Quốc Phương
BBC Tiếng Việt
TBT, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trở lại sau một tháng vắng bóng |
Nhà nước Việt
Nam khó có thể chống tham nhũng trong tình hình thể chế như hiện nay, một nhà
hoạt động nói BBC Tiếng Việt trong cuộc hội luận hôm 16/5/2019, trong dịp Đảng
Cộng sản đang nhóm họp Hội nghị Trung ương 10 khóa XII.
Trong khi đó
một bình luận khác tại cuộc tọa đàm cho rằng người lãnh đạo chiến dịch
"đốt lò" chống tham nhũng này cần nêu gương, đi đầu trong việc công
khai về kê khai tải sản.
Nhưng việc mà họ xử nhau để mang lại độ
tin cậy nào đấy, cái làm người dân tin, thì tôi nghĩ cũng là tốt, không phải là
xấu. Tôi ủng hộ việc mà họ xử như thế
TSKH Nguyễn Quang A
Trước hết,
bình luận với Bàn tròn thứ Năm từ London về Hội nghị Trung ương 10 của
ĐCSVN diễn ra từ ngày 16-18/5/2019, Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang A nói:
"Tôi
cũng phải nói thẳng ngay là chuyện người ta gọi là chống tham nhũng thực sự là
đấu đá nội bộ thôi. Không thể chống tham nhũng ở trong thể chế như thế này.
"Trong
thể chế mà không có tư pháp độc lập, không có tự do báo chí và tòa án xử theo
lệnh của Đảng.
"Bản
thân bộ máy này đẻ ra tham nhũng, hay nói là cái lò này là lò đẻ ra tham nhũng
thì phải vứt cái lò đẻ ra tham nhũng này đi, chứ không phải là đốt những kẻ
tham nhũng, bởi vì không bao giờ đốt hết được cả, hết tên này thì nó sẽ sinh ra
tên khác.
"Cho nên
nói một cách thẳng thắn là như vậy. Nhưng việc mà họ xử nhau để mang lại độ tin
cậy nào đấy, cái làm người dân tin, thì tôi nghĩ cũng là tốt, không phải là
xấu. Tôi ủng hộ việc mà họ xử như thế.
Lãnh đạo chủ
chốt của nhà nước và ĐCSVN họp hôm 14/5/2019 Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption |
"Nhưng
nhiều khi họ xử, tôi nói như là ông nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, về chủ
trương kiểu như thế tôi nghĩ phải xử hết từ chóp bu trở xuớng, bởi vì chủ
trương các ông đều hỏng cả, hoặc không chính xác cả. Tôi nghĩ rất khó nói ở đây
thực chất nó là gì. Muốn thực chất là phải sửa đổi hệ thống, chống tham nhũng
từ chỗ đó."
Bình luận về
người được cho là dẫn dắt công cuộc "đốt lò" chống tham nhũng đang
diễn ra ở Việt Nam từ đầu Đại hội XII của ĐCSVN tới thời điểm này, Tiến sỹ Khoa
học Nguyễn Quang A nói tiếp:
"Tôi
nghĩ thực sự muốn chống tham nhũng là phải thay đổi những cái ở trong hệ thống,
và chỉ thay đổi những cái đó trong một quá trình mà xã hội đang chuyển động như
thế này, thì hiện tượng tham nhũng xảy ra là một chuyện bình thường.
"Bây giờ
muốn để chống tham nhũng về dài hạn là phải thay đổi luật lệ, phải thay đổi cơ
cấu của nhà nước và quan trọng nhất là tư pháp phải độc lập và phải có tự do
báo chí. Chứ còn tất cả các báo chí đều hô là 'đốt lò', thì ai cũng hoan hô đốt
lò, và nhiều báo chí hoan hô đốt lò thì người dân cũng rất là tin," ông
Quang A nói.
So sánh với Trung Quốc
Tiến sỹ Khoa
học Nguyễn Quang A không tin rằng Đảng CSVN có thể chống tham nhũng thực sự và
hiệu quả trong thể chế như hiện nay Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption |
Từ Hà Nội,
nhà văn Nguyên Bình, con gái của nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, Thiếu
tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, chia sẻ góc nhìn tham khảo về Trung Quốc, bà nói:
"Trung
Quốc cũng quá là một thể chế độc tài, độc đảng thì làm gì mà chẳng tham nhũng.
Thế nhưng nhiều nước người ta cũng moi ra việc, chẳng hạn như Hàn Quốc, người
ta cũng nói là có những ông bà làm to tham nhũng. Nhưng việc ấy không là phổ
biến.
