Theo Tia Sáng
TS. Dư Văn Toán, Viện Nghiên cứu Biển&Hải đảo |
Trong
bối cảnh hiện nay, việc xây dựng một chiến lược quốc gia về địa
danh-ranh giới biển-đảo Việt Nam có tên đầy đủ các vùng biển đảo thân
yêu của tổ quốc như Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông trên các bản đồ thủy
đạc toàn cầu của IHO, để vĩnh viễn khẳng định chủ quyền biển đảo của VN,
là hết sức cấp bách.
Sự cần thiết.
Sự kiện 1/5/2014 TQ đã đưa HD 981 đặt sâu vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam (VN) nhằm thực hiện khoan dầu khí trái phép đã và đang làm thức tỉnh các cấp quản lý biển và hải đảo của Việt Nam vì đã bị động trong cách ứng phó. Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị cấp cao ASEAN ngày 11/5/2014 đã có đề nghị cộng đồng quốc tế ủng hộ Việt Nam ngăn ngừa sự lấn chiếm biển trái phép của Trung Quốc trên biển Đông nhằm đảm bảo an ninh-an toàn hàng hải trên biển Đông và tuân thủ Công ước Luật Biển Lien Hợp Quốc UNCLOS 1982, và DOC 2000 giữa ASEAN-Trung Quốc. Trong bối cảnh có sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế như Liên Hợp Quốc, Mỹ, EU và hàng loạt các quốc gia khác, Việt Nam nên cần chủ động sớm công khai các địa danh biển VN, các hồ sơ ranh giới đường cơ sở, hồ sơ biển, đảo-thềm lục địa và đặc biệt Hồ Sơ ranh giới quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đúng như quy định của Luật Biển Việt Nam 2012. Đồng thời Chính phủ và các cơ quan liên quan sớm nghiên cứu, xây dựng và làm các thủ tục cần thiết trình lên Liên Hợp Quốc và các cơ quan quốc tế liên quan để sớm được công nhận công khai làm cơ sở pháp lý cho các tranh tụng và đòi hỏi quyền hợp pháp về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển của VN.
Địa danh hóa (tên gọi, ranh giới) từng vùng biển-đảo cần được công bố công khai và rõ ràng tới các Tổ chức quốc tế
Bộ Nội vụ đã và đang triển khai quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt dự án "Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính" trong đó có hồ sơ địa giới hành chính trên các vùng biển, hải đảo VN.
Đây có thể là dịp để chúng ta rà soát và công bố chính thức toàn bộ tên các đảo, đá, bãi của quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và lận cận. Rộng hơn nữa, cần quan tâm tới việc đặt tên Việt thống nhất và công bố cho tất cả các đối tượng địa lý trong vùng biển VN chưa có tên, như các dãy núi, khối núi, các cao nguyên, các hẻm vực, các lòng chảo, các vụng biển, bãi ngầm, các đảo san hô vòng (atoll), v.v...
Luật Biển VN được Quốc hội thông qua ngày 21-6-2012 là cơ sở pháp lý quan trọng về mọi lĩnh vực hoạt động trên các vùng biển VN nói chung, trong đó có việc đặt tên, hồ sơ địa giới cho mọi đảo, vùng biển của VN.
Trình hồ sơ để được Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế công nhận.
