22 octobre 2014

Bản tin số 2: công an phạm pháp nghiêm trọng




Nhà văn Phạm Đình Trọng (trái)
và nhà văn Bùi Ngọc Tấn
Sáng thứ sáu, 17.10.2014, Chủ tịch hội Nhà Báo Độc Lập Phạm Chí Dũng bị công an chặn, không thể ra khỏi nhà.
Thứ ba, 21.10.2014, Nhà văn Phạm Đình Trọng bị công an đe dọa.
Trang Dân Quyền (Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự) tố cáo với Chủ tịch nước, Thủ tướngdư luận.



Lời giới thiệu của Đại tá Bùi Văn Bồng

Cuối năm 2009, nhà văn Phạm Đình Trọng viết đơn xin ra khỏi đảng Cộng sản. Tin này đang làm xôn xao hàng ngũ các nhà văn, nhà báo, cựu chiến binh và anh chị em trí thức, sinh viên và học sinh ở trong nước. Vì Phạm Đình Trọng là một khuôn mặt được quen biết rộng rãi, một nhà văn của quần chúng, một nhà báo gắn liền với thời sự quê hương, một nhà thơ có cốt cách dân gian, được tuổi trẻ ngưỡng mộ, gần đây được cư dân bloggers trong nước quý mến.
Quê ông ở làng Thiện Phiến, huyện Tiên Lữ (Hưng Yên). Từ người lính binh chủng Thông tin, ông từng làm ở Xưởng phim Quân đội nhân dân, từ quân đội chuyển ngành với quân hàm Thiếu tá, vào Đảng năm 1970 (kết nạp Đảng lớp Hồ Chí Minh), học Đại học Văn, từng qua Trường Viết Văn Nguyễn Du, rồi về làm báo ở Thời báo Tài chính. Trọng có những tác phẩm gây tiếng vang, do tính ngay thật của anh, thẳng thắn, ghét bất công cường quyền, "giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha", khí tiết mang bản chất của người đảng viên Cộng sản chân chính...
[Họ và tên ông trùng hợp với một vị tướng thời Lê Mạt, tước Hải Quận Công (1714-1754), người huyện Giáp Sơn thuộc trấn Hải Dương trước đây (nay thuộc huyện An Dương, Hải Phòng). Nhân vật lịch sử này được sử sách ca ngợi là người văn võ toàn tài bởi ông xuất thân từ cửa Khổng sân Trình rồi đỗ tiến sĩ năm 1739, nhưng cả cuộc đời ông lại dành cho nghiệp nhà binh].Cuốn "Rừng và Biển" và "Sự Tích Đảo" kết hợp khoa học với trữ tình được bạn đọc trẻ ưa thích. Cuốn "Thời nghịch lý" tô đậm thời sự nóng hổi đất nước gây nhiều tranh cãi. Bài báo "Tiếng Hà Nội" của anh làm xôn xao giới giáo dục và học sinh...

Phạm Đình Trọng gần đây trở thành một gương mặt "kẻ sỹ Bắc Hà" mang bản chất phản biện xã hội, thượng tôn dân chủ và pháp luật khá quyết liệt. Ông phê phán mọi cái, mà theo ông, sai trái với tôn chỉ, mục đích, quan điểm, đường lối của một đảng cầm quyền, rất cần được nhân dân tin tưởng, tín nhiệm.
Con người của Trọng có tư chất đấu tranh sâu sắc còn ở chỗ anh là một chiến sỹ, một "con nhà võ" có nòi, vì quê anh có nhiều lò võ cổ truyền, bản thân anh rất sùng võ nghệ, anh từng luyện võ gian khổ, thành một võ sư quyền thuật cổ truyền.

Ngày 3-3-2009, nhà báo Phạm Đình Trọng gửi lá thư cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng góp ý, kiến nghị, chất vấn, nhân danh một công dân, về những chuyện lớn lao của quốc gia, từ chống tham nhũng đến bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, biển đảo của tổ quốc, về chủ trương nguy hiểm tệ hại khai thác bô-xít trên Tây Nguyên...với ý thức muốn nâng cao uy tín cho Đảng và xây dựng chế độ tốt đẹp, thực sự dân chủ. Nhưng ý kiến đề xuất của ông đã không được coi trọng, trái lại ông bị “cấp trên” chỉ đạo cho bộ ở nơi mà ông nghỉ hưu nhắc nhở, phê phán, kiểm điểm. Ngày 20-11-2009, khi Phạm Đình Trọng tuyên bố công khai vĩnh biệt đảng Cộng sản sau gần 40 năm trong đảng.

Có lẽ do có niềm tin và hy vọng ở quan điểm và trách nhiệm của Thủ tướng, ông viết thư gửi Thủ tướng khi ông thấy hiện trạng tình cảnh: Đất nước có nhưng chính quyền bị các tập đoàn lợi ích chi phối nên đất nước như không có chủ và bị các tập đoàn lợi ích chụp giật, xâu xé, càng xây dựng, phát triển càng manh mún, ngổn ngang, nhốn nháo, tan hoang. Nền kinh tế ngày càng ngoài tầm kiểm soát. Tham nhũng và yếu kém làm cho những tập đoàn kinh tế lớn, nhỏ của Nhà nước cứ thua lỗ kéo dài, nối nhau đổ vỡ, thất thoát hàng trăm ngàn tỉ đồng tiền thuế mồ hôi nước mắt của dân, làm rỗng cả nền tài chính đất nước. Xã hội ngày càng bất ổn. Cuộc sống số đông người dân ngày càng khó khăn và bất an. Thân phận người dân mỏng manh. Công an giết dân như giết kiến. Ông Thủ tướng, người quản lý xã hội và điều hành nền kinh tế đất nước không thể không biết thực tế đó?
Chẳng lẽ ở đỉnh cao chói lọi với sự toàn quyền về mọi mặt mà Thủ tướng không thấy được tình trạng của Đảng và dân tộc đất nước đáng đứng trước nguy cơ tồn vong hôm nay? Đâu là nguyên nhân gây ra sự bất ổn xã hội đang diễn ra hết sức trầm trọng, chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ bị người "đồng chí bạn vàng láng giềng xâm phạm từng giờ ? Dưới con mắt lạc quan của Thủ tướng liệu ông có thể lắng nghe những lời tâm huyết như cách nói thẳng của nhà văn Phạm Đình Trọng hay lại qui chụp "chạy theo luận điệu của các thế lực thù địch, nói xấu, bôi nhọ Đảng, Nhà nước?". Nếu nói một cách sòng phẳng, thiết tưởng trách nhiệm dẫn tới hậu họa nghiêm trọng này không phải chỉ do riêng Ông mà còn nằm ở sự buông lỏng vai trò lãnh đạo của tập thể Bộ Chính trị, trực tiếp là TBT Nông Đức Mạnh suốt 2 nhiệm kỳ Đại hội IX và X vừa qua.

Cũng từ những bức xúc như vậy, hôm qua (11-10), nhà văn Phạm Đình Trọng gửi lên các trang mạng bài viết như một Bản cáo trạng đanh thép đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trang blog Ba Sàm và nhiều trang mạng đã đăng bài viết này để rộng đường dư luận về một hiện trạng bức xúc đang đặt ra giữ lúc Đảng ta đang diễn ra Hội nghị Trung ương 6. Vẫn như phong cách của ông, rất trực diện, nhưng trung thực, cương trực, thẳng thắn: ÔNG THỦ TƯỚNG KHINH TRÍ TUỆ, TRỌNG BẠO LỰC