Đồng lòng hy sinh để bảo vệ chủ quyền
Theo Người Lao Động
(NLĐO) -Lúc 16 giờ 25 chiều nay, 10-5, tại buổi mít tinh phản đối Trung Quốc đưa dàn khoan HD981 trái phép vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, ông Võ Văn Thôn, nguyên giám đốc Sở Tư pháp TP HCM, hỏi "Chúng ta quyết tâm bảo vệ Tổ quốc. Nhưng nước yếu thì lấy gì chiến tranh?" Rất nhiều thanh niên và cả những người có tuổi trong hội trường cùng hô lớn “hi sinh”, "hi sinh", "hi sinh" .
Đúng 16 giờ, bà Đồng Thị Ánh, Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM, đã có bài phát biểu đại diện cho Hội Luật gia TP HCM và người dân TP HCM phản bác mạnh mẽ sự xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc qua việc đặt giàn khoan và huy động các lực lượng tàu, gây hại đến tàu của Cảnh sát biển (CSB) Việt Nam cũng như xâm phạm đến lãnh thổ Việt Nam.
Tiếp đó, 16 giờ 8 phút, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM, phát biểu ý kiến. "Liên quan đến vụ việc Trung Quốc đặt giàn khoan 981 trên biển, trước hết, Tôi xin khẳng định vị trí đặt giàn khoan 981 của Trung Quốc trên vùng biển cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Điều này là không thể chối cãi. Tại Điều 57 Công ước về Luật biển năm 1982 mà nước ta và Trung Quốc đều là thành viên quy định rõ vùng đặc quyền kinh tế có chiều rộng không quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
Trước đó, ngày 12/5/1977, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam cũng đã có Tuyên bố của về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, theo đó Chính phủ tuyên bố“Vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp liền lãnh hải Việt Nam và hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam”.
Tiếp đó, trên cơ sở quy định tại Điều 57 Công ước Quốc tế về Luật biển năm 1982 thì tại Điều 15 Luật Biển do Quốc hội khoá XIII nước ta thông qua ngày 21/6/2012 lại một lần nữa khẳng định vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là “vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở”
Như vậy, vị trí đặt giàn khoan 981 của Trung Quốc cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của nước ta. Tôi nhắc lại điều này bởi trong thời gian qua, đặc biệt là trong những ngày gần đây Trung Quốc liên tục nguỵ biện cho rằng vị trí đặt giàn khoan 981 đang thuộc lãnh thổ của Trung Quốc. Nhưng những tuyên bố này của Trung Quốc hoàn toàn là không có căn cứ và không được cộng đồng quốc tế thừa nhận.
Trong vùng đặc quyền kinh tế, Điều 56 Công ước Quốc tế về Luật Biển cho phép nước ta có các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió và các quyền tài phán theo đúng quy định của Công ước.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 58 Công ước này thì trong vùng đặc quyền về kinh tế của Việt Nam, khi thực hiện các quyền và làm các nghĩa vụ của mình theo Công ước, các quốc gia khác phải tính đến các quyền và các nghĩa vụ của Việt Nam và tôn trọng các luật và quy định mà Việt Nam đã ban hành theo đúng các quy định của Công ước.
Trước hành động vi phạm nghiêm trọng này của Trung Quốc, Nhà nước ta vẫn theo đuổi, thực hiện các biện pháp hoà bình với Trung Quốc phù hợp với tinh thần Công ước Quốc tế về Luật Biển để buộc Trung Quốc rút giàn khoan khỏi vùng biển Việt Nam. Và Hội Luật gia TP. Hồ Chí Minh đã và đang làm hết sức mình phối hợp với các tổ chức liên quan, trong đó có Hội Luật gia Việt Nam nghiên cứu, góp vào tiếng nói chung của dân tộc trước cộng đồng quốc tế về những hành động ngang ngược của Trung Quốc.
Chúng tôi cũng đang nghiên cứu để góp ý, đề xuất với Chính phủ và các cơ quan liên quan trong việc khởi kiện Trung Quốc ra Toà án quốc tế về Luật Biển theo quy định về giải quyết tranh chấp tại Chương 15 Công ước quốc tế về Luật Biển.
Hiến pháp 2013 khẳng định nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời, do đó chúng ta kiên quyết không thể để cho bất kỳ quốc gia, thế lực nào xâm phạm chủ quyền đó"-ông Hậu khẳng định.
