Nhà văn Phạm Đình Trọng (trái) và nhà văn Bùi Ngọc Tấn |
Tôi là: PHẠM ĐÌNH TRỌNG. Sinh: 10.08.1944
Nghề nghiệp : Nhà báo. Nhà văn
Đã từng là hội viên hội Nhà Văn Việt Nam, hội viên hội Nhà Báo Việt Nam.
Từ tháng 2, 2014 từ bỏ hội Nhà Văn Việt Nam , gia nhập Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam.
Từ tháng 7, 2014 gia nhập hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam.
Chỗ ở Nhà B4 – 24 – 05, Căn hộ Hoàng Anh Gold House, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè,
Thành phố Hồ Chí Minh . Việt Nam.
Là nhà văn, nhà báo, đảng viên cộng sản, sĩ quan quân đội nhưng từ thực tế cay đắng tôi nhận ra: Vì ý thức hệ cộng sản, nhà nước cộng sản Việt Nam đã đặt lợi ích của đảng, đặt sự tồn tại của đảng cộng sản lên trên lợi ích, lên trên sự sống còn của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Nắm chặt quyền lực nhà nước, những người lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã sử dụng quyền lực nhà nước tước đoạt những giá trị làm người của người dân Việt Nam, biến người dân Việt Nam thành nô lệ kiểu mới trong nhà nước độc tài cộng sản.
Muộn màng nhận ra điều cay đắng đó, tôi đã tuyên bố từ bỏ đảng cộng sản và nguyện mang ngòi bút và quãng đời còn lại vào cuộc đấu tranh cho dân chủ hóa đất nước. Không có dân chủ thì nhà văn, nhà khoa học, nghệ sĩ cũng chỉ là bầy đàn dưới sự chăn dắt của quyền lực độc tài. Hài lòng thì độc tài ban cho giải thưởng nọ, danh hiệu kia. Phật ý độc tài thì hồn Việt Nam, trí tuệ sáng láng Việt Nam cũng tù mút mùa, rục xương. Thân phận bi thảm của những nhà văn, nhà khoa học trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm là bằng chứng về tội ác hủy diệt văn hóa Việt Nam, nô dịch trí tuệ Việt Nam của nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam. Chỉ có dân chủ, con người mới tách ra khỏi bầy đàn thành những cá thể có cá tính riêng được nhìn nhận, tinh hoa của mỗi con người, tinh hoa cả dân tộc mới được thức dậy, phát tiết rực rỡ, đất nước mới phát triển huy hoàng. Chỉ có dân chủ, con người mới được sống với đầy đủ giá trị làm người.
Sử dụng quyền tự do ngôn luận mà trong thời đại văn minh nhà nước cộng sản Việt Nam buộc phải ghi trong Hiến pháp, tôi đã viết nhiều bài trên các trang mạng lề dân, vừa để phản biện lại những việc làm hại dân, hại nước của nhà nước cộng sản Việt Nam, vừa để thức tỉnh người dân về hiện tình đau buồn của đất nước, hiện tình tủi nhục của thân phận con người nô lệ trong nhà nước độc tài cộng sản.
Từ đó, tôi bị công an nhà nước cộng sản Việt Nam giám sát chặt chẽ, gây nhiều phiền toái, ức chế cho cuộc sống của tôi. Đặc biệt từ tháng 5.2014 khi China ngạo ngược đưa giàn khoan khổng lồ 981 xâm nhập sâu và dài ngày vào vùng biển của lịch sử và chủ quyền Việt Nam không phải chỉ nhằm khoan sâu dưới đáy biển Việt Nam dò tìm tài nguyên của Viêt Nam mà thực chất là: Khoan thăm dò phản ứng quốc tế về những bước đi trong mưu đồ gặm nhấm, khuất phục, đô hộ Việt Nam; Khoan thăm dò ý chí giữ nước của người dân Việt Nam; Khoan thăm dò đo đạc cả ý thức dân tộc, trách nhiệm với dân với nước và sự sáng suốt tỉnh táo của lãnh đạo nhà nước cộng sản Việt Nam.
Vì ý thức hệ cộng sản, nhà nước cộng sản Việt Nam chỉ phản ứng yếu ớt gần như tê liệt trước hành động xâm lược của China làm cho người dân thấy rõ họa mất nước, họa Bắc thuộc đã hiển hiện rõ hơn bao giờ hết. Người dân càng bừng bừng bộc lộ lòng yêu nước, càng rầm rộ đòi dân chủ để sức mạnh dân tộc được giải phóng và tập hợp lại chống xâm lược bảo vệ đất nước thì nhà nước cộng sản càng lo sợ sức mạnh nhân dân, càng tăng cường đàn áp ở bề rộng, tước đoạt tự do, sách nhiễu, khủng bố tinh thần ở những trọng điểm.
