29 mai 2014

Căng thẳng Biển Đông và khái niệm “đối tác chiến lược”

Dân Quyền: đây là bài Tuanvietnam phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia về Chính trị và Bang giao Quốc tế viện Đại học George Mason. Bài phỏng vấn dự ddinbhj đăng vào ngày mai 30-5-2014, nhưng Vietnamnet đã quyết định không đăng. Dân Quyền xin giới thiệu với bạn đọc.

Hỏi: Trong bài trả lời phỏng vấn Tuanvietnam  Việt - Mỹ có đi đến đối tác chiến lược?”, ông  từng nói rằng, ông hoàn toàn đồng ý với những luận điểm về đối tác chiến lược của một học giả Nga là “Thứ nhất là không tấn công lẫn nhau; thứ hai là không liên minh để chống nước khác; thứ ba là không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; và thứ tư, quan trọng nhất, là tin cậy lẫn nhau.”

Xin ông giải thích lại vấn đề này đối với Việt Nam: bị một đối tác chiến lược xâm phạm, có đe dọa sử dụng vũ lực, vùng đặc quyền kinh tế (vụ giàn khoan HD981) và thái độ của 3 đối tác chiến lược còn lại trong hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc (Nga, Pháp và Anh)?

Gs. Nguyễn Mạnh Hùng
 
NMH: Tôi nhắc lời của học giả Nga chứ “không “đồng ý” với định nghĩa của ông ấy về “đối tác chiến lược.”
Đối với tôi, hợp tác quân sự để đối phó với thách thức hay quan tâm chiến lược chung phải là một phần không thể thiếu trong nội hàm của đối tác chiến lược thực sự. Đối tác chiến lược phải có tính cách tích cực hơn tiêu cực, trong khi trong định nghĩa của học giả Nga ấy bắt đầu bằng nhiều chữ “không” quá.

Cứ theo định nghĩa tiêu cực của học giả Nga thì Trung Quốc, với hành vi xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đã không thi hành cam kết của một đối tác chiến lược, và, do đó, không còn là một đối tác chiến lược của Việt Nam. Hành động này của Trung Quốc không phải là một hành động bất ngờ mà phải được tiên liệu.

Trong ba đối tác chiến lược của Việt Nam còn lại trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc thì Anh và Pháp khộng riêng rẽ chỉ trích trực tiếp Trung Quốc chỉ bày tỏ “quan ngại”, và “thúc giục giải pháp hòa bình”, qua tuyên bố chung của Liên Hiệp Âu châu. Pháp thì mun bán vũ khí cho hải quân Việt Nam. Anh nói đã đặt vấn đề với Trung Quốc ở cấp ngoại trưởng. Không nước nào dám một mình chỉ trích Trung Quốc.

Nga, đồng minh kỳ cựu của Việt Nam trong quá khứ và đã bán nhiều vũ khí cho Việt Nam, thì đang bận tăng cường hợp tác với Trung Quốc để chống lại áp lực của Mỹ và NATO, nên phản ứng chậm nht và cũng rất nhẹ nhàng, với đề nghị vô thưởng vô phát là các bên tự chế và tìm kiếm giải pháp hòa bình. Tệ hơn nữa, một trong những hãng thông tấn lớn nhất của Nga lại đăng bài ủng hộ lập trường Trung Quốc.


Hỏi: Vậy ông nhìn nhận thế nào phản ứng của chính quyền Tổng thống Barrack Obama trong vụ việc này? Hay bước đi của Nhà Trắng là chỉ ủng hộ Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, như một giải pháp hòa bình, và liệu thái độ đó của Mỹ có giúp Việt Nam tin tưởng để cùng sớm hoàn tất TPP (Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương), và được bảo vệ với tư cách là một đối tác TPP của Mỹ?


NMH: Trong 5 thành viên HĐBA LHQ, Mỹ là nước duy nhất không có quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, nhưng lại mạnh mẽ nhất trong việc ủng hộ lập trường của Việt Nam.


Lần này, chính quyến Mỹ đã bỏ thái độ trung dung cố hữu mà đưa ra những lời chỉ trích mạnh mẽ Trung Quốc với những chữ  như “khiêu khích” và “hành động xâm lược.” Khác với 4 nước kia, cả hành pháp và lập pháp Mỹ đều lên án hành động và chính sách của Trung Quốc.


Đối với việc kiện Trung Quốc, nếu không có sự thỏa thuận của Trung Quốc thì không thể kiện quốc gia này ra Tòa án Quc Tế (International Court of Justice), mà chỉ có thể kiện trước Tòa án Trọng Tài Thường Trực (Permanent Court of Arbitration) thôi.


Biện pháp pháp lý chỉ tạo áp lực tinh thần và chính trị, nhưng nó cũng có thể là giải pháp giữ thể diện cho các bên tranh chấp nếu họ muốn. Tức là Việt Nam không thể bảo vệ chủ quyền và quyền lợi quốc gia căn cứ đơn thuần vào luật quốc tế mà phải được hỗ trợ bởi một tương quan lực lượng thích hợp, gồm cả những yếu tố vô hình lẫn cụ thể.


TPP lại là một vấn đề khác. Nó liên quan đến thương mại và mậu dịch. Không có một điu khoản nào trong hiệp ước TPP, rằng nếu điu đình xong, buộc Mỹ phải bảo vệ Việt Nam. Phòng thủ hỗ tương là đối tượng của hiệp ước quân sự.


Hỏi: Có những thông tin nói rằng người ta chờ đợi Việt Nam và Mỹ phải tiến tới đối tác chiến lược (những người lạc quan hay sốt ruột nhất hy vọng rằng nó sẽ đạt được trong chuyến thăm Mỹ sắp tới của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh).


Liệu quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ có vai trò gì trong việc giải quyết căng thẳng ở Biển Đông? Liệu những khó khăn trước đây ngăn cản hai nước tiến tới đối tác chiến lược lần này sẽ đươc xem xét nhẹ hơn? Liệu quan hệ đối tác chiến lược sẽ giúp Việt Nam thoát khỏi lệnh cấm vận nhập khẩu vũ khí sát thương, và qua đó sức mạnh quốc phòng của Việt Nam sẽ được tăng cường (ít nhất là không còn sự e ngại sự dọa dẫm của Trung Quốc về khả năng chiến tranh)?


NMH: Trong 5 ủy viên thường trực của HĐBA LHQ chỉ có Mỹ là còn giữ mối quan hệ “đối tác toàn diện” với Việt Nam. Triển vọng nâng quan hệ hai nước đến mức đối tác chiến lược trong chuyến đi Mỹ sắp tới của Ngoại Trưởng Phm Bình Minh tùy thuộc vào việc liệu Việt Nam có đáp ứng đòi hỏi của Mỹ về nội hàm của cái gọi là đối tác chiến lược, và Ngoại Trưởng Minh được nhất trí trao vai trò sứ giả toàn quyền hay không. Nếu “thuận mua vừa bán” thì việc thoát khỏi lệnh cấm vận vũ khí sát thương không phải là điu khó.


Còn nếu Việt Nam chỉ muốn Mỹ trở thành đối tác chiến lược và bỏ lệnh câm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam thôi thì “e ngại sự dọa dẫm của Trung Quốc về khả năng chiến tranh” vẫn không hết.


Xin cám ơn Giáo sư.