11 mai 2017

Các nước Đông Nam Châu Á luôn bị phân hóa



Thiện Tùng: " Vì tham vọng bá quyền, Trung Quốc đang chỉ có thù chớ không có bạn.  Nếu giới lãnh đạo Việt Nam tiếp tục đầu lụy giới cầm quyền Trung Quốc thì chỉ có bớt bạn thêm thù. Đừng quên, từ lâu Trung Quốc và Việt Nam chỉ là “đồng minh” có điều kiện, họ luôn xem Việt Nam như con mồi dự trữ khi túng ngặt."






Sau khi được Anh quốc trao trả độc lập, ngày 1/1/1984, Brunei tuyên bố độc lập. Thế là toàn bộ khu vực Đông Nam Châu Á (ĐNA) thoát khỏi đô hộ ngoại bang - Brunei về chót,  nâng tổng số các quốc gia trong khu vực lên 10 nước gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanma, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei, Philippine .



Không phải hiện nay, mà từ lâu, các nước ĐNA luôn bị phân hóa, chính yếu là do khác biệt về thể chế, xu hướng chính trị và Văn hóa. Xin nhắc để cùng nhớ lại những sự kiện mang tính lịch sử: 



+ Suốt 40 năm – từ 1955 đến 1995, các nước ĐNA chia thành hai khối nước: 3 nước Đông Dương Việt Nam, Lào, Campuchia – dường như do Việt Nam cầm đầu, thân phe Xã hội Chủ nghĩa (XHCN); 7 nước còn lại hoặc “không liên kết” hoặc thân phe Tư bản Chủ nghĩa (TBCN), nhất là thân Mỹ.



+ Do sáng kiến của Tổng thống Indonesia Xu-Các-Nô, được Ấn Độ, Myanmar , Pakistan, Xrilanca… ủng hộ, trong 6 ngày từ 8/4 đến 24/4/1955, diễn ra “Hội nghi Băng-đung tại Indonesia. Hội nghị nầy mang tính chất quốc tế, gồm một số nước Á, Phi, Mỹ La-tin để thành lập khối nước “không liên kết” (trung lập) – không thân XHCN và TBCN, nhầm chống phân biệt chủng tộc, chống chủ nghĩa thực dân đế quốc, duy trì hòa bình khu vực và thế giới.



+ Cũng do sáng kiến của Indonesia, ngày 8/8/1967, tại thủ đô Bangkok (Thái Lan) diễn ra hội nghị thành lập “Hiệp hội các quốc gia  ĐNA” gọi tắt ASEAN, chủ đích là để các nước trong khu vực hợp tác về Kinh tế, Văn hóa, Xã hội . Ba  nước Đông Dương không dự hội nghị nầy, có lẽ do khác phe. Kết thúc hội nghị, có 5 nước đồng thuận gia nhập Hiệp hội, ký vào tuyên bố chung gồm: Indonesia, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippine.



Sau đó, 5 nước còn lại lần lượt “giác ngộ” xin gia nhập Hiệp hội nầy, theo trình tự trước sau: Brunei 7/1/1984, Việt Nam 28/7/1995, Myanmar 23/7/1997, Lào 23/7/1997, Campuchia 30/4/1999.  Thế là đến 30/04/1999,  tất cả 10 nước ĐNA đã vào “Hiệp hội các quốc gia ĐNA” (ASEAN). Từ đó, gọi các nước ĐNA hay các nước ASEAN gì cũng được – trừ khi có nước nào đó rút ra khỏi Hiệp hội nầy.




    Thành viên các nước ASEAN ( ĐNA) -  Bách khoa toàn thư mở Wikipedia .

Quốc kỳ
Quốc gia
Thủ đô
Diệntích (km²)
Dân số (đa phần năm 2008)
Ngày kết nạp

 5.765
490.000

 181.035
13.388.910

 1.904.569
 230.130.000

 Lào
 236.800
 6.320.000

 329.847
 28.200.000

 676.578
 50.020.000

 300.000
 92.226.600
      (2007)

 707,1
 4.839.400
     (2007)

 513.115
 63.389.730
      (2003)

 331.690
 92.516.058
       (2015)

 