2.5.2014, China đưa giàn khoan 981 xâm lược biển Việt Nam thì 5.5.2014 blogger Basam Nguyễn Hữu Vinh, người thực hiện trang mạng Basam chuyển tải lòng yêu nước và ý chí dân chủ của người dân Việt Nam, người quả cảm thực hiện trang mạng có ảnh hưởng rất sâu rộng trong xã hội Việt Nam liền bị công an nhà nước cộng sản Việt Nam bắt khẩn cấp khi vụ giàn khoan 981 vừa thực hiện bước xâm lược mới của China.
Cũng từ tháng 5, 2014 tôi liên tục bị bắt cóc, bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm và thường xuyên bị khủng bố tinh thần, tước đoạt quyền cơ bản của con người là quyền tự do đi lai.
Ngày 18.5.2014, trên các trang mạng lề dân có lời kêu gọi biểu tình lên án giàn khoan China xâm lược. Sáng 18.5.2014 ở khu vục trung tâm Sài Gòn tràn ngập công an chìm nổi và các lực lượng dân phòng, trật tự đô thị, cánh tay nối dài của công an. Họ đã hành hung và bắt đi tất cả những ai bị nghi ngờ sẽ tham gia biểu tình và cuộc biểu tình không thể hình thành. Tôi đang đi dạo trong vườn cây trước dinh Thống Nhất, bất ngờ hai cánh tay từ phía sau thọc vào hai nách, một bàn tay bịt miệng tôi, lôi tôi xuống đường Lê Duẩn, tống tôi vào chiếc ô tô bốn chỗ ngồi biển số 51A535.20. Cuộc bắt cóc diễn ra mau lẹ trước mắt rất đông công an chìm nổi. Trong ô tô những công an mặc đồ dân sự thọc tay vào túi tôi tước điện thoại, máy ảnh của tôi và lớn tiếng quát tháo mạt sát tôi. Vượt hơn 70 kilomet, ô tô đưa tôi ra bãi biển Cần Giờ và giữ tôi ngoài đó suốt một ngày.
Hơn ba tháng sau, sáng chủ nhật 24.8.2104 tôi đi xe máy mới ra khỏi nhà được hơn trăm mét thì chiếc ô tô bốn chỗ ngồi, biển số 52N2654 bám chặn phía sau, hơn chục công an mặc dân sự ào đến chặn phía trước bắt tôi. Cảnh tước đoạt điện thoại, máy ảnh của tôi lại diễn ra rồi họ đẩy tôi vào ghế sau ô tô 52N2654, đưa tôi về công an xã Phước Kiển, giam giữ tôi suốt ngày hôm đó. Trong thời gian tôi bị giam giữ, những công an mặc dân sự, hết người này đến người khác, tuổi chỉ bằng tuổi con cháu tôi thay nhau đến quát tháo, xỉ vả tôi. Tôi phản ứng thì họ dọa đánh.
Từ 26.8.2014 đến 9.9.2014, suốt hai tuần, ngày nào cũng có từ bảy đến mười công an đã trở nên quen mặt đối với tôi cùng chiếc ô tô 52N2654 đến chốt chặn trước nhà tôi, không cho tôi ra khỏi nhà. Sau hai tuần chốt chặn liên tục đó, họ vắng bóng trong những ngày làm việc. Nhưng các chủ nhật lại có từ bảy đến mười công an xuất hiện trước nhà tôi, không cho tôi ra khỏi nhà. Đến chủ nhật gần đây nhất, 12.10.2014 vẫn có bảy hung thần trẻ tuổi và hung hãn đến tước đoạt quyền tư do đi lại của tôi.
Nếu chỉ để ngăn chặn không cho ra khỏi nhà một người già 70 tuổi như tôi thì chỉ cần hai công an là quá đủ. Nhưng với lực lượng từ bảy đến mười người, với cách ứng xử thô bạo, xấc xược hoàn toàn vắng bóng văn hóa, không còn tính người thì nhiệm vụ của bảy hung thần này là khủng bố, tra tấn tinh thần đối với một người già và chà đạp lên danh dự, nhân cách một nhà văn chứ không phải chỉ là chốt chặn tước đoạt quyền tư do đi lại! Phải chỉ ra điều này để thấy ở thế kỉ 21 còn có nhà nước độc tài tàn bạo như vậy. Thế mà nhà nước đó lại là thành viên hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc!