Người ta cảm giác là ông Nguyễn Phú
Trọng liêm khiết thôi, chứ chứng cớ để nói ông Phú Trọng liêm khiết là gì thì
có ai biết đâu
Nhà văn Nguyên Bình
"Còn ở
Việt Nam thì đây là ông Nguyễn Phú Trọng đứng ra chống tham nhũng, nhưng các cụ
lão thành cách mạng đã ra một kiến nghị nói là ông Nguyễn Phú Trọng nói là mình
liêm khiết thì phải tự mình đứng đầu làm gương mẫu kê khai tài sản.
"Nhưng
cuối cùng ông ấy bảo kê khai tài sản lại ảnh hưởng đến quyền riêng tư. Thế là
ông không chịu. Thành ra người ta cảm giác là ông Nguyễn Phú Trọng liêm khiết
thôi, chứ chứng cớ để nói ông Phú Trọng liêm khiết là gì thì có ai biết đâu.
"Việc kê
khai ấy nói là kê xong thì đóng vào dấu mật, thế thì kê khai làm gì? Tham nhũng
ở Việt Nam có tính chất phổ biến, còn ở các nước thì cứ có tham nhũng thì dù là
Tổng thống hay là ai cũng phải bị đi tù.
"Vừa rồi
ông Phú Trọng có 'bắt được' ông Ủy viên Bộ Chính trị, thì nhiều người cũng hoan
nghênh lắm, bảo từ trước đến nay đã ai làm được như thế đâu. Đúng vậy, từ trước
đến nay chưa ai làm được, như thế cũng là tốt.
Nhà văn Nguyên Bình so sánh công cuộc chống tham nhũng của Việt Nam với Trung Quốc Image caption |
"Thế
nhưng mà nói như Tiến sỹ Quang A, thể chế mà đẻ ra tham nhũng thì nó vẫn còn.
Cho nên, điều quan trọng nhất là sở hữu nhà nước về đất đai đó, tha hồ mà tham
nhũng."
So sánh giữa
Việt Nam và Trung Quốc trong công cuộc chống tham nhũng, chỉnh đốn đảng, nhà
văn Nguyên Bình nói tiếp với Bàn tròn BBC:
"Chính
ra là Việt Nam không học được Trung Quốc một cách tử tế, một cách hẳn hoi. Cũng
học nhưng lại học méo mó hơn Trung Quốc nhiều. Tôi nói như cách đây mấy Đại hội
ở bên Trung Quốc người ta đã đề ra là Đại hội Đảng bầu ra Ban Kiểm tra & Kỷ
luật, tức là Ban Kiểm tra & Kỷ luật ấy ngang hàng với Trung ương.
Nhưng sau này, nếu không có ông Nguyễn
Phú Trọng làm được như thế, thì ai làm, mà có cơ chế nào để mà làm được như
thế?
Nhà văn Nguyên Bình
"Bao
nhiêu năm nay, Ban Kiểm tra đó rất có uy quyền, nó đã làm được, đã ngăn chặn
được nhiều vụ tham nhũng.
"Nhưng
còn Việt Nam không có hiện tượng như thế, mà chỉ may ra vừa rồi ông Nguyễn Phú
Trọng nổi lên, ông cũng có nhiều những biện pháp lôi ra được những ông Ủy viên
Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị để ông chống tham nhũng. Nhưng sau này, nếu
không có ông Nguyễn Phú Trọng làm được như thế, thì ai làm, mà có cơ chế nào để
mà làm được như thế?" bà Nguyên Bình đặt câu hỏi.
Cũng hôm
16/5, trong một ý kiến mang tính tham khảo thêm được gửi cho Bàn tròn thứ Năm,
nhà báo Phùng Triệu Âm, phóng viên của BBC Tiếng Trung từ Văn phòng tại
Washington DC bình luận:
"Chiến
dịch chống tham nhũng ở Trung Quốc đã diễn ra được hơn 6 năm. Hơn 440 quan chức
cấp cao và cấp trung đã bị hạ bệ. Tháng 12 năm ngoái (12/2018), Trung Quốc
tuyên bố rằng chiến dịch chống tham nhũng đã mang lại thành công vượt trội.
"Đây là
một sự thay đổi lớn trong cách nói. Trong quá khứ, chính phủ thường giữ một
giọng điệu rằng rất nhiều việc còn phải làm để trấn áp tham nhũng. Tuyên bố
thành công chống tham nhũng có thể có nghĩa là bây giờ ông Tập Cận Bình không
phải đối mặt với nhiều thách thức nội bộ và thách thức quyền lực, và bây giờ có
thể chuyển đổi sang tập trung cho phát triển kinh tế và tăng cường ảnh hưởng
toàn cầu của Trung Quốc."