Lúc 16 giờ 15 phút, bằng những luận chứng khoa học, Th.s Nguyễn Thị Thu Trang, giảng viên Trường ĐH Kinh tế - Luật TP HCM, khẳng định: "nếu đưa vụ việc trên giải quyết tại các cơ quan tài phán quốc tế thì chân lý sẽ thuộc về quốc gia Việt Nam chúng tôi. Tại các diễn dàn quốc tế, các hội nghị của các tổ chức quốc tế, Việt Nam có cơ sở pháp lý vững chắc để bảo vệ vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của mình. Ngoài ra, nhân dân tiến bộ trên thế giới sẽ luôn bảo vệ lẽ phải, bảo vệ sự tôn nghiêm của pháp luật quốc tế và họ sẽ ủng hộ Việt Nam". Nhiều người đã vỗ tay nhiệt liệt ủng hộ ý kiến của bà Trang.
Ông Võ Văn Thôn, nguyên giám đốc Sở Tư pháp TP HCM, kể: Buổi sáng, ông đi mua đồ ăn sáng nghe những người bán đồ ăn sáng hỏi tôi: "Sắp chuẩn bị đánh nhau với Trung Quốc phải không chú?" Ngay cả người dân cũng bức xúc và quan tâm đến việc Trung Quốc lấn chiếm nước ta nên tôi thấy xấu hổ cho nhân dân Trung Quốc khi có nhà cầm quyền như vậy. Chúng ta quyết tâm bảo vệ Tổ quốc. Nhưng nước yếu thì lấy gì chiến tranh?" Nghe ông hỏi như vậy không chỉ những thanh niên mà cả những người có tuổi trong hội trường cũng hô lớn “hi sinh”, "hi sinh", "hi sinh".
Đến tham dự với từ sớm, NSND Kim Cương cũng bức xúc bày tỏ: "Mấy ngày nay tôi xem báo chí, truyền hình thấy Trung Quốc đưa dàn khoan vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đây là một hành động ngang ngược và không tuân thủ theo công ước quốc tế về Luật Biển được thông qua năm 1982. Tôi là một phụ nữ Á Đông nên rất tôn thờ những lời dạy, lễ nghĩa, điều hay lẽ phải của Khổng-Lão-Mạnh Tử...
Những bậc tiền nhân này đã dạy cho con người yêu thương, giúp đỡ nhau. Học thuyết, lời răn dạy của họ vẫn còn sâu đậm mấy ngàn năm qua đem lại hạnh phúc cho nhân loại. Tại sao Trung Quốc không nhớ ông cha họ đã dạy và nói những điều hay lẽ phải mà họ lại hành động đi ngược lại truyền thống tốt đẹp đó?
Chắc chắn hành động của Trung Quốc không những đem lại những mất mát không những cho nhân dân Việt Nam mà người dân Trung Quốc cũng không tránh khỏi. Tôi chỉ mong mỏi, kêu gọi lương tri của con người, tấm lòng của những người có trách nhiệm đối với sự sinh tồn của nhân loại".
Nhiều bạn trẻ có mặt tại buổi mít tinh đều bày tỏ sự bất bình trước những dã tâm của Trung Quốc muốn chiếm biển Đông và thể hiện một quyết tâm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đất nước. “Trung Quốc ngày càng thể hiện sự vô lý của mình. Con Việt Nam chuộng hòa bình nhưng cũng sẵn sàng đánh đổi xương máu, tính mạng nếu có ai đó xâm phạm chủ quyền. Tuổi trẻ TP HCM luôn sẵn sàng khi Tổ quốc cần”- bạn L.T.N.T, sinh viên Trường ĐH Sài Gòn khẳng định.
Tham dự buổi mít tinh có khoảng 800 người gồm nhân sĩ, trí thức, sinh viên,các giới chức sắc tôn giáo, thanh niên, người dân nhiều tầng lớp ở TP HCM.
Trước đó, cũng tại TP HCM, sáng nay nhiều người đã tụ tập phản đối ôn hòa trước Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc thể hiện thái độ và ý chí của người dân Việt Nam trước hành động khiêu khích của phía Trung Quốc về việc nước này đưa giàn khoan HD981 và nhiều tàu vào hộ vệ tác nghiệp trái phép tại khu vực thuộc lô dầu khí 143 thuộc thềm lục địa Việt Nam từ ngày 1-5 đến nay.
