30 mai 2015

Tháng NĂM và Ngày LỄ MẸ


Nguyễn thị Cỏ May

 


Từ vài tuần nay, báo chí, tin tức đều nói nhiều về ngày lễ mẹ . Nay chưa phải trể để Cỏ May nói về ngày lễ đẹp này vì ở Pháp, Ngày Lễ Mẹ nhằm chủ nhựt của tuần thứ tư tháng năm . Năm nay, nhằm đúng ngày 31 tháng 5/2015. Tuy ngày lễ Mẹ mang tính toàn cầu nhưng không cùng một ngày thống nhứt . Riêng ỏ các nước nói tiếng pháp, ngày này cũng khác nhau . Như ở Québec, Espagne, Italie, Danemark, Autriche là ngày 11 tháng 5 . Giống như ở Huê kỳ . Về ngày Lễ Cha cũng vậy .
 
 



Vớí nước Pháp, tháng năm là tháng duy nhứt trong năm đươc mọi người mong đợi vì đó là tháng của những ngày lễ, tức có nhiếu ngày nghỉ hơn hết .

Ngày Lễ Mẹ có lịch sử từ thời thượng cổ, mang tính tôn giáo nhưng ngày nay, tính tôn giáo đã mờ nhạt và được thay thế bằng tính thương mải . Các cửa hàng trưng bày và quảng cáo quà tặng cho các bà mẹ hơn là nhắc nhở công đức của Mẹ .

Ở Việt nam không có ngày lễ mẹ vì trong văn hóa việt nam, Đạo Hiếu là nền tảng xã hội và gia đình .

 

Tháng NĂM và Lễ Hội

 

Tháng Năm là tháng có nhiều lễ hội nhứt trong năm . Rìêng về ngày lễ được nghỉ làm việc ăn lương, có tới 4 ngày : lể Lao động 1/5, lễ Đình chiến 8/5/1945, lễ thăng Thiên 14/5 và lễ Pentecôte 24/5 nhằm chủ nhựt nên nghỉ thứ hai 25/5 . Năm nào ngày lễ rơi nhằm thứ sáu hoặc thứ hai, ngày nghỉ cuối tuần sẽ kéo dăi . Ngoài ra, trong tháng năm còn thêm ngày lễ nhưng không nghỉ, mà chỉ vui chơi, hay ngày Hội .

Lễ Mùa Xuân hay Lễ Hội Cây từ 24/5 tới 28/5 . Năm 2007, Ủy Ban Quốc gia Pháp thiết lập ngày này để kêu gọi yêu mến thiên nhiên, bảo vệ môi trường . Chánh quyền tổ chức dân chúng trồng cây để tưởng nhớ một người thân, sau đó bày tiệc vui chơi ở quảng trường Thị xã hoặc trong khu rừng của Thị xã . Ở Pháp, ngày nay, vẫn còn giử những khu rừng không được bán . Giống như công điền ở Việt nam ngày xưa, rừng ở Pháp để mùa đông cho dân làng vào lấy củi đốt .

Tới thứ sáu tuần cuối tháng 5 là lễ Láng Giềng trong khu phố . Nhà nhà bày bàn ghế ra ngoài, rượu, thức ăn nhẹ, mời láng giềng gặp nhau để quen biết nhau, xây dựng tình láng giềng như ở Việt nam có  truyền thống « Bà con xa không bằng láng giềng gần » .

Tháng năm – tiếng pháp viết là MAI - là theo lịch grégorien . Theo lịch julien, thì đó là tháng ba .Tháng của lễ hội nhưng cử kiêng tổ chức lễ cưới . Chữ Mai, tiếng la-tinh viết là MAIUS . Người la-mã tôn vinh Nữ thần Maia .

Vì tháng năm – Mai - trở thành tháng của Marie nên từ thời thượng cổ, người ta kiêng cử làm đám cưới, mà chỉ dành cho lễ « rửa tội » và tổ chức thánh lễ Đức Mẹ Marie . Tới đầu thế kỷ XVIII, Rome long trọng hóa tháng Năm là tháng của Đức Mẹ Marie, phổ biến ở Ý trước, tiếp theo, ảnh hưởng ra khắp nơi, được Giáo hoàng Pie VII thừa nhận vào đầu thế kỷ XIX . Ngày Lễ Mẹ vào thượng tuần tháng Năm, như ở các nước Âu châu ngoài nước Pháp, còn hàm ý lễ « Xuân khai » (Xuân khai, Hạ trưởng, Thu thâu, Đông tàng ) .