Bước tiến rất lớn của Việt Nam. Năm 2009 Việt Nam đã có 3 hồ sơ trình LHQ về ranh giới ngoài thềm lục địa, trong đó có 2 hồ sơ cùng Maxlaixia đã cùng trình cho vùng biển phía Nam –Trung Bộ Việt Nam. Và tuy có 1 số thư phản đối của Trung Quốc và Philippin, và 2017 sẽ được Ủy ban ranh giới thềm lục địa của LHQ xem xét. Việt Nam cũng đã phân định ranh giới ngoài trên biển tại Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc. Các vùng biển tại Vịnh Thái Lan và phía Nam biển Đông cũng có 1 số hiệp định nghề cá với Thái Lan, Campuchia, Indonesia, tuy nhiên ranh giới ngoài biển vẫn chưa trình lên Liên hợp quốc. Các vùng cửa vịnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chưa có hồ sơ phân định ranh giới ngoài trình LHQ, cùng với đó là Hồ sơ ranh giới ngòa của biển-đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Đồng thời với ranh giới hợp pháp thì chúng ta cũng rất cần công khai địa danh pháp lý các vùng biển-đảo của chúng ta. Một trong những điều kiện là các địa danh ấy phải được Tổ chức Thủy đạc Quốc tế (IHO) công nhận. Thành lập từ năm 1921 và có trụ sở tại Công quốc Monaco, IHO là một tổ chức liên chính phủ đại diện cho các tổ chức hàng hải trên khắp thế giới, có thẩm quyền tiêu chuẩn hóa tên gọi địa lý các vùng biển, đảo ở tầm quốc tế. IHO đã cho xuất bản quyển “Limits of Ocean and Seas” (Ranh Giới Biển và Đại Dương) lần đầu vào năm 1929. Sách được tái bản vào các năm 1937 và 1953. Đây là một tài liệu kim chỉ nam cho bản đồ biển toàn cầu và được áp dụng rộng rãi đối với các quốc gia thành viên và các tổ chức quốc tế khác như Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO), Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO). Đến nay các địa danh Vịnh Bắc Bộ, với tên quốc tế là Tonkin gulf, Biển được gọi là South China Sea.
Hiện tại các tên Hoàng Sa, Trường Sa, và Biển Đông có trong tài liệu đó của IHO chưa có, mà chỉ có các tên quốc tế là Paracell và Spratly. Trung Quốc thì gọi đó là Tây Sa, và Nam Sa.
Đấy cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều bản đồ thế giới vẫn ghi tên Biển Đông (East Sea) là tên khác, cũng như chuyện Hội Địa lý Quốc gia Mỹ ghi nhầm tên Hoàng Sa của VN và Bộ Ngoại giao VN năm 2010 phải lên tiếng phản đối.
Khi có những tên khác nhau đối với một địa danh trên biển, IHO đã có một nghị quyết vào năm 1974 để xử lý. Mục A 4.2.6 của phiên bản nghị quyết này cập nhật tháng 11-2009 đề nghị “khi hai hay nhiều quốc gia cùng chia sẻ một vị trí địa lý (ví dụ vịnh, eo biển, kênh đào hay quần đảo) dưới các mẫu tên khác nhau, các quốc gia này nên cố gắng thỏa thuận để tìm ra một tên thống nhất đối với vị trí đó. Nếu họ có ngôn ngữ chính thức khác nhau và không thể thỏa thuận về một mẫu tên chung (common name form), mẫu tên theo từng ngôn ngữ nên được chấp nhận cho các biểu đồ và ấn bản trừ phi các nguyên nhân kỹ thuật ngăn cản việc làm này. Ví dụ đối với địa danh English Channel/La Manche”.
Cơ hội tên địa danh biển-đảo theo tên của Việt Nam.
Vì VN chưa phải là thành viên của IHO dù rằng số thành viên của tổ chức có uy tín này đã là 80 quốc gia. VN vẫn chưa có quyền lợi đầy đủ như các thành viên khác trong việc đặt tên, bổ sung tên cho các vùng biển đảo của mình trên Biển Đông, song song với các tên quốc tế khác. Việt Nam hiện đã nộp đơn tham gia IHO, và đã có 42 quốc gia ủng hộ, nhưng điều kiện gia nhập cần có 52 quốc gia đồng ý. Đồng thời Việt Nam nên giao cho 1 cơ quan nhà nước phụ tránh quản lý địa danh-ranh giới thống nhất như dang VnHO, và cũng nên xuất bản hàng năm tập bản đồ kèm theo các địa danh biên-đảo hàng năm cho các cơ quan tổ chức sản xuất-kinh doanh khi đến vùng biển Việt Nam phải dùng chỉ dẫn hàng hải-biển của Việt Nam.
