21 mai 2019

Lãnh đạo không “bán chức” thì không ai mua được

Toàn cảnh Hội nghị lần thứ 10, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Ảnh TTXVN

LĐO | 20/05/2019 | 13:01



Năm 2019, 2020, chúng ta đã và sẽ tiếp tục chỉ đạo Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng, lần này phải quan tâm, chỉ đạo sâu sát hơn Đại hội đảng bộ các cấp từ nội dung cho đến công tác nhân sự của đại hội, tránh tình trạng cứ sắp đến đại hội là chỉ lo cho công tác nhân sự mà sao nhãng các công việc thường xuyên; kiên quyết chống chạy chức, chạy quyền, đã chạy là không dùng - đó là chỉ đạo của Tổng Bí thư - Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng tại cuộc họp Bộ Chính trị để cho ý kiến về công tác chuẩn bị cho Hội nghị Trung ương 10 khoá XII; kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV và một số vấn đề quan trọng khác.


Năm 2019, 2020, chúng ta đã và sẽ tiếp tục chỉ đạo Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng, lần này phải quan tâm, chỉ đạo sâu sát hơn Đại hội đảng bộ các cấp từ nội dung cho đến công tác nhân sự của đại hội, tránh tình trạng cứ sắp đến đại hội là chỉ lo cho công tác nhân sự mà sao nhãng các công việc thường xuyên; kiên quyết chống chạy chức, chạy quyền, đã chạy là không dùng - đó là chỉ đạo của Tổng Bí thư - Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng tại cuộc họp Bộ Chính trị để cho ý kiến về công tác chuẩn bị cho Hội nghị Trung ương 10 khoá XII; kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV và một số vấn đề quan trọng khác.

Chạy chức, chạy quyền là tình trạng phổ biến, ai cũng biết nhưng ngăn chặn nó không dễ. Muốn trong sạch và vững mạnh thì đầu tiên phải trị căn bệnh kinh niên này. Chạy chức, chạy quyền cũng là cái nhân để nảy sinh nạn tham nhũng. Người nhận tiền để cho chức là tham nhũng, kẻ bỏ tiền mua chức sau đó phải kiếm tiền để bù lại, muốn như vậy tất nhiên phải tham nhũng.

Chạy chức, chạy quyền còn sinh ra bè cánh, nhóm lợi ích. Tôi bỏ tiền cho anh mua chức, tôi sẽ đòi lại quyền lợi khi anh đã có chức.

“Đã chạy là không dùng”, phải kiên quyết như vậy, nhưng làm sao để phát hiện cán bộ đó chạy mới là chuyện khó. Người chạy không tự khai, và đương nhiên người nhận tiền để bán ghế cũng không dại dột khai ra.

Nhận hối lộ để bán ghế là loại tội phạm có chức vụ. Không có chức có quyền không thể bán được chức.

Khó bắt được tại trận người mua chức và người nhận tiền để bán chức. Tiền chung chi cho những quan hệ này thực hiện nhiều cách, chỉ có người mua và người bán biết.

Cho nên, biết được người nào chạy, thì không ai khác hơn chính là người đứng đầu của cơ quan, của địa phương, bộ ngành, có quyền quyết định chiếc ghế. Kẻ chạy chức chỉ đến với người có quyền quyết định, vì vậy, chính người lãnh đạo sẽ phát hiện kẻ chạy chức chứ không ai khác. Gật hay lắc cũng là những người này.

Vậy thì, điều cốt lõi chính là con người, cụ thể là người lãnh đạo. Lãnh đạo liêm khiết, đạo đức thì không ai mua được, không mở cửa cho ai chạy. Thậm chí, người nào chạy, có chứng cứ là xử lý lập tức, không xử lý kỷ luật được thì ít nhất cũng “không dùng”. Lãnh đạo như vậy ai dám chạy. 


LÊ THANH PHONG