Tạ Duy Anh
Ông Tuấn viết: “Nhà nước
tư bản phương tây vẫn tỏ ra quan tâm tới các nhóm yếu thế thông qua chính sách
an sinh xã hội. Nhưng việc họ áp dụng mức thuế cao, vay nợ để thực hiện “công
bằng xã hội” xét đến cùng không dành cho các thành phần yếu thế bất hạnh mà chủ
yếu phục vụ tầng lớp trung lưu với mục tiêu sâu xa là thu hút phiếu bầu”.
Xin ông Bộ trưởng cho ví
dụ cụ thể và thuyết phục về điều ông nêu ra. Những thành tựu về
kinh tế văn hóa vượt trội, những chính sách an sinh trong vấn đề giáo
dục, y tế, trợ cấp thất nghiệp, những thành tựu bảo vệ môi trường,
những tiến bộ trong việc tạo ra một xã hội minh bạch, bộ máy công
quyền trong sạch… ở những Nhà nước tư bản phương tây ấy, có đến cả
trăm năm nữa chúng ta cũng chưa đạt được, chả lẽ đó không phải là sự
thật như tôi vẫn biết? Mà những điều đó tôi đều lượm lặt từ chính
hệ thống báo chí do ông quản lý?
Đọc bài viết “Kinh tế thị trường định hướng XHCN
tạo ra phát triển ngoạn mục cho đất nước” của Phó Ban tuyên giáo, Bộ
trưởng Bộ TT-TT, tôi xin có vài lời và vài câu hỏi mong được tác giả
chiếu cố giải đáp.
Trước hết là vài lời:
Tôi hoan nghênh tinh thần
của bài viết. So với bài viết cùng chủ đề của GS.Nguyễn Đức Bình,
nguyên ủy viên BCT, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương kiêm Giám đốc Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cách đây 5 năm, thì bài của Bộ trưởng
Trương Minh Tuấn rõ ràng là điềm đạm và khiêm tốn hơn. Điều đó cho
thấy, tư duy của lớp học trò thầy Bình không còn xơ cứng nữa, không
nhất nhất khẳng định “Nếu thời đại hiện nay không còn là thời đại quá độ từ
chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới nữa, thì đất
nước Việt Nam chúng ta, Đảng Cộng sản Việt Nam từ nay sẽ đi theo con đường
nào?”, một lối áp đặt quen thuộc và đạt đến cấp độ nhảm nhí cao
nhất mà một nhà lý luận chính trị có thể tạo ra. Ông Tuấn biết thực
tế thời cuộc hơn khi để ngỏ cho những đối thoại. Ông cho bạn đọc
thấy rằng, ông chỉ nêu ra những gì “mắt ông thấy, tai ông nghe” một
cách “khách quan”. Nghĩa là ông đóng vai một người quan sát đời sống,
hơn là người tham gia vào quá trình tạo ra hiện trạng của cái đời
sống đó. Nói thẳng ra, so với thế hệ G.S Bình, thế hệ ông Tuấn bớt
tin vào những ảo tưởng rồ dại hơn rất nhiều.
Đó là điều đáng mừng “đặt trong bối cảnh lịch
sử cụ thể của đất nước” (Xin mượn từ ngữ của chính ông BT).
Tuy nhiên, ngay cả khi đóng vai chỉ là người mô
tả lại hiện thực, thì “mắt ông Tuấn thấy, tai ông Tuấn nghe”, vẫn
khác rất xa mắt hàng triệu người thấy, tai hàng triệu người nghe.
Chuyện này chưa bàn ở đây, cũng như còn nhiều vấn đề khác rất đáng
bàn trong bài viết của ông Bộ trưởng, nhưng vì trời nắng nóng quá,
chỉ xin mạn phép nêu ra vài câu hỏi mong muốn được ông chỉ rõ để
không còn gì phải lăn tăn:
Phòng khách nhà ông Nông Đức Mạnh, cha đẻ " học tập theo gương Bác" |
Ông Tuấn viết: “Có thể
nói, lời của Bác Hồ đã đưa ra chấm phá đầu tiên về mục tiêu của KTTT định hướng
XHCN, bởi xét đến cùng thì không có kinh tế thị trường thì người đủ ăn khó có
thể “khá giàu”, người giàu khó có thể “giàu thêm”.
Xin hỏi: Vậy Cải cách
ruộng đất, Cải tạo tư bản Công thương miền Nam sau năm 1975 (triệt hạ
KTTT) là chủ trương của ai, nhằm đến mục tiêu nào khi nó khiến hàng
vạn địa chủ, mà phần lớn trong đó thực sự là những tinh hoa về
quản lý, tổ chức sản xuất ở nông thôn-vì thế mà họ có tài sản-
bị giết, bị đày ải cùng với hàng chục vạn thương nhân của miền Nam
phải bỏ đất nước ra đi, làm tiêu tán không biết bao nhiêu mà kể tài
sản đất nước, mà tài sản lớn nhất là nguồn lực con người? Họ không
có bất cứ cơ cơ hội nào để “khá giầu” và “giầu thêm” như những gì
ông Tuấn trình bày mà phần lớn số họ gặp tai họa chỉ vì chịu
thương chịu khó, chỉ vì “nhạy bén nắm bắt được cơ hội?”. Có gì mâu thuẫn
giữa mong muốn của Cụ Hồ (cũng là chủ trương của Đảng, như chính ông
Tuấn nói) với thực tế cuộc sống đã diễn ra và ai phải chịu trách
nhiệm về việc nói một đằng, làm một nẻo đó?