Khi tàu Việt Nam ra ngăn cản phía Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, tàu Trung Quốc đã dùng vòi rồng tấn công các tàu kiểm ngư của Việt Nam, làm hư hỏng tàu và làm bị thương 9 kiểm ngư viên nước chủ nhà.
Trong ngày 9-5, CSB Việt Nam thống kê được 79 tàu thuyền thuộc 6 lực lượng của Trung Quốc gồm hải giám, hải cảnh, ngư chính, tàu dịch vụ dầu khí… có mặt xung quanh giàn khoan. Trung Quốc cũng điều ra khu vực này 3 tàu quân sự, trong đó có tàu hộ vệ tên lửa và 2 tàu tuần tiễu, tấn công nhanh có trang bị dàn tên lửa để tiếp tục xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
Dù chưa đến 15 giờ, một nhóm khoảng 30 người đại diện cho cơ quan viện kiểm sát đã có mặt tại hội trường Nhà văn hóa Thanh Niên để nói lên tiếng nói của ngành mình cũng là tiếng nói của người dân Việt Nam, phản đối thái độ của Trung Quốc trong việc coi thường luập pháp quốc tế, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
Tiếp đó, 16 giờ 8 phút, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM, phát biểu ý kiến. "Liên quan đến vụ việc Trung Quốc đặt giàn khoan 981 trên biển, trước hết, Tôi xin khẳng định vị trí đặt giàn khoan 981 của Trung Quốc trên vùng biển cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Điều này là không thể chối cãi. Tại Điều 57 Công ước về Luật biển năm 1982 mà nước ta và Trung Quốc đều là thành viên quy định rõ vùng đặc quyền kinh tế có chiều rộng không quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
Trước đó, ngày 12/5/1977, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam cũng đã có Tuyên bố của về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, theo đó Chính phủ tuyên bố“Vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp liền lãnh hải Việt Nam và hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam”.
Tiếp đó, trên cơ sở quy định tại Điều 57 Công ước Quốc tế về Luật biển năm 1982 thì tại Điều 15 Luật Biển do Quốc hội khoá XIII nước ta thông qua ngày 21/6/2012 lại một lần nữa khẳng định vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là “vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở”
Như vậy, vị trí đặt giàn khoan 981 của Trung Quốc cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của nước ta. Tôi nhắc lại điều này bởi trong thời gian qua, đặc biệt là trong những ngày gần đây Trung Quốc liên tục nguỵ biện cho rằng vị trí đặt giàn khoan 981 đang thuộc lãnh thổ của Trung Quốc. Nhưng những tuyên bố này của Trung Quốc hoàn toàn là không có căn cứ và không được cộng đồng quốc tế thừa nhận.
Trong vùng đặc quyền kinh tế, Điều 56 Công ước Quốc tế về Luật Biển cho phép nước ta có các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió và các quyền tài phán theo đúng quy định của Công ước.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 58 Công ước này thì trong vùng đặc quyền về kinh tế của Việt Nam, khi thực hiện các quyền và làm các nghĩa vụ của mình theo Công ước, các quốc gia khác phải tính đến các quyền và các nghĩa vụ của Việt Nam và tôn trọng các luật và quy định mà Việt Nam đã ban hành theo đúng các quy định của Công ước.
Trước hành động vi phạm nghiêm trọng này của Trung Quốc, Nhà nước ta vẫn theo đuổi, thực hiện các biện pháp hoà bình với Trung Quốc phù hợp với tinh thần Công ước Quốc tế về Luật Biển để buộc Trung Quốc rút giàn khoan khỏi vùng biển Việt Nam. Và Hội Luật gia TP. Hồ Chí Minh đã và đang làm hết sức mình phối hợp với các tổ chức liên quan, trong đó có Hội Luật gia Việt Nam nghiên cứu, góp vào tiếng nói chung của dân tộc trước cộng đồng quốc tế về những hành động ngang ngược của Trung Quốc.
Chúng tôi cũng đang nghiên cứu để góp ý, đề xuất với Chính phủ và các cơ quan liên quan trong việc khởi kiện Trung Quốc ra Toà án quốc tế về Luật Biển theo quy định về giải quyết tranh chấp tại Chương 15 Công ước quốc tế về Luật Biển.
Hiến pháp 2013 khẳng định nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời, do đó chúng ta kiên quyết không thể để cho bất kỳ quốc gia, thế lực nào xâm phạm chủ quyền đó"-ông Hậu khẳng định.
