Trần
Quang Thành
Phần I - Diễn biến trong
thái độ của đảng và nhà nước CSVN và vai trò của nhân dân trước nguy cơ xâm lược
Kính
thưa quý vị,
Tham
vọng bành trước và xâm lược Việt Nam của Trung Cộng không phải là điều mới xảy
ra mà đã thể hiện từ hàng chục năm nay. Trước nguy cơ đó diễn biến trong thái độ
ứng phó của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam như thế nào ? Với thái độ ứng
phó như vậy, tại sao vai trò của nhân dân lại đặc biệt quan trọng trong tình
hình hiện nay ?
Mời
quý vị cùng theo dõi phần I cuộc phỏng
vấn về chủ đề “Biểu tình hay không biểu tình” của nhà báo Trần Quang Thành với Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu, thảo luận xung quanh
các câu hỏi vừa kể.
(Audio PV Tiến sĩ Hà Sĩ Phu)
********************
Trần Quang Thành : Đất nước ta ngày nào cũng có chuyện mới và ngày nào cũng
có chuyện cần phải bàn luận. Hôm nay chúng ta sẽ bàn luận về việc biểu tình và không biểu tình được không Tiến sĩ Hà Sĩ Phu?
-
Hà Sĩ Phu : Vâng đấy quả thực là vấn đề đang nóng hổi của đất nước mình đấy ạ.
-
TQT
: Thưa TS Hà Sĩ Phu,
-
Ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau cuộc biểu tình ngày 11/5 tỏ lòng biết ơn nhân dân đã
biểu tình biểu thị lòng yêu nước chống lại Trung quốc xâm lược .Nhưng chỉ ít ngày sau đó thì ông lại có hàng triệu tin nhắn
gửi đến nhân dân yêu cầu mọi người không biểu tình vào ngày 18/5 và ông chơi chữ rất hay là klhông nên biểu tình trái pháp luật. TS Hà Sĩ Phu nghĩ thế nào về lời nói trước sau bất nhất như vậy của
ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng?
-
-
HSP
: Quả là bất nhất chứ còn gì nữa! Ai cũng biết công lệnh trước,
lời phát biểu trước của ông thủ tướng rất là hoan nghênh tinh thần biểu
tinh của nhân dân và coi đấy là rất
chính đáng là đáng biểu dương. Thế nhưng đến ngày 15/5 cũng công lệnh ấy, vẫn có phần biểu dương tinh thần biểu tình chống xâm lược
nhưng chỉ dặn thêm rằng chúng ta phải cảnh giác đừng để kẻ xấu nó kích động,
gây ra những phiền toái. Đấy là ngày 15/5. Nhưng đến ngày 17/5 cũng công điện của thủ tướng nhưng
gửi qua hệ thống điện thoại thì lại khác hẳn rồi.
Nó không nhắc gì đến phần biểu dương
tinh thần biểu tình của nhân dân căm phẫn chống xâm lược chỉ nói hẳn một điều là hạn chế với lời lẽ rất chặt chẽ
và nặng nề. Ví dụ như: thủ tướng chỉ thị Bộ Công an, công an các cấp, rồi chính quyền cấp tỉnh cấp thành phố phải hết
sức, đồng bộ, kiên quyết, đề phòng biểu tình tự phát và cũng chỉ nhấn mạnh mặt
hạn chế thôi chứ không có hoan nghênh tinh thần yêu nước gì cả. Rõ ràng ý kiến
của một thủ tướng chứ không phải cá nhân, từ Văn phòng chính phủ tức thay mặt
Chính phủ đấy. Nó đã
thay đổi rồi. Chính vì vậy mà tôi xin nói là không thể khoán cái việc chống xâm lược
giữ nước cho Đảng và Chính phủ được.
-
Các
ông ấy bất nhất đến mức độ mà hiện nay ai cũng biết trong lãnh đạo có những nhóm quan điểm khác
nhau về việc chống bành trướng Tàu và giữ nước. Có phe gọi là nhóm lợi ích thì hơi nghiêng sang phương Tây
một chút
; Có nhóm gọi là nhóm thân Tàu thì
răm rắp theo Trung quốc.
-
Trong
một con người, ví dụ cùng một thủ tướng thôi thì cũng có lúc nó nặng lúc thì nó
nhẹ
bên này, bên kia khác nhau.
Cho nên không thể khoán việc giữ nước chống xâm lược cho Đảng và Nhà
nước được. Chúng tôi muốn đặt thẳng vấn đề như trong chuyện anh Thành đề ra
trong vấn đề biểu tinh
-
Tôi thấy có 3 vấn đề : Thứ nhất ta phải đặt vấn đề là tại sao lại cần có các
cuộc biểu tình của nhân dân ngoài thái
độ của nhà
nước.