Kinh nghiệm quốc tế đổi được tên biển nhờ IHO
Chuyện vừa xảy ra hồi tháng 3-2012 tại hai quốc gia châu Á không xa chúng ta lắm. Đấy là đổi tên “Biển Nhật Bản” theo cách gọi của Nhật Bản thành tên “Biển Đông” theo cách gọi của Hàn Quốc. IHO từng ba lần công nhận cách gọi “Biển Nhật Bản” vào các năm 1929, 1937, và 1953, cho vùng biển giáp ranh giữa Nhật Bản và Hàn Quốc. Vậy mà, đến năm 2009, 28% bản đồ thế giới sử dụng cả hai cách gọi. Để có được cách dùng chung trên văn luận quốc tế thì Chính phủ Hàn Quốc đã phải có một chiến lược lâu dài, kiên trì và bền bỉ.
Hơn hai thập kỷ qua, họ không ngừng đấu tranh để khẳng định chủ quyền. Các nhà khoa học Hàn Quốc đã tham gia nhiều hội thảo của IHO và liên tục nêu lên đề xuất của họ. Mới nhất là tháng 3-2012, tại Bỉ, họ đòi bổ sung vào bản đồ của IHO và sách Limits of Ocean and Seas” tên “East Sea” (Biển Đông) song hành cùng “Japan Sea” (Biển Nhật Bản).
Tại cuộc họp IHO tháng 4-2012, nhiều quốc gia đã ủng hộ cho tên East Sea vào bản đồ đại dương toàn cầu dù Nhật Bản phản đối. Theo đó, IHO sẽ xem xét bổ sung chính thức vào năm 2017.
Gần đây tranh chấp tên gọi trên truyền thông và trong giới khoa học làm dấy lên phong trào đặt nhiều tên cho cùng một vùng biển trên Biển Đông. Trung Quốc và các nước trong khu vực như Philippines, Indonesia, Malaysia, và Myamar đều đã là thành viên IHO. Vì thế, họ có những tiếng nói của riêng mình, tuy nhiên đấy cũng chỉ là cách tuyên truyền với các mục tiêu lợi ích nhất định, nếu được ghi trên bản đồ hay sách “ranh giới biển-đại dương” của IHO thì mới có giá trị quốc tế.
Giải pháp đề xuất của VN
Hoàn thiện hồ sơ ranh giới ngoài thềm lục địa đối với các vùng biển còn lại trình lên liên hợp quốc, hoặc đơn phương, song phương hay đa phương.
Cần thúc đẩy việc trở thành thành viên của IHO sớm nhất có thể, để thông qua IHO chúng ta học hỏi thêm kinh nghiệm địa danh hóa và các thủ tục liên quan để hợp pháp và tiêu chuẩn hóa các địa danh biển, ranh giới biển VN. Trước mắt chúng ta cần có nỗ lực ngoại giao để gia tăng thêm 1 số quốc gia ủng hộ đồng ý cho VN gia nhập IHO. Cũng cần sớm lập cơ quan đầu mối thủy đạc quốc gia (VNHO) để sẵn sàng xây dựng nền thủy đạc theo chuẩn quốc tế toàn diện.
Cần có các thảo luận và các bước đi hợp tác về đặt tên đảo, biển trên phương diện đa phương hay song phương theo tiêu chuẩn của IHO. Đây cũng sẽ là một cách tiếp cận thiết thực trong khả năng hiện có để bảo vệ chủ quyền biển-đảo tổ quốc, đồng thời cung cấp sự thật lịch sử cho nhân dân thế giới.
