10 juin 2015

G7 ra tuyên bố phản đối hành vi bồi đắp xây đảo quy mô lớn của Trung Quốc



Đông Bình (nguồn Đài tiếng nói Đức)

 
(GDVN) - Mặc dù không chỉ đích danh, nhưng G7 tuyên bố phản đối mạnh mẽ các hành vi đe dọa sử dụng hoặc sử dụng vũ lực, hành vi bồi đắp xây đảo quy mô lớn...

Các nhà lãnh đạo G7 trong một bữa ăn tối ở lâu đài Elmau, Đức ngày 7 tháng 6 năm 2015

Đài tiếng nói Đức ngày 8 tháng 6 đưa tin, vào thứ Hai, các nhà lãnh đạo nhóm G7 đã đạt được đồng thuận quan trọng về mục tiêu bảo vệ khí hậu, đồng thời trong tuyên bố bế mạc quan ngại về vấn đề biển Hoa Đông và Biển Đông.

Đối với Nga, nhà lãnh đạo các nước không chỉ quyết định tiếp tục loại Nga ra khỏi ngưỡng cửa Hội nghị thượng đỉnh G7, mà còn có kế hoạch áp dụng thái độ cứng rắn hơn.


Mục tiêu biến đổi khí hậu

Theo bài báo, Hội nghị thượng đỉnh nhóm G7 tổ chức ở lâu đài Elmau, Bavaria, Đức trong 2 ngày (từ ngày 7 đến ngày 8 tháng 6), đã bế mạc vào thứ Hai. Sau hội nghị, các nước ra tuyên bố chung, nội dung quan tâm đến các vấn đề như cuộc khủng hoảng Ukraine, biến đổi khí hậu, tình hình Biển Đông.

Tập trung vào Hội nghị về biến đổi khí hậu Paris 2015 (COP 21) sẽ tổ chức ở Pháp trong năm nay, chủ nhà Hội nghị thượng đỉnh nhóm G7 lần này, Thủ tướng Đức Merkel cho biết, phải đưa ra tín hiệu mạnh mẽ đối với nó.
 
Hình ảnh Trung Quốc bồi đắp, xây đảo quy mô lớn (bất hợp pháp) ở đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, do máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon Hải quân Mỹ chụp được, được Mỹ cung cấp ngày 21 tháng 5 năm 2015
 
 Theo hãng tin DPA, trong ngày thứ hai của hội nghị thượng đỉnh, các nguyên thủ quốc gia và nhà lãnh đạo chính phủ các nước G7 đã đạt được mục tiêu mang tính ràng buộc về kiểm soát mức độ tăng nhiệt độ trái đất dưới hai độ C.

Đến năm 2050, những quốc gia công nghiệp giàu có này sẽ thông qua công nghệ sáng tạo làm thay đổi cơ cấu ngành năng lượng, giảm lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, từng bước từ bỏ phát điện bằng than đá.

Phản đối bồi đắp, xây đảo quy mô lớn

Tuyên bố bế mạc của G7 cũng đã quan tâm tới tình hình căng thẳng của biển Hoa Đông và Biển Đông.

Nhóm G7 kêu gọi Trung Quốc cùng các nước láng giềng và Mỹ dùng phương thức hòa bình để giải quyết xung đột, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của sử dụng tự do các vùng biển trên thế giới, yêu cầu các bên tuân thủ luật pháp quốc tế.

Tuyên bố không điểm danh nước nào, nhấn mạnh: "Chúng tôi phản đối mạnh mẽ các hành vi đe dọa sử dụng hoặc sử dụng vũ lực và bất cứ hành vi nào có ý đồ đơn phương làm thay đổi hiện trạng như bồi đắp xây đảo quy mô lớn".
 
Hình ảnh đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc bành trướng trên trang mạng Đài tiếng nói Đức gần đây
 
Đối với vấn đề này, Chính phủ Trung Quốc thông qua phát ngôn viên ngoại giao có tên là Hồng Lỗi tổ chức họp báo trong ngày 8 tháng 6 để tiếp tục ngang nhiên xuyên tạc, đánh lừa dư luận.

Hồng Lỗi đã tiếp tục rêu rao cái gọi là "chủ quyền không tranh cãi" của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa và vùng biển phụ cận. Theo đó, lừa đảo, cho rằng: “Các hoạt động xây dựng một số đảo ở quần đảo Trường Sa là việc nằm trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc, nước khác không có quyền can thiệp”.

Trên thực tế, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam, dựa trên các bằng chứng lịch sử và pháp lý tin cậy. Trung Quốc dùng bản đồ “đường chín đoạn” vẽ bậy vẽ bạ và tiến hành chiến tranh xâm lược vào các năm 1956, 1974, 1988 và 1995 đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam - PV.

Hành động vũ lực đẫm máu này sẽ không đem lại chủ quyền hợp pháp cho Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Trung Quốc không có chủ quyền, lại nhảy vào tranh chấp, nên các hành động tiếp theo sau này của nó như bồi đắp, xây đảo nhân tạo đều là bất hợp pháp - PV.