-
Thứ
hai ta phải xét xem cái lệnh
cấm biểu tình tự phát mà vin vào cái cớ kẻ xấu kích động có đúng hay hay chỉ là ngụy biện.
-
Thứ ba là khi nhà nước có lệnh cấm như vậy thì nhân dân phải làm gì nhân dân ứng
phó như
thế nào để vẫn giữ được nước?
-
-
TQT
: Thưa TS Hà Sĩ
Phu, trước khi bàn luận ba vấn đề này chúng ta phải
trở lại câu chuyện với ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Có lẽ ông là một trong những người nổi tiếng ở Việt
Nam về những tiền hậu bất nhất trong lời nói và việc làm của mình, có phải thế
không
thưa TS
Hà Sĩ Phu ?
-
-
HSP
: Ông nào cũng thế thôi ông ạ! Về việc này các vị ấy lúng túng và không thể nhất quán được. Sự khác biệt giữa nhóm nọ nhóm kia nhân vật nọ nhân vật kia, rồi khác biệt
ngay cả trong một nhân vật lúc trước lúc sau chứ cũng không riêng gì ông Nguyễn Tấn Dũng đâu!?
-
-
TQT
: Khi mới lên nhậm chức ở nhiệm kỳ đầu tiên ông tuyên bố rất
hùng hồn là nếu ông không chống được tham nhũng thì ông từ chức ngay thế mà gần hết hai nhiệm kỳ khi
vấn đề tham nhũng ngày càng cực kỳ nghiệm trọng và tràn lan trên đất nước này
thì ông lại nói rằng là ông làm thủ tướng ông làm cái này cái khác là do phân
công của Bộ chính trị, do phân công của Đảng, Đảng bảo từ chức thì ông mới từ chức.
Ông ấy nói thế thì cái
gì là cái đúng cái gì là cái sai
thưa TS Hà
Sĩ Phu ?
-
-
HSP
: Đấy là câu ngụy biện thôi. Rất là hay tức là ông ấy nói mọi điều ông làm theo sự nhất
trí, theo chỉ đạo của cả Bộ chính trị chứ không phải một mình ông ấy được, Đảng lãnh đạo tập thể nên không thể quy trách nhiệm một mình ông
ấy được. Cái đấy có một
phần đúng thôi. Nhưng mà lúc ông ấy thi hành thì phải chịu
trách nhiệm cá nhân chứ. Đó là ngụy biện.
-
Thứ hai là ông ấy nói tôi chỉ biết trung thành thực hiện các nghị quyết của
Đảng thế thì Đảng chưa bảo từ chức thì ông chưa từ chức. Giao trách nhiệm cho
ông tức giao trách nhiệm cho một người, nhưng nếu mình làm không trọn trách nhiệm hoặc mình làm kết quả xấu thì tự mình
phải đề xuất từ chức chứ ai lại đem chuyện trung thành như một cái ưu điểm, ưu
điểm tuyệt đối như thế thì cũng không ổn. Đấy là cái biện bạch mà xuất phát từ
cái câu của ông Dương Trung Quốc gợi ý về cái tinh thần trách nhiệm của thủ tướng
trước việc này như thế nào thì ông thủ tướng trả lời là tôi chẳng làm gì riêng cho
tôi cả mà từ ngày tôi vào đảng đến giờ tôi chỉ biết chấp hành lệnh của Đảng, Đảng
giao cái gì là tôi làm, làm mãi, không có bao giờ từ chức cả, Đảng bảo làm thì
tôi làm chứ có chống gì đâu.
-
-
TQT
: Một dàn khoan khổng lồ đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt
Nam, nó đi không phải
nhanh như chớp mà là rất từ từ trong khi đó thì thái độ của những người lãnh đạo
Việt
Nam thì im lặng như tờ có nói chỉ nói vài câu vuốt đuôi, ông nghĩ thế nào về thái độ yêu nước của những người có
trách nhiệm của Đảng và Nhà nước Việt Nam?
-
-
HSP : Tôi thấy là cái tình hữu nghị có mấy giai đoạn biến chuyển, giai đoạn đầu
tiên thì không có vấn
đề gì cả giữa ta và Trung quốc. Thế nhưng biểu hiện nguy hiểm nhất của sự dấu diếm này là
cái trận Gạc ma 1988. Chẳng có trang bị cho các chiến sỹ ta đề phòng gì đâu vì bảo
là Trung
quốc với Việt
Nam là bạn chỉ có tốt với nhau, thậm
chí khi tàu của Trung quốc nó đến rồi nó bắn thì các chiến sỹ ta cứ tưởng là bạn đến chơi nên mình chả
có phòng bị gì cả, nó bắn mình như bắn bia vậy?! Cái sự dấu diếm đó là một cái tội lỗi rất lớn.