Lời giới thiệu của Đại tá Bùi Văn Bồng
Cuối năm 2009, nhà văn Phạm Đình Trọng viết đơn xin ra khỏi đảng Cộng sản. Tin này đang làm xôn xao hàng ngũ các nhà văn, nhà báo, cựu chiến binh và anh chị em trí thức, sinh viên và học sinh ở trong nước. Vì Phạm Đình Trọng là một khuôn mặt được quen biết rộng rãi, một nhà văn của quần chúng, một nhà báo gắn liền với thời sự quê hương, một nhà thơ có cốt cách dân gian, được tuổi trẻ ngưỡng mộ, gần đây được cư dân bloggers trong nước quý mến.
Quê ông ở làng Thiện Phiến, huyện Tiên Lữ (Hưng Yên). Từ người lính binh chủng Thông tin, ông từng làm ở Xưởng phim Quân đội nhân dân, từ quân đội chuyển ngành với quân hàm Thiếu tá, vào Đảng năm 1970 (kết nạp Đảng lớp Hồ Chí Minh), học Đại học Văn, từng qua Trường Viết Văn Nguyễn Du, rồi về làm báo ở Thời báo Tài chính. Trọng có những tác phẩm gây tiếng vang, do tính ngay thật của anh, thẳng thắn, ghét bất công cường quyền, "giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha", khí tiết mang bản chất của người đảng viên Cộng sản chân chính...
[Họ và tên ông trùng hợp với một vị tướng thời Lê Mạt, tước Hải Quận Công (1714-1754), người huyện Giáp Sơn thuộc trấn Hải Dương trước đây (nay thuộc huyện An Dương, Hải Phòng). Nhân vật lịch sử này được sử sách ca ngợi là người văn võ toàn tài bởi ông xuất thân từ cửa Khổng sân Trình rồi đỗ tiến sĩ năm 1739, nhưng cả cuộc đời ông lại dành cho nghiệp nhà binh].Cuốn "Rừng và Biển" và "Sự Tích Đảo" kết hợp khoa học với trữ tình được bạn đọc trẻ ưa thích. Cuốn "Thời nghịch lý" tô đậm thời sự nóng hổi đất nước gây nhiều tranh cãi. Bài báo "Tiếng Hà Nội" của anh làm xôn xao giới giáo dục và học sinh...
Phạm Đình Trọng gần đây trở thành một gương mặt "kẻ sỹ Bắc Hà" mang bản chất phản biện xã hội, thượng tôn dân chủ và pháp luật khá quyết liệt. Ông phê phán mọi cái, mà theo ông, sai trái với tôn chỉ, mục đích, quan điểm, đường lối của một đảng cầm quyền, rất cần được nhân dân tin tưởng, tín nhiệm.
Con người của Trọng có tư chất đấu tranh sâu sắc còn ở chỗ anh là một chiến sỹ, một "con nhà võ" có nòi, vì quê anh có nhiều lò võ cổ truyền, bản thân anh rất sùng võ nghệ, anh từng luyện võ gian khổ, thành một võ sư quyền thuật cổ truyền.
Ngày 3-3-2009, nhà báo Phạm Đình Trọng gửi lá thư cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng góp ý, kiến nghị, chất vấn, nhân danh một công dân, về những chuyện lớn lao của quốc gia, từ chống tham nhũng đến bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, biển đảo của tổ quốc, về chủ trương nguy hiểm tệ hại khai thác bô-xít trên Tây Nguyên...với ý thức muốn nâng cao uy tín cho Đảng và xây dựng chế độ tốt đẹp, thực sự dân chủ. Nhưng ý kiến đề xuất của ông đã không được coi trọng, trái lại ông bị “cấp trên” chỉ đạo cho bộ ở nơi mà ông nghỉ hưu nhắc nhở, phê phán, kiểm điểm. Ngày 20-11-2009, khi Phạm Đình Trọng tuyên bố công khai vĩnh biệt đảng Cộng sản sau gần 40 năm trong đảng.
Có lẽ do có niềm tin và hy vọng ở quan điểm và trách nhiệm của Thủ tướng, ông viết thư gửi Thủ tướng khi ông thấy hiện trạng tình cảnh: Đất nước có nhưng chính quyền bị các tập đoàn lợi ích chi phối nên đất nước như không có chủ và bị các tập đoàn lợi ích chụp giật, xâu xé, càng xây dựng, phát triển càng manh mún, ngổn ngang, nhốn nháo, tan hoang. Nền kinh tế ngày càng ngoài tầm kiểm soát. Tham nhũng và yếu kém làm cho những tập đoàn kinh tế lớn, nhỏ của Nhà nước cứ thua lỗ kéo dài, nối nhau đổ vỡ, thất thoát hàng trăm ngàn tỉ đồng tiền thuế mồ hôi nước mắt của dân, làm rỗng cả nền tài chính đất nước. Xã hội ngày càng bất ổn. Cuộc sống số đông người dân ngày càng khó khăn và bất an. Thân phận người dân mỏng manh. Công an giết dân như giết kiến. Ông Thủ tướng, người quản lý xã hội và điều hành nền kinh tế đất nước không thể không biết thực tế đó?