Cải cách ruộng đất |
Ông Tuấn viết: “Nhà nước
tư bản phương tây vẫn tỏ ra quan tâm tới các nhóm yếu thế thông qua chính sách
an sinh xã hội. Nhưng việc họ áp dụng mức thuế cao, vay nợ để thực hiện “công
bằng xã hội” xét đến cùng không dành cho các thành phần yếu thế bất hạnh mà chủ
yếu phục vụ tầng lớp trung lưu với mục tiêu sâu xa là thu hút phiếu bầu”.
Xin ông Bộ trưởng cho ví
dụ cụ thể và thuyết phục về điều ông nêu ra. Những thành tựu về
kinh tế văn hóa vượt trội, những chính sách an sinh trong vấn đề giáo
dục, y tế, trợ cấp thất nghiệp, những thành tựu bảo vệ môi trường,
những tiến bộ trong việc tạo ra một xã hội minh bạch, bộ máy công
quyền trong sạch… ở những Nhà nước tư bản phương tây ấy, có đến cả
trăm năm nữa chúng ta cũng chưa đạt được, chả lẽ đó không phải là sự
thật như tôi vẫn biết? Mà những điều đó tôi đều lượm lặt từ chính
hệ thống báo chí do ông quản lý?
Ông Tuấn viết: Giữa lúc
đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc bị phê phán gay gắt do thực hiện “khoán chui”
ở Vĩnh Phúc, Tổng bí thư Lê Duẩn đã đến thăm và động viên ông (Tạp chí Cộng sản
điện tử, ngày 4-4-2017). Nhiều Bí thư Tỉnh ủy, được sự hậu thuẫn của các đồng
chí lãnh đạo cao nhất của Trung ương Đảng, đã “vượt rào” xóa ngăn sông cấm chợ,
xóa bao cấp, bảo vệ cách làm ăn mới ở cơ sở, mở đường cho sự vận hành của thị
trường theo quy luật của nó.
Xin hỏi: Vì sao ông Kim
Ngọc phải khoán chui? Ai cấm đoán ông ấy? Ai phê phán gay gắt ông ấy?
Chắc chắn không phải là thế lực thù địch rồi! Vả lại, khi người có
quyền cao nhất là ông Lê Duẩn mà “đến thăm và động viên”, thì còn ai đủ
to gan lớn mật dám ra tay ngăn cản, bức hại khiến ông Kim Ngọc thân
bại, danh liệt, tận lúc chết vẫn “ngậm một mối căm hờn” xuống suối
vàng, chỉ vì thấy trước cái sai tai hại của đường lối khiến dân đói
rã họng và không nỡ ngồi khoanh tay nhìn?
Ông Tuấn viết: KTTT định
hướng XHCN vẫn hội đủ các yếu tố của KTTT, nhưng có các thiết chế để bảo vệ các
nhóm yếu thế, tạo điều kiện cho họ vươn lên tiếp cận các cơ hội của thị trường,
giúp họ đối phó với các rủi ro nghiệt ngã mà tự họ không có khả năng đối phó.
Xin hỏi: Việc các doanh nghiệp tư nhân, đám tư
bản hoang dã lợi dụng quy định đất đai là sở hữu toàn dân (để đảm
bảo cho cái đuôi XHCN có chỗ bám), từ đó mượn tay Nhà nước, cưỡng
bức, trấn áp lấy đất của nông dân bằng những đền bù áp đặt rẻ mạt
rồi bán giá cao gấp cả trăm lần, vơ vét làm giầu, khiến hàng triệu
người bị bần cùng hóa ở mức cùng cực, bị mất quê hương, hoàn toàn
không có tương lai…chả phải cũng là hậu quả nhãn tiền của những
thiết chế như ông nói sao?
Đồng Tâm: Cảnh sát cơ động được người dân trả tự do |
Thưa ông Bộ
trưởng, nếu những điều tôi hỏi vô tình gợi đến những khoảng trống
đau thương mênh mông của lịch sử dân tộc mà ở cương vị ông không tiện
bàn luận, hoặc đang làm khó cho ông, thì tôi mong được ông thể tất.
Tôi có đủ sự kiên nhẫn để chờ đợi, hoặc tự thỏa mãn. Xét cho cùng
thì tìm lời giải cho những câu hỏi đó chưa phải là quan trọng nhất,
vì trước sau rồi cũng sẽ thấy. Vấn đề quan trọng hơn-với cả ông và
tôi-là vì sao, do đâu lại có những khoảng trống đau thương mênh mông đó
và liệu chúng có gì liên quan đến những điều ông đang hết lời ca
ngợi?
Nguồn: Theo Trần Nhương