Về một lời phát biểu "giàu cảm hứng" bên lề diễn đàn Quốc hội ngày 21-5-2014
Trên là tít nguyên thủy của BVN, Quê Choa sửa thành "Ông Vũ Mão Muốn gì", Dân Quyền thêm "và..." vào tít của Quê Choa.
Theo BVN
Bauxite Việt Nam
Giữa lúc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang tuyên bố dõng dạc ở Manila, rằng Trung Quốc «đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông», và kêu gọi cộng đồng quốc tế «lên tiếng mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động xâm phạm, triệt để tuân thủ luật pháp quốc tế»; cũng giữa lúc Thủ tướng trả lời phỏng vấn của Reuters, khẳng định: «Việt
Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì
chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng», và Việt Nam «nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó», được hãng RFI
của Pháp bình luận: “Với tuyên bố này, Thủ tướng Việt Nam bác bỏ thẳng
thừng chủ trương quan hệ với Trung Quốc bằng mọi giá, không mơ hồ với «tinh thần 4 tốt» và phương châm «16 chữ vàng»
mà các lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam trước đây đã đề ra”, thì không
hiểu sao có một người là ông Vũ Mão – vâng chính là ông Vũ Mão cựu Chánh
văn phòng Quốc hội, mới được báo Pháp luật phong thêm một danh hiệu cao quý: nhạc sĩ Vũ Mão – ngay bên lề cuộc họp Quốc hội chiều qua 21-5-2014, lại có những lời thánh thót với báo chí nghe đến lạ tai. Ông nói: “Chúng
ta nên nói với nhân dân thế nào về phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt
trong quan hệ đối ngoại hai nước. Tôi cho rằng, 16 chữ ấy có thể có lúc
không đạt được nhưng nó vẫn là cái mong muốn muôn thuở”.
Bày
tỏ lòng hòa hiếu đành rằng là rất cần nhưng vào lúc cả nước đang sôi
lên sùng sục vì hiểm họa Trung Quốc đã cận kề ngay cửa ngõ mà lại cứ
nhấn mạnh đến “hòa hiếu” thì có phải là nhịn nhục đến quỵ lụy mất rồi
hay không? Muôn thuở mong muốn được làm “bạn bè tốt, láng giềng tốt,
đồng chí tốt” với cái kẻ lúc nào cũng xấu chơi, hễ mình hở cơ là vội
ngoạm ngay thêm một miếng da miếng thịt trên thân thể Tổ quốc mình sao?
Thế thì có khác gì mong muốn cả dân tộc trở thành một cô bé quàng khăn
đỏ tội nghiệp mừng rú lên sung sướng trước con sói già ghê tởm đã nhảy
vào nhà ăn thịt bà bé rồi còn mặc áo của bà lên giường trùm chăn làm bộ
hiền từ để đón lõng bé nữa?
Ông Vũ Mão cũng làm cách hồn nhiên kêu gọi mọi người nhớ lại quá khứ: “Mối
bang giao với Trung Quốc đã có thời kỳ rất tốt đẹp mà Bác Hồ góp công
xây dựng nên. Chúng ta cần giữ và phát huy điều đó. Có lúc mối quan hệ
hai bên trục trặc, lúc thăng lúc trầm thì có thể coi đó là sự việc cụ
thể nhưng không đến nỗi ngỡ ngàng. Chúng ta không đến nỗi bi quan để xử
lý tình hình. Tôi mong muốn nhanh chóng có sự ổn định trở về với mối
quan hệ hai nước láng giềng tốt để cùng nhau phát triển".
Thậm chí ông Vũ Mão dẫn cả câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh dặn cụ Huỳnh Thúc Kháng trước lúc đi Pháp năm 1946: “Dĩ bất biến ứng vạn biến”
để làm phương châm cho ứng xử hôm nay với bọn giặc xâm lược Tàu. Rõ quá
rồi. “Bất biến” là “4 tốt” và “16 chữ”, còn “vạn biến” là những chuyện
“tằm ăn rỗi” trong đường đi nước bước của “ông anh”, tạm tính từ việc
ông cho quân nhanh tay chiếm một phần Hoàng Sa ngay từ năm 1958, cho đến
cái giàn khoan khủng HD 981 của ông cắm thẳng xuống lãnh hải của nước
ta đã 15 ngày nay. Đấy quả là “vạn biến”, mà cứ mỗi một lần “biến” thì
một phần lãnh thổ lãnh hải lại biến khỏi chủ quyền Việt Nam. Nhưng dù có
“biến” thế chứ “biến” nhiều hơn nữa thì theo như cách nói của ông Mão,
ta có thể diễn giải ra là: Việt Nam vẫn phải lấy “bất biến” mà đối đãi
với “ông anh” cho phải đạo, đó mới gọi là “nhanh chóng có sự ổn định trở về với mối quan hệ hai nước láng giềng tốt” (xem ở đây).
Ông Vũ Mão và TBT Nguyễn Phú Trọng bên lề cuộc họp Quốc hội 21-5-2014
Nghe
mà sướng cái lỗ tai, như được nghe những nốt nhạc trầm bổng của một ông
nhạc sĩ thực thụ tài danh. Nhưng hình như ông Mão đang mớm lời cho ai
đấy chứ không phải nói riêng cho ông. Hay đúng hơn, có thể xem những
phát ngôn du dương này là một việc “dọn đường” để không chóng thì chầy,
khúc ca “4 tốt” và “16 chữ” lại được Đảng ta cất lên hào hứng trong một
buổi đại nhạc hội nào đấy, cũng chẳng xa xôi gì đâu, khi mà bầu không
khí sôi sục trên Biển Đông có cơ dịu xuống.
Để rồi xem!
|