Chẳng lẽ ở đỉnh cao chói lọi với sự toàn quyền về mọi mặt mà Thủ tướng không thấy được tình trạng của Đảng và dân tộc đất nước đáng đứng trước nguy cơ tồn vong hôm nay? Đâu là nguyên nhân gây ra sự bất ổn xã hội đang diễn ra hết sức trầm trọng, chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ bị người "đồng chí bạn vàng láng giềng xâm phạm từng giờ ? Dưới con mắt lạc quan của Thủ tướng liệu ông có thể lắng nghe những lời tâm huyết như cách nói thẳng của nhà văn Phạm Đình Trọng hay lại qui chụp "chạy theo luận điệu của các thế lực thù địch, nói xấu, bôi nhọ Đảng, Nhà nước?". Nếu nói một cách sòng phẳng, thiết tưởng trách nhiệm dẫn tới hậu họa nghiêm trọng này không phải chỉ do riêng Ông mà còn nằm ở sự buông lỏng vai trò lãnh đạo của tập thể Bộ Chính trị, trực tiếp là TBT Nông Đức Mạnh suốt 2 nhiệm kỳ Đại hội IX và X vừa qua.
Cũng từ những bức xúc như vậy, hôm qua (11-10), nhà văn Phạm Đình Trọng gửi lên các trang mạng bài viết như một Bản cáo trạng đanh thép đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trang blog Ba Sàm và nhiều trang mạng đã đăng bài viết này để rộng đường dư luận về một hiện trạng bức xúc đang đặt ra giữ lúc Đảng ta đang diễn ra Hội nghị Trung ương 6. Vẫn như phong cách của ông, rất trực diện, nhưng trung thực, cương trực, thẳng thắn: ÔNG THỦ TƯỚNG KHINH TRÍ TUỆ, TRỌNG BẠO LỰC
Cuối năm 2009, nhà văn Phạm Đình Trọng viết đơn xin ra khỏi đảng Cộng sản. Tin này đang làm xôn xao hàng ngũ các nhà văn, nhà báo, cựu chiến binh và anh chị em trí thức, sinh viên và học sinh ở trong nước. Vì Phạm Đình Trọng là một khuôn mặt được quen biết rộng rãi, một nhà văn của quần chúng, một nhà báo gắn liền với thời sự quê hương, một nhà thơ có cốt cách dân gian, được tuổi trẻ ngưỡng mộ, gần đây được cư dân bloggers trong nước quý mến.
Quê ông ở làng Thiện Phiến, huyện Tiên Lữ (Hưng Yên). Từ người lính binh chủng Thông tin, ông từng làm ở Xưởng phim Quân đội nhân dân, từ quân đội chuyển ngành với quân hàm Thiếu tá, vào Đảng năm 1970 (kết nạp Đảng lớp Hồ Chí Minh), học Đại học Văn, từng qua Trường Viết Văn Nguyễn Du, rồi về làm báo ở Thời báo Tài chính. Trọng có những tác phẩm gây tiếng vang, do tính ngay thật của anh, thẳng thắn, ghét bất công cường quyền, "giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha", khí tiết mang bản chất của người đảng viên Cộng sản chân chính...
[Họ và tên ông trùng hợp với một vị tướng thời Lê Mạt, tước Hải Quận Công (1714-1754), người huyện Giáp Sơn thuộc trấn Hải Dương trước đây (nay thuộc huyện An Dương, Hải Phòng). Nhân vật lịch sử này được sử sách ca ngợi là người văn võ toàn tài bởi ông xuất thân từ cửa Khổng sân Trình rồi đỗ tiến sĩ năm 1739, nhưng cả cuộc đời ông lại dành cho nghiệp nhà binh].Cuốn "Rừng và Biển" và "Sự Tích Đảo" kết hợp khoa học với trữ tình được bạn đọc trẻ ưa thích. Cuốn "Thời nghịch lý" tô đậm thời sự nóng hổi đất nước gây nhiều tranh cãi. Bài báo "Tiếng Hà Nội" của anh làm xôn xao giới giáo dục và học sinh...