 

Về Ngày Lễ Mẹ

 

Ngày Lễ Mẹ, trong tiếng pháp, viết là Ngày Lễ của những Bà Mẹ, nghĩa là  không phải là ngày lễ của tất cả bà mẹ trên thế giới ? Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 ( La Journée Internationale de la Femme) là ngày của toàn thể phụ nữ nhưng những người xã hội chủ nghĩa (socialistes) muốn thay thế bằng « Ngày Quốc tế của những người Phụ nữ » (La Journée Internationale des Femmes) để ngụ ý phủ nhận giá trị phổ quát của nhơn (nữ) quyền theo LHQ, mà nhằm nhấn mạnh ý nghĩa nhơn quyền theo quan niệm mác-xít là những quyền xã hội của giai cấp nhơn dân lao động . Nhơn quyền phổ quát là thứ nhơn quyền của riêng giai cấp tư sản !

Ở Hi-lạp cổ thời, người ta cử hành lễ Rhéa là vị nữ thần Sanh đẻ và ở La-mã, nữ thần Matraliae, tiếng la-tinh Mater có nghĩa là mẹ . Lễ mang tính tôn giáo . Ở Việt nam có lễ Mẹ Sanh, Mẹ Độ được cúng lễ khi đứa bé đầy tháng và thôi nôi .

Nhưng Ngày Lễ Mẹ (của những Bà Mẹ) như ngày nay ở Mỹ và nhiều nước Âu châu, trước đây, đó là « Ngày làm Mẹ » (Mothering Day) khởi đầu ở Anh, rồi sang qua Mỹ . Trong Đệ I Thế chiến, lính mỹ du nhập truyền thống tốt đẹp này vào Âu châu . Ở Pháp, Ngày Lễ Mẹ bắt đấu xuất hiện chánh thức từ năm 1950 .

Cũng giống như ngày lễ khác nhau, cách cử hành Ngày Lễ Mẹ cũng khác nhau theo địa phương . Ở nhiều nước Âu châu như Pháp, Ý, Bỉ, tới ngày này, bà mẹ được chồng, con, cháu mời tới nhà hàng ăn bửa ăn gia đình vui vẻ đoàn tụ và thêm nữa, tặng mẹ, bà bó bông đẹp, chúc mừng sức khỏe, tuổi thọ .

Ở Pháp, ý nghĩ có « một ngày chánh thức vinh danh các bà mẹ trong gia đình » đã được Hoàng Đế Napoléon đề cặp tới năm 1806 nhưng sau cùng trở thành ngày lễ thì không biết chính xác là ngày nào .

Tới năm 1906, Ngày Lễ Mẹ đầu tiên đưọc nói tới . Ông Prosper Roche, sáng lập « Liên Hiệp Hữu nghị những Người Cha xứng đáng trong Gia đình của Thị xã Artas » ở Isère (Đông-Nam của Pháp, gần biên giới Ý) quyết định tưởng thưởng những bà mẹ xứng đáng trong gia đình, bằng một buổi lễ hội trang trọng .

Nhưng vẫn phải đợi tới sau Đệ I Thế chiến, năm 1918, « ngày của những bà mẹ » lần đầu tiên mới được thiết lập . Sáng kiếng do Thành phố Lyon đưa ra  để tưởng nhớ và tri ơn những bà mẹ, bà vợ có con em hoặc chồng đã hi sanh trong chiến tranh .

Tới năm 1920, một ngày lễ mẹ gia đình đông con được thành lập và chánh phủ pháp hợp thức hóa năm 1929. Thống chế Pétain đề cao những giá trị truyền thống « làm việc, gia đình, tổ quốc » và nhấn mạnh về vai trò của những bà mẹ trong gia đình . Thế giói có được những anh hùng, những bậc vĩ nhân cũng do những bà mẹ .

Sau Đệ II Thế chiến, Ngày Lễ Mẹ được Tổng thống Vincent Auriol ban hành bằng Đạo luật ngày 24 tháng 5 năm 1950, qui định luôn thể lệ cử hành ngày lễ, do Bộ Y tế và Dân số trách nhiệm, chi phí do ngân sách của Bộ đài thọ, để chánh thức tôn vinh các bà mẹ nước Pháp vào ngày chủ nhựt của tuần cuối tháng 5 hằng năm .

Từ năm 2004, Bộ Gia đình đặc trách Ngày Lễ Mẹ . Nhưng cũng từ đây, Ngày Lễ Mẹ thật sự mang ý nghĩa thương mải đặc sệt . Thương vụ của nhiều cửa hàng bán quà biếu cho Ngày Lễ Mẹ tăng 1/3 . Và ở Pháp có tới 81% gia đình cử hành lễ mẹ .

Theo kết quả điều tra của báo chí, trung bình, người pháp chi tiêu 40€ cho quà biếu ngày lễ mẹ : dẩn đầu là bông 56, 2%, dầu thơm, phấn sáp trang điểm chiếm 39, 4%, đi ăn nhà hàng 27, 2%, bánh kẹo 23, 4% và nữ trang 21, 9% . Sách vở, báo chí, âm nhạc DVD chỉ chiếm 1/5 những người làm lễ mẹ . Vậy mà năm 2013, người pháp đã tiêu xài hết 75 triệu euros để mua bông tặng mẹ, bà .

