và nắm bắt những cơ hội về xuất khẩu, đầu tư trong AEC, việc tự cải thiện năng lực của mình, đồng thời tận dụng những thuận lợi trong cơ chế nội bộ của AEC, tăng cường hợp tác, tham gia liên kết trong các chuỗi cung ứng… là điều rõ ràng các doanh nghiệp phải làm.
Nhìn rộng hơn trong phạm vi cả nền kinh tế, có nhiều điều đáng suy nghĩ hơn về Việt Nam với AEC. Tham gia ASEAN đã 20 năm, nhưng đến nay Việt Nam vẫn nằm trong nhóm bốn nước kém phát triển của khối. Khoảng cách phát triển giữa Việt Nam với ASEAN-6 thì rộng ra, trong khi với ba thành viên khác của ASEAN-4 thì hẹp lại, thậm chí đã có lời cảnh báo Việt Nam có thể sẽ thua ba nước này về thu nhập bình quân đầu người trong vài năm nữa. Việc thực hiện ba đột phá chiến lược (cải cách thể chế, phát triển hạ tầng và nguồn nhân lực) và tái cơ cấu nền kinh tế - những việc cấp bách nhất để đưa nền kinh tế đi lên - diễn ra rất chậm chạp.
Trong khi AEC đang đến rất gần, nhiều doanh nghiệp từ các nước ASEAN đang rầm rộ đổ bộ vào Việt Nam, thì phần lớn các cơ quan nhà nước lẫn doanh nghiệp Việt Nam đều có vẻ chưa biết lo giữ lấy sân nhà, cũng chưa biết đi tìm cơ hội ở các thị trường bạn, mà cứ mải mê chờ hoàn thành các đàm phán hiệp định thương mại tự do “thế hệ mới” như FTA với EU hay TPP! Phải chăng ta “điếc không sợ súng”, hay bị cái bệnh thích hoành tráng cuốn vào giấc mơ ra biển lớn mà quên đi việc tập bơi để khỏi đuối nước ngay tại ao làng? Hãy tỉnh dậy đi, bởi không mạnh lên để trụ nổi trong ao làng, để vùng vẫy được trong cái hồ AEC thì khó ra biển lớn lắm!