Phạm Đình Trọng gần đây trở thành một gương mặt "kẻ sỹ Bắc Hà" mang bản chất phản biện xã hội, thượng tôn dân chủ và pháp luật khá quyết liệt. Ông phê phán mọi cái, mà theo ông, sai trái với tôn chỉ, mục đích, quan điểm, đường lối của một đảng cầm quyền, rất cần được nhân dân tin tưởng, tín nhiệm.
Con người của Trọng có tư chất đấu tranh sâu sắc còn ở chỗ anh là một chiến sỹ, một "con nhà võ" có nòi, vì quê anh có nhiều lò võ cổ truyền, bản thân anh rất sùng võ nghệ, anh từng luyện võ gian khổ, thành một võ sư quyền thuật cổ truyền.
Ngày 3-3-2009, nhà báo Phạm Đình Trọng gửi lá thư cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng góp ý, kiến nghị, chất vấn, nhân danh một công dân, về những chuyện lớn lao của quốc gia, từ chống tham nhũng đến bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, biển đảo của tổ quốc, về chủ trương nguy hiểm tệ hại khai thác bô-xít trên Tây Nguyên...với ý thức muốn nâng cao uy tín cho Đảng và xây dựng chế độ tốt đẹp, thực sự dân chủ. Nhưng ý kiến đề xuất của ông đã không được coi trọng, trái lại ông bị “cấp trên” chỉ đạo cho bộ ở nơi mà ông nghỉ hưu nhắc nhở, phê phán, kiểm điểm. Ngày 20-11-2009, khi Phạm Đình Trọng tuyên bố công khai vĩnh biệt đảng Cộng sản sau gần 40 năm trong đảng.
Có lẽ do có niềm tin và hy vọng ở quan điểm và trách nhiệm của Thủ tướng, ông viết thư gửi Thủ tướng khi ông thấy hiện trạng tình cảnh: Đất nước có nhưng chính quyền bị các tập đoàn lợi ích chi phối nên đất nước như không có chủ và bị các tập đoàn lợi ích chụp giật, xâu xé, càng xây dựng, phát triển càng manh mún, ngổn ngang, nhốn nháo, tan hoang. Nền kinh tế ngày càng ngoài tầm kiểm soát. Tham nhũng và yếu kém làm cho những tập đoàn kinh tế lớn, nhỏ của Nhà nước cứ thua lỗ kéo dài, nối nhau đổ vỡ, thất thoát hàng trăm ngàn tỉ đồng tiền thuế mồ hôi nước mắt của dân, làm rỗng cả nền tài chính đất nước. Xã hội ngày càng bất ổn. Cuộc sống số đông người dân ngày càng khó khăn và bất an. Thân phận người dân mỏng manh. Công an giết dân như giết kiến. Ông Thủ tướng, người quản lý xã hội và điều hành nền kinh tế đất nước không thể không biết thực tế đó?
Chẳng lẽ ở đỉnh cao chói lọi với sự toàn quyền về mọi mặt mà Thủ tướng không thấy được tình trạng của Đảng và dân tộc đất nước đáng đứng trước nguy cơ tồn vong hôm nay? Đâu là nguyên nhân gây ra sự bất ổn xã hội đang diễn ra hết sức trầm trọng, chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ bị người "đồng chí bạn vàng láng giềng xâm phạm từng giờ ? Dưới con mắt lạc quan của Thủ tướng liệu ông có thể lắng nghe những lời tâm huyết như cách nói thẳng của nhà văn Phạm Đình Trọng hay lại qui chụp "chạy theo luận điệu của các thế lực thù địch, nói xấu, bôi nhọ Đảng, Nhà nước?". Nếu nói một cách sòng phẳng, thiết tưởng trách nhiệm dẫn tới hậu họa nghiêm trọng này không phải chỉ do riêng Ông mà còn nằm ở sự buông lỏng vai trò lãnh đạo của tập thể Bộ Chính trị, trực tiếp là TBT Nông Đức Mạnh suốt 2 nhiệm kỳ Đại hội IX và X vừa qua.
Cũng từ những bức xúc như vậy, hôm qua (11-10), nhà văn Phạm Đình Trọng gửi lên các trang mạng bài viết như một Bản cáo trạng đanh thép đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trang blog Ba Sàm và nhiều trang mạng đã đăng bài viết này để rộng đường dư luận về một hiện trạng bức xúc đang đặt ra giữ lúc Đảng ta đang diễn ra Hội nghị Trung ương 6. Vẫn như phong cách của ông, rất trực diện, nhưng trung thực, cương trực, thẳng thắn: ÔNG THỦ TƯỚNG KHINH TRÍ TUỆ, TRỌNG BẠO LỰC