-
Sang
giai đoạn thứ hai tức là không dấu diếm được nữa thì thỉnh thoảng cũng nói vài
ba câu thậm chí tàu Trung quốc lại nói là “tàu lạ”, đây là giai đoạn mập mờ.
Cái mập mờ nhất là nó phủ lên
tình hình mlaf 16 cái chữ vàng và
quan hệ láng giềng 4 tốt. Nó là một tấm màn che phủ, đằng sau tấm màn đó nó tiến
hành tất cả mọi việc, về chính trị các ông ấy biết quá chứ nhưng mà cứ nói thế
chẳng qua là để che mắt dân thôi. Nhưng Trung quóc nó không trung thành với cái vỏ bọc ấy mãi được cuối cùng nó cũng
phải làm những việc mạnh hơn. Vụ giàn khoan này các ông muốn nói dối nhưng không dối được cho nên nó phải bộc lộ. Chưa có lần nào mà phản
ứng của Việt Nam lại mạnh bằng lần này. Lần này chính thức ông ấy gọi Trung quốc là xâm lược. Mới chính thức gọi hai bên là đối địch cả về hành động lẫn
về phát ngôn. Cả một quá trình như thế là cũng có tiến bộ nhưng theo kiểu nói dối
không được thì phải bộc lộ dần nhưng chưa đạt yêu cầu.
-
Nhân
việc này nhân dân đặt lại toàn bộ vấn đề chứ không thể nhập nhằng để che phủ dưới một cái màn mờ mờ sương
khói như thế. Mất một ít đất mất một ít cao điểm điểm ở phía Bắc, xong rồi nó chiếm tất cả khoáng sản, rồi
tấn công về hàng hóa kinh tế, rồi cuối cùng nó đào xới trong đất nước mình nào
là chỗ nó thuê để nó trồng cây, chỗ thì nó thuê để nó làm Bô xít, nó đào hầm hố
sâu hàng mấy chục mét hàng trăm mét dưới đất, nó đưa cái gì xuống đâu mình có
biết, hàng đoàn ô tô
của Trung
quốc nó sang nó đưa cái gì xuống đâu
mình không biết, rồi nó thuê những căn cứ ở trên đảo, nó đặt căn cứ
trên Biển Đông sẵn
sàng cắt đôi nước Việt Nam này ở miền Trung. Tất cả những chuyện ấy tới rồi thì các ông ấy cứ dấu dân,
giờ ở mức độ người dân không thể để các ông ấy tự tung tự tác như vậy được mà dân phải đứng dậy để trực
tiếp giải quyết công việc của mình.
-
-
TQT
:
Thưa TS Hà Sĩ Phu, Chúng ta đang bàn luận vấn đề là biểu tình và không biểu tình chống Trung quốc xâm lược, TS suy nghĩ như thế nào về ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiền hậu bất nhất lúc thì ông ấy hoan hô bà con biểu
tình lúc lại cấm không được biểu tình?
-
-
HSP
: Sự khác nhau này tất nhiên trực tiếp là do ông thủ tướng đặt ra hai lời nhưng nếu
nói ông ấy muốn nói hai lời thì không đâu! Đời nào ông ấy lại muốn thế, chắc là do trong bộ chỉ huy tối
cao cũng không phải nhất trí với nhau. Anh này thì muốn thế này, anh khác lại muốn thế khác. Cái sự bất nhất ấy nhân dân
biết quá đi chứ. Trong lãnh đạo ít nhất là có hai cái nhóm.
Bên này muốn mở ra một tý thì bên
kia lại muốn khép lại cho nên ông phải nói khác đi thôi chứ ông ấy đâu thể toàn
quyền chỉ huy được?! Hai phe thì lúc thì phe này mạnh lúc thì phe kia mạnh. Nhân dân thì chứng kiến
những cái màn, cứ rối tinh rối mù như thế...
-
-
TQT
: TS Hà
Sĩ Phu vừa nêu lên ba điểm
xung quanh vấn đề biểu tình hay không biểu tình mà chuyện thứ nhất chúng ta đã đề cập đến rồi,
bây giờ chúng ta đề cập đến vấn đề thứ hai.
