XUÂN DƯƠNG
Chuyện ông Lê Thanh Cung , Phó bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương (BD), Bí thư Ban cán sự Đảng trả lời phỏng vấn mà VTC News đăng tải ngày 29/10/2013 [2] thì mới thực sự khiến dư luận phải đặt câu hỏi về trình độ cấp Chủ tịch tỉnh của nước nhà.
Không biết có phải vì không được “đào tạo bài bản” hay vì nguyên nhân nào khác mà vị Chủ tịch tỉnh này ngang nhiên khẳng định với báo chí rằng “tôi là người điều hành Nhà nước”?
Vụ Chủ tịch tỉnh Nghệ An huy
động toàn bộ hệ thống chính trị trong tỉnh vận động người dân tiêu thụ bia do
các nhà máy trong tỉnh sản xuất và vụ chín vị lãnh đạo tỉnh này động thổ xây
ngôi nhà ba gian cấp 4 có thể chưa làm dư luận đủ sốc. Ngày 14/5/2014 thêm một
vị Phó Chủ tịch thường trực tỉnh (Quảng nam) ký văn bản không đúng và “Bộ Tư
pháp đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam tiến hành tự kiểm tra, hủy bỏ nội dung chưa
phù hợp tại Công văn số 1747/UBND-KTN; thông báo kết quả xử lý sau 30
ngày”. [1] Có điều dù sốc thì người ta vẫn có thể “tạm tha” vì người dân
chưa thực sự biết hết năng lực lãnh đạo của các bác ấy.
Chuyện ông Lê Thanh Cung , Phó
bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương (BD), Bí thư Ban cán sự Đảng trả
lời phỏng vấn mà VTC News đăng tải ngày 29/10/2013 [2] thì mới thực sự khiến dư
luận phải đặt câu hỏi về trình độ cấp Chủ tịch tỉnh của nước nhà.
Không biết có phải vì không được “đào
tạo bài bản” hay vì nguyên nhân nào khác mà vị Chủ tịch tỉnh này ngang nhiên
khẳng định với báo chí rằng “tôi là người điều hành Nhà nước”?
Theo thông tin trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, ông Cung trình độ văn hóa 12/12, không thấy nói ông có bằng lý luận chính trị cao cấp như thông lệ?
Những người học đại học đều được học
khá kỹ một số môn thuộc lĩnh vực chính trị và đều hiểu bộ máy Nhà nước được cấu
thành bởi ba hệ thống:
1. Hệ thống các cơ quan lập pháp (các
cơ quan quyền lực Nhà nước) bao gồm Quốc hội (hoặc
Nghị viện) và các hội đồng địa phương.
2. Hệ thống các cơ quan hành pháp
(các cơ quan hành chính Nhà nước) bao gồm Chính phủ (hay
Nội các), các Bộ và cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc Chính phủ, các
chính quyền địa phương.
3. Hệ thống các cơ quan tư pháp bao
gồm các cơ quan xét xử (tòa
án) và cơ quan kiểm sát (viện Kiểm sát).
Chủ tịch một tỉnh nghĩa là đứng đầu
chính quyền địa phương cấp tỉnh, cũng nghĩa là thuộc hệ thống hành pháp. Khi
ông Cung tự cho mình quyền “điều hành Nhà nước”, nghĩa là ông nắm tất cả lập
pháp, hành pháp và tư pháp không phải chỉ ở Bình Dương mà là toàn bộ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thế thì chắc ông phải là “con giời” chứ không
phải là con người.
Nói ông điều hành “toàn bộ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” không phải là vu vạ (như ông Cung nói về ông
Dũng “lò vôi”) mà là dựa trên các “đặc trưng cơ bản của Nhà nước”.
Khái niệm Nhà nước theo thông lệ quốc
tế bao gồm bốn đặc trưng cơ bản: nhân dân (people), lãnh thổ (territory), chủ
quyền (sovereignty) và chính phủ (government).
Nhà nước là chủ thể gắn luôn gắn với
chủ quyền và quyền lực, quyền lực của Nhà nước là tuyệt đối và không có giới
hạn về thời gian, chỉ Nhà nước mới có quyền ban hành luật. Trong khi đó
Chính phủ không có chủ quyền: quyền lực của Chính phủ là do Hiến pháp quy định,
giới hạn trong từng nhiệm kỳ.
Vậy khi ông Cung tuyên bố ông “là
người điều hành Nhà nước” thì có nghĩa là ông điều hành cả nhân dân, lãnh thổ,
chủ quyền và Chính phủ, vậy chắc ông phải cao hơn cả Quốc hội lẫn Thủ tướng,
vậy thì nhân dân phải gọi ông là “Bệ hạ” mới phải phép?
May mắn là ông mới học lớp 12, nếu
ông mua thêm được cái bằng tiến sĩ thì có lẽ ông phải sẽ đòi điều hành cả thiên
đình!
Phóng viên VTC hỏi ông Cung: “Thưa
ông, việc ông Huỳnh Uy Dũng tố cáo ông lên Th ủ tướng Chính phủ đang gây xôn xao dư
luận. Ông có thể cho biết quan điểm của mình về vụ việc này”, câu trả lời là:
“Cái việc Dũng tố cáo tôi là chuyện của riêng doanh nghiệp”.
Một Chủ tịch tỉnh trả lời báo chí mà
gọi người khác chỉ có tên “Cái việc Dũng tố cáo…” cho thấy nếu không phải là
trả lời VTC, nếu ông đi trên đường Bình Dương thì tất cả người dân đều sẽ là
“con”, là “thằng”, ông là “con giời” thì còn sợ ai nữa, chỉ có điều những người
không học hành như ông thì lại rất muốn bỏ chữ “ơ” trong từ “giời” mà thay bằng
chữ “o”.
