Kiết
Linh
Tổng thống Nga Vladimir Putin sắp có những cuộc đối đầu
“toé lửa” với người đồng cấp Ukraine Petro Poroshenko và giới lãnh đạo Liên
minh Châu ÂU (EU) về cuộc chiến ở miền đông Ukraine cũng như về “cuộc chiến”
khí đốt giữa Nga với phương Tây
Trước thềm các cuộc
gặp gây chú ý nói trên, ông chủ điện Kremlin đã không ngần ngại cảnh báo về viễn
cảnh đáng sợ nhất đối với Tây Âu, đó là rút nguồn cung cấp khí đốt cho khu vực
này trong trong mùa đông đang đến ngày một gần. Điều này cho thấy, Tổng thống
Putin sẽ không ngần ngại tung ra “vũ khí” mạnh nhất của ông – đó là khí đốt nếu
Phương Tây tiếp tục “gây khó dễ” với Nga vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Sở dĩ khí đốt được xem là “vũ khí” lợi hại nhất của Moscow trong cuộc đối
đầu Đông-Tây lần này là vì các nước EU phụ thuộc nặng nề vào nguồn cung cấp khí
đốt tự nhiên từ Nga. “Vũ khí đặc biệt” này lại có dịp phát huy thêm tác dụng
khi mùa đông đang đến gần kề. Các nước Tây Âu chắc hẳn chưa quên được một mùa
đông băng giá cách đây vài năm khi Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt cho họ trong
cuộc khủng hoảng với Ukraine. Cả Châu Âu khi đó dường như đã náo loạn. Tổng
thống Ukraine Petro Poroshenko cho biết, ông hy vọng cuộc gặp vào buổi sáng nay
với Tổng thống Nga Putin sẽ giúp tăng cường lệnh ngừng bắn đang bị “vá víu lỗ
chỗ” vì những vụ vi phạm từ cả quân chính phủ Kiev và lực lượng ly khai miền
đông. "Hoà bình và sự ổn định ở Ukraine, đó là điều duy nhất mà
chúng tôi mong muốn và chờ đợi”, Tổng thống Poroshenko đã nói như vậy với giới
phóng viên vào chiều tối ngày hôm qua (16/10) sau các cuộc điện đàm với Thủ tướng
Đức Angela Merkel. Thủ tướng Đức Merkel sau đó vào buổi tối cũng đã có
cuộc gặp với Tổng thống Putin. Ông Putin trước đó đã thẳng thừng cảnh báo nguồn
khí đốt từ Nga sang các nước Châu Âu có thể “sẽ gặp khó khăn lớn trong vấn đề
trung chuyển” trong mùa đông này. Những hoạt động ngoại giao con thoi về
Ukraine đang diễn ra bên lề Hội nghị Cấp cao Á-Âu (ASEM) và cuộc khủng hoảng
Ukraine được cho là đang phủ bóng hoàn toàn lên hội nghị này. Đối đầu
Đông-Tây nóng bỏng Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) hoan nghênh cuộc gặp sắp
tới giữa Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Ukraine Poroshenko. Tuy nhiên,
phương Tây không quên tung ra lời cảnh báo với ông chủ điện Kremlin rằng, các
biện pháp trừng phạt Nga sẽ vẫn được duy trì cho đến khi Moscow ngừng hoàn toàn
việc can thiệp vào cuộc khủng hoảng ở nước láng giềng Ukraine. Lâu nay, Mỹ và
EU vẫn khăng khăng chỉ trích, đổ lỗi cho Nga đã gây ra cuộc khủng hoảng ở
Ukraine bất chấp sự bác bỏ quyết liệt của Moscow. Với tình hình thị trường
tài chính thế giới đang biến động, một phần vì sự bất ổn đang leo thang ở
Ukraine, Thủ tướng Đức Merkel đang cố tìm cách đá quả bóng quyết định sang phía
sân của ông Putin. Bà Merkel nói rằng, trách nhiệm “đầu tiên và trên hết”
của Nga là phải bảo đảm chắc chắn rằng lệnh ngừng bắn và kế hoạch hoà bình được
chính quyền Kiev và lực lượng ly khai ký kết hồi tháng trước phải “được thực
thi một cách thực sự”. Được biết, trong cuộc gặp sắp tới giữa hai Nhà
lãnh đạo Nga và Ukraine sẽ có sự hiện diện của cả Thủ tướng Đức Merkel, Tổng thống
Pháp Francois Hollande, Thủ tướng Anh David Cameron và Thủ tướng Italia Matteo
Renzi. "Đó sẽ là cơ hội để phát đi một thông điệp tập thể đối với Tổng
thống Putin. Thông điệp đó đòi ông Putin phải khởi động các cuộc đàm phán hoà
bình thực sự”, một cố vấn của ông Hollande tiết lộ. Rõ ràng, Tổng thống
Putin sẽ phải chịu sức ép rất lớn, sẽ có những cuộc đối đầu toé lửa trong các
cuộc gặp ngày hôm nay với Nhà lãnh đạo Ukraine và giới lãnh đạo phương Tây. Các
cuộc gặp này đã được dự đoán là sẽ diễn ra hết sức gai góc, khó khăn. Mặc
dù vậy, Tổng thống Putin tỏ ra không hề ngại đối đầu. Trước thềm cuộc gặp, ông
chủ điện Kremlin đã đưa ra những lời chỉ trích, cảnh báo với giới chức phương
Tây đang ủng hộ, hậu thuẫn cho “đối thủ” Poroshenko của ông. Ông Putin mới đây
đã vừa thẳng thắn lên tiếng cảnh báo Mỹ về thái độ thù địch đối với Nga đồng thời
tuyên bố cứng rắn rằng ông sẽ không để phương Tây doạ dẫm. Nhà lãnh đạo
Putin cũng thể hiện thái độ “quyết chơi bài ngửa” với phương Tây bằng đe doạ sẽ
tung ra “con át chủ bài” khí đốt. Ông chủ điện Kremlin nhắc cho Châu Âu nhớ rằng,
1/3 nhu cầu khí đốt của Châu Âu đang phụ thuộc hoàn toàn vào Nga. Ông
Putin cho biết, ông không muốn nhìn thấy kịch bản của năm 2006 và 2009 tái diễn
khi nguồn cung cấp khí đốt của Nga cho Châu Âu thông qua đường trung chuyển
Ukraine bị gián đoạn, khiến người dân EU phải sống trong một mùa đông rét buốt,
băng giá. "Tôi rất hy vọng là điều đó sẽ không xảy ra một lần nữa”,
ông Putin phát biểu đầy hàm ý. Hội nghị Cấp cao Á - Âu lần thứ 10 (ASEM
10) đã chính thức khai mạc chiều qua (16/10) tại Trung tâm Hội nghị của Thành
phố Milan của Italia - một trung tâm kinh tế, thương mại và tài chính của châu
Âu. Tham dự có lãnh đạo cấp cao của 53 thành viên Diễn đàn hợp tác Á - Âu
(ASEM), gồm 21 quốc gia châu Á, 30 quốc gia châu Âu và Liên minh châu Âu (EU)
cùng Ban Thư ký ASEAN.
Nguồn : VnMedia