Xây dựng 1 chiến lược quốc gia về địa danh-ranh giới biển-đảo Việt Nam với phương châm “Chúng ta cần quyết tâm để trong tương lai gần sẽ có tên đầy đủ các vùng biển đảo thân yêu của tổ quốc như Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông trên các bản đồ thủy đạc toàn cầu của IHO, để vĩnh viễn khẳng định chủ quyền biển đảo của VN”.
Sự kiện 1/5/2014 TQ đã đưa HD 981 đặt sâu vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam (VN) nhằm thực hiện khoan dầu khí trái phép đã và đang làm thức tỉnh các cấp quản lý biển và hải đảo của Việt Nam vì đã bị động trong cách ứng phó. Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị cấp cao ASEAN ngày 11/5/2014 đã có đề nghị cộng đồng quốc tế ủng hộ Việt Nam ngăn ngừa sự lấn chiếm biển trái phép của Trung Quốc trên biển Đông nhằm đảm bảo an ninh-an toàn hàng hải trên biển Đông và tuân thủ Công ước Luật Biển Lien Hợp Quốc UNCLOS 1982, và DOC 2000 giữa ASEAN-Trung Quốc. Trong bối cảnh có sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế như Liên Hợp Quốc, Mỹ, EU và hàng loạt các quốc gia khác, Việt Nam nên cần chủ động sớm công khai các địa danh biển VN, các hồ sơ ranh giới đường cơ sở, hồ sơ biển, đảo-thềm lục địa và đặc biệt Hồ Sơ ranh giới quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đúng như quy định của Luật Biển Việt Nam 2012. Đồng thời Chính phủ và các cơ quan liên quan sớm nghiên cứu, xây dựng và làm các thủ tục cần thiết trình lên Liên Hợp Quốc và các cơ quan quốc tế liên quan để sớm được công nhận công khai làm cơ sở pháp lý cho các tranh tụng và đòi hỏi quyền hợp pháp về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển của VN.
Địa danh hóa (tên gọi, ranh giới) từng vùng biển-đảo cần được công bố công khai và rõ ràng tới các Tổ chức quốc tế
Bộ Nội vụ đã và đang triển khai quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt dự án "Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính" trong đó có hồ sơ địa giới hành chính trên các vùng biển, hải đảo VN.
Đây có thể là dịp để chúng ta rà soát và công bố chính thức toàn bộ tên các đảo, đá, bãi của quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và lận cận. Rộng hơn nữa, cần quan tâm tới việc đặt tên Việt thống nhất và công bố cho tất cả các đối tượng địa lý trong vùng biển VN chưa có tên, như các dãy núi, khối núi, các cao nguyên, các hẻm vực, các lòng chảo, các vụng biển, bãi ngầm, các đảo san hô vòng (atoll), v.v...
Luật Biển VN được Quốc hội thông qua ngày 21-6-2012 là cơ sở pháp lý quan trọng về mọi lĩnh vực hoạt động trên các vùng biển VN nói chung, trong đó có việc đặt tên, hồ sơ địa giới cho mọi đảo, vùng biển của VN.
Trình hồ sơ để được Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế công nhận.