-
-
HSP
: Trong câu chuyện thứ nhất chúng ta đã đặt vấn đề là vai trò của nhân dân
quan trọng như thế nào
trong chuyện giữ nước tại sao không thể để yên cho Đảng và Chính phủ lo được. Vừa rồi ta có nói chuyện Đảng và Chính phủ mỗi lúc một khác và chính trong Bộ chỉ huy tối cao đó cũng bất nhất với nhau thì làm sao nhân dân có thể giao khoán được.
-
Tôi
nói thêm ở cái điểm thứ nhất, về nguyên tắc thì việc giữ nước căn bản ở dân chứ
không thể khoán cho bộ phận lãnh đạo được.
Bởi toàn dân thì mới đáng tin cậy
chứ giao cho một nhóm người thì không có gì an toàn cả. Giao cho một nhóm chỉ huy khi
một dao động dồn ép nào đó mà họ phải thay đổi ý kiến thì nhân
dân đứng ngoài cuộc à?
-
Thứ
hai là, thực tiễn ở nước mình rất là thậm tệ tức là cứ để các vị ấy quyết định
chiêu nọ đến chiêu kia liên tục mấy năm nay rồi đến mức độ mà nó đặt giàn khoan khủng ngay trên thềm lục địa của mình, nó đi
theo đất nước quá rõ rồi, nó là một cái pháo đài di động nó là một cái cọc đóng
vào biên giới của mình,là một bàn đạp để làm những cái khác nữa. Thế thì cái
nguy cơ mất nước là cận kề làm sao mà để khoán cho nhà
nước được. Riêng nước mình thì vai trò
của nhân dân trong việc chống xâm lược giữ nước quan trọng hơn ở những nước bình thường khác.
-
Thứ
ba là ngay trong việc quan trọng nhất là cái giàn khoan thái độ của nhà nươc là rất lạ. Như người chỉ huy tối cao khi họp Trung
ương chả nói gì cái chuyện nước sôi lửa
bỏng ấy cả. Nói toàn những chuyện có tính chất của Đảng thôi, còn cái việc to lớn nhất thì chả thấy nói gì cả,
thế đến lúc mà nhân dân bức xúc quá rồi đấy thì ông ấy lại định sang gặp ông Tập
Cận Bình để nói chuyện riêng, thế trước đây hai đảng đã ký kết ngầm với nhau
cái gì rồi thì nhân dân đâu có biết thế bây giờ trước cái việc rất to như
thế này lại công khai xin gặp
thì người ta lại không cho gặp thế có nhục không? Thế rõ ràng là thân phận của nước nhược tiểu không?
Đối với ông Trọng
đây là lần thứ hai, lần thứ nhất sau
sang Cu ba bà tổng
thống Brazil đóng sập cửa không tiếp đã làm ông mất mặt rồi thế bây giờ lại sang xin gặp
ông Tập Cận Bình lại không cho gặp – quá nhục. Ông Bộ trưởng Công an lại phải gọi
điện để xin lỗi Trung quốc vì đã để xảy ra một số việc ..Sao lại phải xin lỗi, nó làm những cái việc tày đình đến
mình, nó đặt giàn
khoan vào tận thềm lục địa của mình, nó bắt và đánh đập bao nhiêu ngư dân rồi,
bắt bao nhiều thuyền của mình nó chả xin lỗi một câu gì, tại sao bây giờ lại cần
phải xin lỗi. Rõ ràng cái việc Đảng và NHÀ NƯỚC lo mà thất tín với dân mà thậm
chí là những việc rất là hèn, một cái anh chứ hầu rất là hèn. Nguyên tắc là những
vấn đề lớn của quốc kế dân sinh của đất nước thì dân phải được quyền tham vấn,
người dân ở đất nước VN này dưới chính thể Cộng sản này thì cái việc nhân dân
tham gia vào giữ nước còn được xem trọng hơn tất cả các nước khác. Đó là lý do
tại sao việc giữ nước ở VN là rất quan trọng và không thể giao khoán hết cho nhà
nước được.
-
Trước
đây đâu có việc biểu tình chống Trung quốc, nay trong cái vụ dàn khoan này nhà
nước cũng phải cho một số nơi một số
tình nguyện viên là biểu tình quốc doanh, biểu tình nhưng mà nhà
nước tài trợ từ đầu đến cuối, thậm chí
biểu tình trong nhà kín ...
-
Trước
thực trạng như thế nhân dân phải đứng dậy cất lên tiếng nói của dân tộc, ta nên
đào sâu để hiểu rõ là tại sao lại rất cần tiếng nói của nhân dân đặc biệt là những
cuộc biểu tình của nhân dân mặc dù nhà nước hiện nay bắt đầu đã có biểu tình mà người ta gọi là biểu
tình quốc doanh rồi