Lời nhắn ủng hộ phong trào đòi dân chủ phủ kín cả một góc tường trung tâm hành chính.REUTERS/Tyrone Siu |
Hàng trăm
người phản kháng vẫn còn cấm trại trên con đường chính tại Hồng Kông. Đối thoại
đã mở ra sau 10 ngày xuống đường chiếm đóng thành phố. Tuy nhiên, không một
giải pháp cụ thể nào có thể nhanh chóng đạt được vì hai bên chính quyền sỏ tại
và phong trào dân chủ chỉ mới bắt đầu giai đoạn tiếp xúc.
Mười ngày
bãi khóa và chiếm đóng ba khu vực lớn tại Hồng Kông, phong trào dân chủ đã buộc
chính quyền địa phương đàm phán. Sau cuộc tiếp xúc đầu tiên vào chiều ngày
06/10/2014 với đại diện sinh viên, Thứ trưởng đặc trách Hiến pháp sự vụ của
Hồng Kông Lau Kong Wah thẩm định cuộc gặp gỡ "tích cực và có tiến bộ"
và hai bên đã đồng ý trên các nguyên tắc tổng quát để làm cơ sở thương lượng.
Yêu sách
của phong trào dân chủ gồm hai điểm chính : một là lãnh đạo hành pháp Lương Ch ấn Anh, người của Bắc
Kinh, phải ra đi. Thứ hai là người dân Hồng Kông phải có toàn quyền ứng cử và
bầu người lãnh đạo theo lối phổ thông đầu phiếu, trực tiếp không qua đèn xanh
của Hoa lục.
Lãnh đạo
của phong trào Occupy Central cam kết là sẽ tiếp tục duy trì áp lực cho đến khi
nào các yêu sách trên được giải quyết thỏa đáng. Đại diện của Liên đoàn sinh
viên Alex Chow cũng tuyên bố : Biểu tình chỉ chấm dứt khi nào chính phủ ( Hồng
Kông) đưa ra lời hứa hẹn. Theo Reuters, các trục lộ chính vẫn còn đầy chướng
ngại vật, hàng trăm người biểu tình vẫn còn « cấm dùi bám trụ » và giao thông
bị bế tắc dài hàng cây số trên những con đường phụ.
Từ Hồng
Kông, đặc phái viên Heike Schmidt mô tả tình hình sáng nay :
« Còn
độ chừng 300 sinh viên kiên cường tiếp tục cấm trại hai bên đại lộ chính dẫn
đến khu hành chính Hồng Kông. Đa số giới trẻ đã về nhà nghỉ ngơi lấy lại sức,
tuy mệt mỏi nhưng hy vọng vì chính quyền đã chấp nhận đối thoại. Thật ra thì sự
kiện sinh viên học sinh ngưng biểu tình không làm thay đổi gì nhiều tại ba khu
vực mà phong trào phản kháng duy trì sức ép.
Tại
Admiralty, Mongkok rào cản vẫn còn nằm đó. Tổng cộng, trên một đoạn đường dài 3 km , không một chiếc buýt hay
xe điện nào có thể lưu thông được vào sáng hôm nay 07/10. Tại khu vịnh Đồng La
(Causeway Bay ), nơi tập trung các cửa hàng sang
trọng, không một dấu hiệu nào cho thấy có xung khắc với phong trào biểu tình.
Khách hàng cũng như nhân viên bán hàng chỉ cần lách tránh rào cản là có thể đi
lại dễ dàng. Một phụ nữ cho biết bà hiểu vì sao giới trẻ Hồng Kông biểu tình,
họ tranh đấu chống bàn tay của Hoa lục khống chế Hồng Kông. Cảnh sát hôm nay
đông hơn người biểu tình, thái độ thư thái nhưng sẵn sàng can thiệp bất cứ lúc
nào. »
Phải nói là
sau 10 ngày biểu tình, thành phần trẻ, nhất là học sinh, chủ lực của phong
trào, không thể bỏ học lâu dài. Phong trào dân chủ còn bị áp lực rất lớn của
một bộ phận doanh nghiệp Hồng Kông một phần do có kích động ngầm của Bắc Kinh,
một phần vì sợ bị lỗ lã. Hiệp hội thương gia bán lẻ thông báo hoạt động bị giảm
sút đến 40% trong vòng 5 ngày đầu tháng 10. Sinh hoạt tại khu chợ bình dân
Vượng Giác ( Mongkok) nơi mà sinh viên biểu tình bị người theo phe Bắc Kinh tấn
công, cũng giảm sút.
Tuy gây sức
ép với phong trào dân chủ, doanh nhân Hồng Kông cũng mong mỏi phía chính quyền
phải nhượng bộ. Theo Reuters, giới buôn bán hy vọng một thỏa thuận chính trị
nhanh chóng để họ có thể nhân mùa « đại hạ giá » trong tháng 10 nầy bù đắp
thiệt hại.