Hình ảnh đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc bành trướng (nguồn hãng tin Reuters Anh)
 
Áp dụng thái độ cứng rắn hơn đối với Nga

Trong tuyên bố bế mạc, nhóm G7 đã răn đe Tổng thống Nga Vladimir Putin, nếu Moscow không chấm dứt cung cấp hỗ trợ cho các phần tử ly khai miền đông Ukraine, sẽ áp dụng biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn đối với Nga.

Tuyên bố chỉ ra, các bên hy vọng có thể giải quyết chính trị cuộc khủng hoảng Ukraine, "trong đó, chúng tôi cũng làm tốt chuẩn bị áp dụng các biện pháp hạn chế tiếp theo, trong trường hợp cần thiết buộc Nga trả giá cao hơn".

Thực hiện toàn diện nội dung của Thỏa thuận hòa bình Minsk là tiền đề của nới lỏng trừng phạt. Tổng thống Mỹ Obama cho rằng, các biện pháp trừng phạt đến nay đã gây ảnh hưởng tới nền kinh tế Nga, làm cho đồng rúp không ngừng sụt giá.

Từ sau khi Nga "thôn tính" bán đảo Crimea, nhóm G8 ban đầu đã loại Nga ra ngoài. Từ năm 2014 đến nay, Hội nghị thượng đỉnh G8 đã chuyển thành Hội nghị thượng đỉnh G7. Khi khai mạc hội nghị, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk đã ngầm cho biết, EU sẽ tăng cường trừng phạt đối với Nga.
 
Philippines chỉ thẳng mặt Trung Quốc: Cảnh sát biển Trung Quốc là bọn "cướp có vũ trang" ở Biển Đông

Được biết, trong tháng này, EU sẽ quyết định có tiếp tục kéo dài các biện pháp trừng phạt đã thực hiện hay không, bao gồm đóng băng tài khoản ngân hàng và tiến hành cấm nhập cảnh EU đối với một số người Nga.

Ông Donald Tusk cho biết, tin tưởng 28 nước thành viên EU sẽ đạt được nghị quyết mang tính thống nhất về vấn đề này.

Tháng 3 năm 2015, EU đã nói rõ, chỉ có Thỏa thuận hòa bình Minsk được thực hiện toàn diện trước cuối năm nay thì mới hủy bỏ các biện pháp trừng phạt này đối với Moscow.

Các nước phương Tây chỉ trích Moscow cung cấp hỗ trợ đối với thế lực ly khai miền đông Ukraine, có ý đồ làm cho nước này lâm vào hỗn loạn. Căn cứ vào dự đoán của Tổ chức OECD, tình hình Ukraine gần đây lại xấu đi. Trong khi đó, Nga bác bỏ sự chỉ trích của G7 và kêu gọi phương Tây gây sức ép lớn hơn đối với Ukraine.

Theo hãng Interfax, người phát ngôn điện Kremlin Dmitri Peskov nhắc nhở EU và Mỹ hãy nhớ lại, rốt cuộc là phải do ai thực hiện Thỏa thuận hòa bình Minsk. Những kêu gọi liên quan không nên nhằm vào Nga, mà là nên nhằm vào Ukraine và chính quyền thân phương Tây của họ.
 
Tổng thống Philippines cho rằng, hành động gặm nhấm Biển Đông (gặm nhấm chủ quyền của các nước ven Biển Đông) do Trung Quốc tiến hành là hành động kiểu phát xít, có thể gây ra Chiến tranh thế giới.
 
 
Trách nhiệm không thể thoái thác đối với châu Phi

Buổi sáng thứ Hai, các nhà lãnh đạo Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Italia, Nhật Bản và Đức chủ yếu đã tiến hành thảo luận về chính sách viện trợ phát triển.

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Viện trợ phát triển Đức Gerd Müller đã phát đi tín hiệu mang tính cảnh báo. Nhà chính trị này trả lời phỏng vấn Đài truyền hình Đức cho rằng, của cải hôm nay của nhóm G7 được xây dựng trên nền tảng tài nguyên của các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước châu Phi.

Vì vậy, những nước này có "trách nhiệm đặc biệt" đối với châu Phi. Các nước công nghiệp phát triển phải xây dựng một mối quan hệ đối tác kiểu mới với các nước đang phát triển châu Phi.

Ông Gerd Müller cho rằng, an toàn cung ứng thực phẩm và bảo vệ khí hậu là 2 vấn đề lớn liên quan đến sinh tồn của loài người. Ông Gerd Müller cũng giải thích về sự tồn tại của Hội nghị thượng đỉnh G7, cho rằng, chính vì vấn đề xóa đói nghèo được đưa vào chương trình nghị sự, hội nghị thượng đỉnh lần này mới có thể thành công.

Ngoài ra, đề tài thảo luận ngày thứ hai của hội nghị thượng đỉnh còn bao gồm chính sách y tế và chống khủng bố.

Tại lâu dài Elmau, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi và Tổng thống Nigeria Muhammadu Buhari cũng đã tham gia hội đàm.
 
Trung Quốc ưu tiên bố trí vũ khí trang bị tiên tiến và đẩy mạnh các cuộc tập trận đánh chiếm đảo đá trên Biển Đông.
 
 
 
Đông Bình (nguồn Đài tiếng nói Đức)
 
Nguồn: Theo GDVN