Ngày Lễ Mẹ là ngày đặc biệt dành riêng cho mẹ nên quà biếu, bửa ăn, đều phải do con cái tự đảm trách mới có ý nghĩa nhưng nếu có sự tham gia của người cha là một bất ngờ bổ sung cho  ý nghĩa ngày lễ thêm tuyệt vời .

 

Việt nam và Đạo Hiếu

 

Trong văn hóa việt nam, ảnh hưởng nho giáo giử một phần quan trọng . Chữ Hiếu viết theo hán tự gồm 2 phần : bộ lão trên, tử dưới hàm ý « con cái thờ phượng ông bà hay cha mẹ già » .

Theo từ điển của Thiều Chửu, HIẾU là hết lòng phụng dưởng cha mẹ hay là đạo lý phụng thờ cha mẹ .

Sách viết về Hiếu : « Kính những người cha mẹ đã tôn trọng, yêu những người cha mẹ đã yêu, thờ cha mẹ lúc chết cũng như lúc sống, ấy là hiếu đến rất mực vậy » .

Nhưng bất kỳ người việt nam bình thường nào không theo Đạo Nho, trước đây, cũng đều thấm nhuần ý nghĩa Đạo Hiếu nhờ thuộc nằm lòng bài hát gia huấn này :

 

   « Công Cha như núi Thái sơn,

      Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra .

     Một lờng thờ Mẹ, kính Cha

     Cho tròn chữ HIẾU mới là Đạo con »

 

Đến lúc Thiên chúa giáo tới, chẳng những không có xung đột đẩm máu như ở Âu châu hay Mỹ châu dưới danh nghĩa « thánh chiến », trái lại, đó là một sự hội nhập nhuần nhuyễn làm cho nền văn hóa dân tộc thêm phần phong phú . Đạo Hiếu được dạy tín đồ thiên chúa giáo không khác nội dung Đạo Hiếu đã có ở Việt nam :

 

« …Tột cùng Thiện không gì bằng Có Hiếu, tột cùng Ác không gì bằng Bất Hiếu. Đó là đạo làm người. Dù là ai trong tôn giáo hay cuộc sống đời thường, từ kẻ cùng đinh trong xã hội tới người có quyền lực cao nhất, trước tiên người ta phải LÀM NGƯỜI, tức là có Đạo Làm Người. Không giữ Đạo Làm Người thì kẻ đó phải bị nguyền rủa.

 

Kinh thánh dạy : “ Mỗi người phải kính sợ cha mẹ ” (Lv 19:3), “ Bất cứ người nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử. Nó đã nguyền rủa cha mẹ, thì máu nó đổ xuống đầu nó ” (Lv 20:9), và “ Đáng nguyền rủa thay kẻ khinh dể cha mẹ ! ” (Đn 27:16) . Với người Công Giáo, nhà có người qua đời được gọi là “ Nhà Hiếu ”. …Và Hiếu cũng là một đạo : Đạo Hiếu. Đạo là đường ngay nẻo chính mà ai cũng phải bước theo suốt đời  ! » (Trầm Thiên Thu, internet, 23/10/2013) .

 

Chỉ đến khi Hồ Chí Minh vâng lệnh  Staline (*) và Mao Trạch-đông làm cải cách ruộng đất giải phóng giai cấp nông dân, thì con cháu mới bắt đầu đấu tố cha mẹ, ông bà, gọi cha mẹ, ông bà bằng thằng, bằng con, xưng hô mầy tao xỉ vả, hài công ơn sanh đẻ, dưởng dục thành tội ác bốt lột chúng nó, …

Từ đây, xã hội việt nam mới thật sự « giộng đầu xuống đất, chỏng ngược cẳng lên trời ! » .

 

(*) Ho Chi Minh, du révolutionnaire à l’icône, Pierre Brocheux, 2003, Paris : « Năm 1952, Hồ Chí Minh đi qua Moscou yết kiến Staline,  có cả Mao Trạch-đông có mặt hôm ấy . Staline chỉ 2 cái ghế, bảo Hồ chí Minh : đây là ghế địa chủ, đây là ghế nông dân, mời đồng chí chọn và ngồi vào .» . Về Bắc Việt, không thấy Hồ Chí Minh  thuật lại chuyện này và nhứt là không nói ông đã chọn ghế nào . Nhưng Hồ Chí Minh ra lệnh chuẩn bị cải cách ruộng đất và tổ chức đoàn cán bộ gởi ngay qua Tàu học tập kinh nghiệm ccrđ ở Tàu, đồng thới xin Mao gởi cho 1 đoàn cố vần hùng hậu qua hướng dẩn chiến dịch ccrđ tại nông thông  » .

 

Nguyễn thị Cỏ May