Bước tiến rất lớn của Việt Nam. Năm 2009 Việt Nam đã có 3 hồ sơ trình LHQ về ranh giới ngoài thềm lục địa, trong đó có 2 hồ sơ cùng Maxlaixia đã cùng trình cho vùng biển phía Nam –Trung Bộ Việt Nam. Và tuy có 1 số thư phản đối của Trung Quốc và Philippin, và 2017 sẽ được Ủy ban ranh giới thềm lục địa của LHQ xem xét. Việt Nam cũng đã phân định ranh giới ngoài trên biển tại Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc. Các vùng biển tại Vịnh Thái Lan và phía Nam biển Đông cũng có 1 số hiệp định nghề cá với Thái Lan, Campuchia, Indonesia, tuy nhiên ranh giới ngoài biển vẫn chưa trình lên Liên hợp quốc. Các vùng cửa vịnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chưa có hồ sơ phân định ranh giới ngoài trình LHQ, cùng với đó là Hồ sơ ranh giới ngòa của biển-đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Đồng thời với ranh giới hợp pháp thì chúng ta cũng rất cần công khai địa danh pháp lý các vùng biển-đảo của chúng ta. Một trong những điều kiện là các địa danh ấy phải được Tổ chức Thủy đạc Quốc tế (IHO) công nhận. Thành lập từ năm 1921 và có trụ sở tại Công quốc Monaco, IHO là một tổ chức liên chính phủ đại diện cho các tổ chức hàng hải trên khắp thế giới, có thẩm quyền tiêu chuẩn hóa tên gọi địa lý các vùng biển, đảo ở tầm quốc tế. IHO đã cho xuất bản quyển “Limits of Ocean and Seas” (Ranh Giới Biển và Đại Dương) lần đầu vào năm 1929. Sách được tái bản vào các năm 1937 và 1953. Đây là một tài liệu kim chỉ nam cho bản đồ biển toàn cầu và được áp dụng rộng rãi đối với các quốc gia thành viên và các tổ chức quốc tế khác như Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO), Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO). Đến nay các địa danh Vịnh Bắc Bộ, với tên quốc tế là Tonkin gulf, Biển được gọi là South China Sea.
Hiện tại các tên Hoàng Sa, Trường Sa, và Biển Đông có trong tài liệu đó của IHO chưa có, mà chỉ có các tên quốc tế là Paracell và Spratly. Trung Quốc thì gọi đó là Tây Sa, và Nam Sa.
Đấy cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều bản đồ thế giới vẫn ghi tên Biển Đông (East Sea) là tên khác, cũng như chuyện Hội Địa lý Quốc gia Mỹ ghi nhầm tên Hoàng Sa của VN và Bộ Ngoại giao VN năm 2010 phải lên tiếng phản đối.
Khi có những tên khác nhau đối với một địa danh trên biển, IHO đã có một nghị quyết vào năm 1974 để xử lý. Mục A 4.2.6 của phiên bản nghị quyết này cập nhật tháng 11-2009 đề nghị “khi hai hay nhiều quốc gia cùng chia sẻ một vị trí địa lý (ví dụ vịnh, eo biển, kênh đào hay quần đảo) dưới các mẫu tên khác nhau, các quốc gia này nên cố gắng thỏa thuận để tìm ra một tên thống nhất đối với vị trí đó. Nếu họ có ngôn ngữ chính thức khác nhau và không thể thỏa thuận về một mẫu tên chung (common name form), mẫu tên theo từng ngôn ngữ nên được chấp nhận cho các biểu đồ và ấn bản trừ phi các nguyên nhân kỹ thuật ngăn cản việc làm này. Ví dụ đối với địa danh English Channel/La Manche”.
Cơ hội tên địa danh biển-đảo theo tên của Việt Nam.
Vì VN chưa phải là thành viên của IHO dù rằng số thành viên của tổ chức có uy tín này đã là 80 quốc gia. VN vẫn chưa có quyền lợi đầy đủ như các thành viên khác trong việc đặt tên, bổ sung tên cho các vùng biển đảo của mình trên Biển Đông, song song với các tên quốc tế khác. Việt Nam hiện đã nộp đơn tham gia IHO, và đã có 42 quốc gia ủng hộ, nhưng điều kiện gia nhập cần có 52 quốc gia đồng ý. Đồng thời Việt Nam nên giao cho 1 cơ quan nhà nước phụ tránh quản lý địa danh-ranh giới thống nhất như dang VnHO, và cũng nên xuất bản hàng năm tập bản đồ kèm theo các địa danh biên-đảo hàng năm cho các cơ quan tổ chức sản xuất-kinh doanh khi đến vùng biển Việt Nam phải dùng chỉ dẫn hàng hải-biển của Việt Nam.