Lúc 16 giờ 15 phút, bằng những luận chứng khoa học, Th.s Nguyễn Thị Thu Trang, giảng viên Trường ĐH Kinh tế - Luật TP HCM, khẳng định: "nếu đưa vụ việc trên giải quyết tại các cơ quan tài phán quốc tế thì chân lý sẽ thuộc về quốc gia Việt Nam chúng tôi. Tại các diễn dàn quốc tế, các hội nghị của các tổ chức quốc tế, Việt Nam có cơ sở pháp lý vững chắc để bảo vệ vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của mình. Ngoài ra, nhân dân tiến bộ trên thế giới sẽ luôn bảo vệ lẽ phải, bảo vệ sự tôn nghiêm của pháp luật quốc tế và họ sẽ ủng hộ Việt Nam". Nhiều người đã vỗ tay nhiệt liệt ủng hộ ý kiến của bà Trang.
Ông Võ Văn Thôn, nguyên giám đốc Sở Tư pháp TP HCM, kể: Buổi sáng, ông đi mua đồ ăn sáng nghe những người bán đồ ăn sáng hỏi tôi: "Sắp chuẩn bị đánh nhau với Trung Quốc phải không chú?" Ngay cả người dân cũng bức xúc và quan tâm đến việc Trung Quốc lấn chiếm nước ta nên tôi thấy xấu hổ cho nhân dân Trung Quốc khi có nhà cầm quyền như vậy. Chúng ta quyết tâm bảo vệ Tổ quốc. Nhưng nước yếu thì lấy gì chiến tranh?" Nghe ông hỏi như vậy không chỉ những thanh niên mà cả những người có tuổi trong hội trường cũng hô lớn “hi sinh”, "hi sinh", "hi sinh".
Đến tham dự với từ sớm, NSND Kim Cương cũng bức xúc bày tỏ: "Mấy ngày nay tôi xem báo chí, truyền hình thấy Trung Quốc đưa dàn khoan vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đây là một hành động ngang ngược và không tuân thủ theo công ước quốc tế về Luật Biển được thông qua năm 1982. Tôi là một phụ nữ Á Đông nên rất tôn thờ những lời dạy, lễ nghĩa, điều hay lẽ phải của Khổng-Lão-Mạnh Tử...
Những bậc tiền nhân này đã dạy cho con người yêu thương, giúp đỡ nhau. Học thuyết, lời răn dạy của họ vẫn còn sâu đậm mấy ngàn năm qua đem lại hạnh phúc cho nhân loại. Tại sao Trung Quốc không nhớ ông cha họ đã dạy và nói những điều hay lẽ phải mà họ lại hành động đi ngược lại truyền thống tốt đẹp đó?
Chắc chắn hành động của Trung Quốc không những đem lại những mất mát không những cho nhân dân Việt Nam mà người dân Trung Quốc cũng không tránh khỏi. Tôi chỉ mong mỏi, kêu gọi lương tri của con người, tấm lòng của những người có trách nhiệm đối với sự sinh tồn của nhân loại".
Nhiều bạn trẻ đã đến rất sớm để bày tỏ thái độ trước hành động ngang ngược và coi thường luật pháp quốc tế của Trung Quốc
Bà Đồng Thị Ánh, Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM bày tỏ thái độ trước việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội luật gia TP HCM cho biết sẽ đề xuất chính phủ kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế
Trước đó, cũng tại TP HCM, sáng nay nhiều người đã tụ tập phản đối ôn hòa trước Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc thể hiện thái độ và ý chí của người dân Việt Nam trước hành động khiêu khích của phía Trung Quốc về việc nước này đưa giàn khoan HD981 và nhiều tàu vào hộ vệ tác nghiệp trái phép tại khu vực thuộc lô dầu khí 143 thuộc thềm lục địa Việt Nam từ ngày 1-5 đến nay.
Người dân TP HCM phản đối ôn hòa trước Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc sáng 10-5. Ảnh: Lê Minh Hạ
Biểu tình trước Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc sáng 10-5
Dù chưa đến 15 giờ, một nhóm khoảng 30 người đại diện cho cơ quan viện kiểm sát đã có mặt tại hội trường Nhà văn hóa Thanh Niên để nói lên tiếng nói của ngành mình cũng là tiếng nói của người dân Việt Nam, phản đối thái độ của Trung Quốc trong việc coi thường luập pháp quốc tế, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
Diễn viên Kim Cương cùng người dân TP HCM tham gia cuộc mít tinh bày tỏ thái độ trước việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam
NLĐO