Hòa Ái, RFA
Công an tỉnh
Hà Tĩnh vừa ra quyết định truy nã toàn quốc đối với nhà hoạt động vì xã hội và
môi trường Bạch Hồng Quyền vào hôm 12/05/2017, với cáo buộc “kích động biểu
tình”.
Báo giới
trong nước đưa tin về quyết định truy nã vừa nêu trong cùng ngày. Lệnh truy nã
do Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát Điều tra-Công an tỉnh Hà Tĩnh, Thượng tá
Trần Hải Trung ký.
Kích động biểu tình?
Trước khi ra
quyết định truy nã toàn quốc mới đây đối với nhà hoạt động vì xã hội và môi
trường Bạch Hồng Quyền, vào ngày 19/4/2017, Cơ quan Cảnh sát Điều tra tỉnh Hà
Tĩnh ra quyết định khởi tố và bắt tạm giam đối với anh Bạch Hồng Quyền về tội
“gây rối trật tự công cộng” và “bắt giữ người trái pháp luật”, theo Điều 245 và
Điều 123 Bộ luật Hình sự Việt Nam.
Nếu bị kết
tội theo hai điều luật này, anh Bạch Hồng Quyền có thể phải đối mặt với án từ 3
tháng đến 2 năm tù.
Theo cáo
buộc của cơ quan chức năng Việt Nam, anh Bạch Hồng Quyền đã cầm đầu, kích
động khoảng 2.000 giáo dân ở xã Thạch Bằng và xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà biểu
tình, vào ngày 3/4/2017, ở trụ sở của Ủy ban Nhân dân huyện Lộc Hà, tỉnh Hà
Tĩnh.
Mình thấy rất uất ức về vấn đề này.
Hôm đó có đến 7-8 nghìn người mà chỉ có chồng của mình bị khởi tố thôi.
Chi Linh, vợ nhà hoạt động Bạch Hồng Quyền
Chi Linh, vợ nhà hoạt động Bạch Hồng Quyền
Theo cơ quan
chức năng Việt Nam thì người biểu tình lợi dụng khiếu kiện đền bù sự cố môi
trường biển do công ty Formosa gây ra hồi đầu tháng Tư năm ngoái để gây rối an
ninh trật tự và một cán bộ công an đã bị đám đông bắt giữ.
Chị Linh, vợ
của anh Bạch Hồng Quyền cho Đài Á Châu Tự Do RFA biết Công an Hà Tĩnh đến gặp
thân nhân của anh Quyền trong hai ngày 10 và 11 tháng 5 để hỏi thông tin anh
Quyền đang ở đâu cũng như yêu cầu gia đình khuyên anh Quyền ra đầu thú.
Chị Linh trả
lời hiện chồng không có ở nhà và chồng của chị không phạm tội gì mà phải ra đầu
thú. Trong khi đó phía Công an Hà Tĩnh cho là chị Linh bất hợp tác.
Vợ của anh
Bạch Hồng Quyền nói với RFA:
“Mình thấy
rất uất ức về vấn đề này. Hôm đó có đến 7-8 nghìn người mà chỉ có chồng của
mình bị khởi tố thôi. Họ đỗ tội cho chồng mình là đi kích động bà con đi biểu
tình.
Mình cảm
thấy Quyền chỉ là một người quá nhỏ bé trong số 7-8 nghìn người đó. Làm sao một
người nhỏ bé như thế có thể đi đến từng người một để thuyết phục 7-8 nghìn
người đi biểu tình như thế được?”
Chúng tôi
liên lạc với Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia thành phố Hồ Chí
Minh để hỏi về các quy định của luật pháp Việt Nam hiện hành trong việc cơ quan
chức năng ra quyết định khởi tố công dân và được ông cho biết:
“Các quy
định của pháp luật hiện nay là khi khởi tố một người thì người ta sẽ rất cân
nhắc, làm rất cẩn trọng. Tại vì khi khởi tố thì phải đưa ra xét xử.
Quyền chứng
minh người đó là tội phạm là do Cơ quan tiến hành tố tụng chứng minh. Người ta
sợ bồi thường vì Luật Bồi thường rất khắt khe. Người bị khởi tố mà sai thì cơ
quan và cá nhân đó bồi thường.”
Đài RFA cũng
trao đổi với một số người dân, ở hai xã Thạch Bằng và Thạch Kim. Những người
này đã đi đến Ủy ban Nhân dân huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh biểu tình vào ngày
3/4/2017 vì đã không nhận được tiền bồi thường thỏa đáng trong sự cố môi trường
biển và cho đến thời điểm hiện tại các nạn nhân cũng vẫn chưa nhận được đầy đủ.
Một người
dân, không muốn nêu tên, lên tiếng xác nhận:
“Người dân
bức xúc thì người ta đi đòi hỏi quyền lợi thôi. Trong đó có cả lương cả giáo
chung, không phải riêng một cá nhân ai. Cũng chẳng ai kích động ai cả.”
Thực thi quyền công dân
Qua lệnh
khởi tố của Công an tỉnh Hà Tĩnh đối với nhà hoạt động vì xã hội và môi trường
Bạch Hồng Quyền, những nhà hoạt động trong nước lên tiếng rằng họ chỉ thực thi
quyền công dân theo quy định của Hiến pháp và Pháp luật Việt Nam.
Người dân bức xúc thì người ta đi
đòi hỏi quyền lợi thôi. Chẳng ai kích động ai cả.
Người dân Hà Tĩnh
Người dân Hà Tĩnh
Hiện cộng
đồng cư dân mạng bày tỏ sự ủng hộ dành cho nhà hoạt động vì xã hội và môi
trường Bạch Hồng Quyền với lời tuyên bố “Bạch Hồng Quyền vô tội”.
Công an Hà
Tĩnh vào hôm mùng 6 tháng 4 cũng chính thức khởi tố anh Nguyễn Văn Hóa, một
thanh niên tích cực lên tiếng và đưa tin lên mạng xã hội về thảm họa Formosa,
với tội danh “Lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của nhà nước,
quyền lợi ích hợp pháp của các tổ chức, công dân”, theo Điều 258 Bộ luật Hình
sự.
Nhân ngày Tự
do Báo chí Thế giới, 3 tháng 5 năm 2017, khoảng hơn 20 tổ chức nhân quyền và an
ninh mạng quốc tế đồng loạt ký tên vào một bản kiến nghị thúc giục chính quyền
Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức cho anh Hóa vì cho rằng chính quyền Việt
Nam đã vi phạm quyền tự do thông tin và phát biểu ý kiến của người dân.
Riêng, anh
Bạch Hồng Quyền, thành viên của Tổ chức xã hội dân sự “Con đường Việt Nam’, đã
khẳng định với RFA ngay sau khi Công an Hà Tĩnh ra quyết định khởi tố anh rằng
việc bắt bớ không làm anh sợ hãi hoặc chùn bước trên con đường anh dấn thân vì
xã hội được tốt đẹp hơn.
Nguồn: Theo RFA