Thôn tính ĐNA là giấc mộng truyền đời của Trung hoa Đại Hán. Họ rắp tâm chia  để trị, để thôn tính bằng  quốc sách xâm lược “mềm”: đe dọa, dụ dỗ, mua chuộc  đầu lĩnh từng nước ĐNA theo kế sách thương lượng “song phương” với từng nước theo kiểu bẻ từng chiếc đũa. Thay vì các nước trong khối Asean đoàn kết, liên minh với nhau chống lại kẻ thù chung, đàng nầy “thuyền ai nấy lạn”, sợ Trung Quốc như sợ cọp, rơi vào âm mưu của họ. “Đi đêm” với Trung Quốc đang lan dần trong khối. Việt Nam cố bám “Học thuyết ba không”, chuyên nghề đu dây, xúi người ta chống Trung Quốc để vụ lợi, còn mình chẳng những đi đêm mà còn đi ngày với Trung Quốc. Người ta lấy làm lạ,  dường như thông lệ, lãnh tụ Việt Nam trước khi thăm Mỹ phải sang Trung Quốc cầu kiến?. Các nước trong khối,  nếu xem Trung Quốc là Đại Hán thì xem Việt Nam là Tiểu Hán. Dầu bên ngoài tỏ vẻ thân thiện, đãi bui với các nước trong khối, nhưng bên trong,  từ lời ăn tiếng nói, lãnh đạoViệt Nam luôn xem họ dưới mí mắt mình.

Riêng về vấn đề Biển Đông – đúng hơn là biển Đông Nam Á, vì biển ấy nằm về hướng Đông VN, Tây Philippine, Nam Trung Quốc, Bắc Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei ?. Việt Nam có lợi thế là chủ hợp pháp lâu đời hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hoàng Sa không dính các nước, bị Trung Quốc cưỡng chiếm năm 1974. Việc đòi lại đảo nầy bằng cách nào, đó là chuyện riêng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Riêng Trường Sa có dính với nhiều nước xung quanh, lẽ ra Việt Nam chủ động tổ chức họp các nước có bờ biển chồng lấn để bàn bạc phân định ranh giới cho rạch ròi, tránh va chạm không cần thiết giữa anh em với nhau trong khối – Việt Nam không/chưa làm được việc cần thiết ấy!.

Lối hành xử của Việt Nam rất khó hiểu: Từ phương trời xa lạ, Trung Quốc xua quân đánh/lấn chiếm, tôn tạo một số đảo thuộc địa/hải phận Trường Sa, thế mà Việt Nam chỉ phản ứng chiếu lệ; còn, đối với các nước anh em láng giềng, Việt Nam lại so hơn tính thiệt những chuyện quá nhỏ nhặt so với việc Trung Quốc đã làm ?!. Vì vậy, các nước trong khối ngày một nghi kỵ và mất dần niềm tin đối với Việt Nam ?.

Thời Tổng thống Mỹ Barack Obama trước kia có vẻ “nuông chiều” với Việt Nam, chớ tân Tổng thống Mỹ Donalk Trumq hiện nay có vẻ cứng rắn, sòng phẳng hơn đối với Việt Nam. Ngay khi còn đang tranh cử chức vụ Tổng thống Mỹ, ngày 12/11/2016, Donald Trumq trả lời phỏng vấn với báo giới về vấn đề Việt Nam:

<< “Đảng Cộng sản Việt Nam ư ?! 

Tôi nói thật, bao năm qua họ chỉ lợi dụng Mỹ, họ chơi trò nước đôi, đi dây giữa Chúng Ta và Trung Quốc.

Họ kêu gọi Mỹ và các nước ủng hộ họ trong vấn đề Biển Đông và các vấn đề xung đột liên quan đến Trung Quốc, nhưng chính họ phục tùng, vâng lời Trung Quốc như một sứ giả chư hầu thời Phong kiến.

Tôi là người ngay thẳng và không ưa những kẻ “2 lưỡi”, những tay lãnh đạo của Đảng CSVN thậm chí còn 3-4 lưỡi…

Không có TPP gì cả, không có tạo điều kiện hay viện trợ gì cả, và không có cho nhập khẩu hưởng lợi từ Mỹ nữa… Và nếu họ còn chơi trò “lợi dụng” nữa thì chúng ta nên rút quân khỏi Biển Đông… để cho “Anh Em chúng nó xé xác nhau”.

Ngược lại thì, cứ “mặc xác nó”, để cho “anh em nó xé xác nhau”>> (hết trích)

Ngạn ngữ Anh có câu: “Hãy cho tôi biết bạn của anh là ai, tôi sẽ nói anh  thuộc hạng người nào”. Vì tham vọng bá quyền, Trung Quốc đang chỉ có thù chớ không có bạn.  Nếu giới lãnh đạo Việt Nam tiếp tục đầu lụy giới cầm quyền Trung Quốc thì chỉ có bớt bạn thêm thù. Đừng quên, từ lâu Trung Quốc và Việt Nam chỉ là “đồng minh” có điều kiện, họ luôn xem Việt Nam như con mồi dự trữ khi túng ngặt.

10/05/2017

T.T