Kinh nghiệm quốc tế đổi được tên biển nhờ IHO
Chuyện vừa xảy ra hồi tháng 3-2012 tại hai quốc gia châu Á không xa chúng ta lắm. Đấy là đổi tên “Biển Nhật Bản” theo cách gọi của Nhật Bản thành tên “Biển Đông” theo cách gọi của Hàn Quốc. IHO từng ba lần công nhận cách gọi “Biển Nhật Bản” vào các năm 1929, 1937, và 1953, cho vùng biển giáp ranh giữa Nhật Bản và Hàn Quốc. Vậy mà, đến năm 2009, 28% bản đồ thế giới sử dụng cả hai cách gọi. Để có được cách dùng chung trên văn luận quốc tế thì Chính phủ Hàn Quốc đã phải có một chiến lược lâu dài, kiên trì và bền bỉ.
Hơn hai thập kỷ qua, họ không ngừng đấu tranh để khẳng định chủ quyền. Các nhà khoa học Hàn Quốc đã tham gia nhiều hội thảo của IHO và liên tục nêu lên đề xuất của họ. Mới nhất là tháng 3-2012, tại Bỉ, họ đòi bổ sung vào bản đồ của IHO và sách Limits of Ocean and Seas” tên “East Sea” (Biển Đông) song hành cùng “Japan Sea” (Biển Nhật Bản).
Tại cuộc họp IHO tháng 4-2012, nhiều quốc gia đã ủng hộ cho tên East Sea vào bản đồ đại dương toàn cầu dù Nhật Bản phản đối. Theo đó, IHO sẽ xem xét bổ sung chính thức vào năm 2017.
Gần đây tranh chấp tên gọi trên truyền thông và trong giới khoa học làm dấy lên phong trào đặt nhiều tên cho cùng một vùng biển trên Biển Đông. Trung Quốc và các nước trong khu vực như Philippines, Indonesia, Malaysia, và Myamar đều đã là thành viên IHO. Vì thế, họ có những tiếng nói của riêng mình, tuy nhiên đấy cũng chỉ là cách tuyên truyền với các mục tiêu lợi ích nhất định, nếu được ghi trên bản đồ hay sách “ranh giới biển-đại dương” của IHO thì mới có giá trị quốc tế.
Giải pháp đề xuất của VN
Hoàn thiện hồ sơ ranh giới ngoài thềm lục địa đối với các vùng biển còn lại trình lên liên hợp quốc, hoặc đơn phương, song phương hay đa phương.
Cần thúc đẩy việc trở thành thành viên của IHO sớm nhất có thể, để thông qua IHO chúng ta học hỏi thêm kinh nghiệm địa danh hóa và các thủ tục liên quan để hợp pháp và tiêu chuẩn hóa các địa danh biển, ranh giới biển VN. Trước mắt chúng ta cần có nỗ lực ngoại giao để gia tăng thêm 1 số quốc gia ủng hộ đồng ý cho VN gia nhập IHO. Cũng cần sớm lập cơ quan đầu mối thủy đạc quốc gia (VNHO) để sẵn sàng xây dựng nền thủy đạc theo chuẩn quốc tế toàn diện.
Cần có các thảo luận và các bước đi hợp tác về đặt tên đảo, biển trên phương diện đa phương hay song phương theo tiêu chuẩn của IHO. Đây cũng sẽ là một cách tiếp cận thiết thực trong khả năng hiện có để bảo vệ chủ quyền biển-đảo tổ quốc, đồng thời cung cấp sự thật lịch sử cho nhân dân thế giới.
Xây dựng 1 chiến lược quốc gia về địa danh-ranh giới biển-đảo Việt Nam với phương châm “Chúng ta cần quyết tâm để trong tương lai gần sẽ có tên đầy đủ các vùng biển đảo thân yêu của tổ quốc như Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông trên các bản đồ thủy đạc toàn cầu của IHO, để vĩnh viễn khẳng định chủ quyền biển đảo của VN”.