Đến những câu trả lời sau thì mới
thấy được “văn hóa Chủ tịch tỉnh BD” là như thế nào:
VTC News: Nhưng ông Dũng trước đây
từng là Đại biểu Quốc hội?
Ông Cung: Đại biểu Quốc hội nhưng bị
người ta gạt ra mất rồi, chỉ có hơn 1 nhiệm kỳ là người ta cho ra rồi, không
còn nữa. Người ta thấy không đủ tiêu chuẩn nên không đưa ra ứng cử nữa thôi.
VTC News: Ông Dũng cũng có công
trạng, đầu tư nhiều cho tỉnh Bình Dương?
Ông Cung: Ông Dũng sống được cũng nhờ
“xương”, “máu” của tỉnh Bình Dương chứ. Nhờ Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bình
Dương, ông Dũng mới có tài sản như hiện nay chứ ông Dũng tài ba gì, cũng từ đất
đai Bình Dương thôi.
Xin gác lại không nói thêm về “văn
hóa” của người trả lời VTC News, bởi nói thêm lại sợ phải dùng các từ thiếu văn
hóa. Ở đây chỉ muốn nói đến khía cạnh “chính trị”. Ông Cung nói: “Người ta thấy
không đủ tiêu chuẩn nên không đưa ra ứng cử nữa thôi”.
Tại sao “Người ta” lại có quyền không
cho người khác ứng cử đại biểu quốc hội”? “Người ta” ở đây là ai? Chắc chắn
không phải là nhân dân, chắc chắn là phải có thực quyền mới làm được cái việc
vượt qua cả Hiến pháp.
Xin nhắc lại điều 27 Hiến pháp 2013
quy định: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt
tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện
các quyền này do luật định”.
Toàn bộ 5 khoản trong điều 3 Luật Bầu
cử đại biểu Quốc hội nói về “Tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội” không hề có
quy định nào nói rằng một công dân (không bị tước quyền công dân) lại không
được phép ứng cử đại biểu quốc hội chỉ vì “Người ta không đưa ra ứng cử”.
Bằng câu nói của mình, ông Cung
đã bôi nhọ nghiêm trọng luật pháp và chủ trương của Đảng về sự tự do,
bình đẳng của công dân trong xã hội dân sự.
Vấn đề không phải chỉ dừng ở chuyện
giữa ông Cung và ông Dũng, vấn đề còn liên quan đến chủ trương của tỉnh Bình
Dương về công ty Becamex Bình Dương mà ông Cung hết lòng bảo vệ.
Ngày 1/7/2011 Tuanvietnam.net có bài:
“Phố người Hoa ở Việt Nam, chính sách hay tầm nhìn?”, tòa soạn đã đưa vào bài
báo một bức ảnh minh họa về “khu phố xây dựng riêng cho người Hoa” mà lãnh đạo
Bình Dương cho phép Becamex thực hiện. [3]
Đông Đô Đại Phố là khu phố được xây dựng dành riêng cho người Hoa |
Cực chẳng đã Tuầnviệtnam buộc phải
truy cập vào trang web của chủ đầu tư và nhận được thông tin: “...Đông Đô Đại
Phố là dự án khu đô thị thương mại đầu tiên dành cho người Hoa tại thành phố
mới Bình Dương, được xây dựng trên tổng diện tích rộng 26ha, với tổng vốn đầu
tư hơn 6,5 nghìn tỉ đồng chia thành nhiều phân khu chức năng như nhà phố, văn
phòng, khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại”. [4]
Chủ tịch tỉnh như thế hèn gì một công
ty nhà nước trong tỉnh lại dám khinh nhờn công luận, kể cả khi Vietnamnet là tờ
báo thuộc Bộ Thông tin & Truyền thông!
Cũng trên VCT News ngày 07/07/2010
còn có bài “Chủ tịch tỉnh Hà Giang thừa nhận 4 ảnh khỏa thân”. Những ảnh này là
do một phụ nữ qua đêm với ông Nguyễn Trường Tô tại một khách sạn ở Hà Nội chụp
bằng điện thoại di động.
Ủy ban Kiểm tra TƯ đã “đề nghị Ban Bí
thư thi hành kỷ luật ông Tô bằng hình thức cách hết các chức vụ trong Đảng, đề
nghị cấp có thẩm quyền bãi nhiệm đại biểu HĐND và cách chức chủ tịch UBND tỉnh
Hà Giang. Bí thư Tỉnh ủy và giám đốc Công an tỉnh phải kiểm điểm trước Tỉnh ủy
về việc này một cách nghiêm khắc”. [5]
Cổ nhân có câu “ba anh thợ da hợp lại
bằng một ông Gia cát”, mới điểm qua sơ sơ đã có hơn ba ông “thợ da đầu tỉnh”
kiểu như ông Tô, ông Cung, vậy thì đất nước sẽ có bao nhiêu “Ra cát”? Phải chăng
vì thế mà Tuoitre.vn cho rằng “Ba Gia cát lượng ngồi với nhau thành một thợ
giầy”?
Một đất nước với những “thợ giầy chủ
tịch” như vậy người dân không khổ, không oan mới là chuyện lạ. Những câu nói
của ông Cung xứng đáng được đưa vào sách kỷ lục guinness bởi sau ông Cung, khi
mà người ta đã “nghiêm túc rút kinh nghiệm” thì khó mà tìm được người thứ hai.
Đến đây thì chắc bạn đọc sẽ tìm được từ thật chuẩn để thay cho dấu “?” trong
tít bài, người viết tin là như vậy./.
Tài liệu tham khảo: