18 juillet 2014

Bài của Gs. Tương Lai trên The New York Times, bản đăng, bản gốc, bản tiếng Việt

SundayReview | OPINION

Vietnam’s Overdue Alliance With America



HO CHI MINH CITY, Vietnam — OURS is a small country. We Vietnamese cannot and must not entrust our future to anyone, but we urgently need strategic allies at a moment in history when our priority is to defeat our present-day enemy: China.


China’s move in May, to place an offshore oil rig on the Vietnamese continental shelf, and its arrogant statements in June, at an Asian security summit meeting known as the Shangri-La Dialogue, exposed China’s sea piracy to the world. These developments should alarm anyone in Vietnam who still clings to the myth of brotherly love between our nation and China.
We cannot fight Chinese encroachment alone. Political isolation in a globalized world is tantamount to committing political suicide for Vietnam. And the key ally for Vietnam today is the United States — an alliance that the Vietnamese liberation hero Ho Chi Minh ironically always wanted.
The Vietnamese people have fought for thousands of years to maintain our culture and independence, in the shadow of a giant neighbor. But continuing blindness and stupidity have poisoned generations of Vietnamese leaders, even when their Chinese “comrades” blatantly started a border war in 1979 and invaded and occupied the Paracel Islands in 1974 and the Spratly Islands in 1988 — which for centuries both belonged to Vietnam. After the revolutions in Eastern Europe in 1989, Vietnamese leaders tried to protect Communism from an embarrassing demise in Southeast Asia. At a now-infamous meeting in Chengdu, China, in 1990, Vietnamese leaders signed agreements that made our country even more dependent on China — a betrayal of our interests and a national shame.
For personal gain, some Vietnamese have even become traitors, blindly toeing the Chinese line. They are reminiscent of the reviled 18th-century king Le Chieu Thong, the last ruler of the Le Dynasty, who died in exile in China. But the cowardice of Vietnamese leaders has never been so blatant as in the past 25 years. Vietnam’s government has put a so-called communist-socialist bond with China above national interests and the well-being of its citizens. Our leaders have regarded invaders as friends.
Because of China’s recent territorial grabs at sea and its complete disregard for international law, we are now back to square one. Without a major strategic realignment, Vietnam’s island territories will simply be gobbled up by China. Our country must dispose of the myth of friendship with China and return to what Ho Chi Minh passionately advocated after World War II: an American-Vietnamese alliance in Asia.
Ho’s sympathies with the United States and its platform of self-determination for all peoples went as far back as the Paris Peace Conference after World War I. Beginning in World War II, the Americans were the only foreign army to fight by Ho’s side against fascism in Indochina; the Office of Strategic Services (the predecessor of the Central Intelligence Agency) helped to train and set up the first Vietnamese-American guerrilla unit at the end of 1944.
It wasn’t a coincidence that Ho’s inaugural address, when he declared the creation of an independent Vietnam in September 1945, referred to America’s Declaration of Independence. He saw the noble values of democracy, freedom, equality and justice as the most important guiding principles for Vietnam.
In a series of eight letters and telegrams to President Harry S. Truman, and three to Secretary of State James F. Byrnes in 1945-46, Ho denounced French colonialism and clearly stated “our goal is full independence and full cooperation with the United States” and expressed the Vietnamese people’s admiration for “the American people whose fine stand for the noble ideals of international Justice and Humanity, and whose modern technical achievements have so strongly appealed to them.”
Regrettably, most of his letters were ignored. History is littered with many such missed opportunities. In this case, there were disastrous consequences.
When young Americans aimed their weapons at Vietnamese in a little country on the other side of the Pacific, they did it in the belief that it was their duty to stop the “red wave.” On the Vietnamese side, young men and women sacrificed their lives fearlessly on the Ho Chi Minh Trail with guns and tanks provided by the Soviet Union and China — our so-called dear socialist brothers. But tragedies usually begin with misguided ideology and illusions of friendship. A peace treaty with the Soviet Union, signed in 1978, did little to help Vietnam during its border war in 1979 with China.
The fundamental issue facing Vietnam today is to choose the right strategic partners. Japan, and to a lesser extent South Korea, Taiwan, Singapore and other smaller Asian nations offer good case studies. American atomic bombs devastated Hiroshima and Nagasaki, but postwar Japan still chose the United States as its key ally and economic partner and adopted core American values as its guiding principles.
In terms of economic and social development, the choice between the model of Japan, South Korea, Taiwan and Singapore and that of North Korea, Cuba and Laos is abundantly clear.
The Chinese government’s hypocrisy and double-dealing are well known and well documented. As our prime minister, Nguyen Tan Dung, recently put it bluntly: “Vietnam has always wanted peace and friendship with China. However, we cannot trade our sacred independence and sovereignty for some elusive peace or any type of dependence.” His strong words heralded a new way of dealing with China. But much more is needed.
Vietnamese leaders need to move decisively by taking claims against China before international courts and once and for all relegating the idea of an ideological bond with China to the dustbin of history. Vietnam must fully implement and follow the true spirit of Ho’s Declaration of Independence in 1945. And that means finally establishing the sort of close economic and military relations with the United States that Ho had wanted after World War II.
That is the only way to defeat the new Chinese expansionism propelled by its president, Xi Jinping, and for Vietnam to join the rest of the civilized world, with its ideals of democracy, freedom and justice for all.
Tuong Lai is a  sociologist, also known as Nguyen Phuoc Tuong, and a former adviser to two Vietnamese prime ministers.

Những Cơ Hội Bị Bỏ Lỡ

 cho Một Liên Minh Việt Mỹ

Tương Lai
11-07-2014
Việt Nam là một nước nhỏ. Người Việt không thể và không được phép đặt tương lai của mình vào tay của bất kỳ ai khác, nhưng vào lúc này Việt Nam cần có các đồng minh chiến lược để đánh bại kẻ thù trước mắt là TQ.
Việc TQ mang giàn khoan dầu Hải Dương 981 vào thềm lục địa Việt Nam vào tháng 5, và các tuyên bố ngạo mạn tại hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á “Đối thoại Shangri-La” vào tháng 6, đã cho thế giới thấy được bản chất cướp biển của TQ. Những động thái này cũng là lời cảnh báo cho những ai ở Việt Nam vẫn còn tin vào mối tình đồng chí huyễn hoặc với TQ.
Nhưng một mình Việt Nam không thể chống lại sự xâm lược của TQ. Sự cô lập chính trị trong một thế giới toàn cầu hoá là tự sát cho Việt Nam vào lúc này. Và đồng minh chính yếu của Việt Nam hiện nay phải là Hoa Kỳ – một liên minh mà trớ trêu thay chính chủ tịch HCM của Việt Nam đã muốn có từ lâu.
Dân tộc Việt Nam đã phải đấu tranh hàng ngàn năm để có được một nền văn hoá và độc lập dưới cái bóng của người hàng xóm khổng lồ. Thế nhưng, chính sự thiển cận và ngu dốt triền miên đã đầu độc những thế hệ lãnh đạo Việt Nam, ngay cả khi các “đồng chí” TQ của họ ngang nhiên tấn công vào biên giới Việt Nam vào năm 1979, hay khi TQ xâm lược và chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 và quần đảo Trường Sa vào năm 1988 – những quần đảo mà Việt Nam đã làm chủ trong nhiều thế kỷ. Ngay sau các cuộc cách mạng ở Đông Âu vào năm 1989, lãnh đạo Việt Nam đã cố gắng chống đỡ để chủ nghĩa cộng sản không bị sụp đổ một cách đau đớn ở Đông Nam Á. Tại một hội nghị đầy ô nhục ở Thành Đô, Trung Quốc, vào năm 1990, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã ký các thỏa thuận làm cho Việt Nam trở thành phụ thuộc nhiều hơn vào TQ – một sự phản bội lợi ích dân tộc và một nỗi nhục cho đất nước.
Vì lợi ích cá nhân, một số người Việt thậm chí trở thành kẻ phản bội, phục tùng TQ một cách mù quáng. Họ làm người Việt nhớ tới Lê Chiêu Thống, vị vua cuối cùng của triều đại nhà Lê vào thế kỷ 18, kẻ bị dân tộc Việt Nam nguyền rủa và phải vong thân ở TQ. Nhưng sự hèn nhát của mộ bộ phận những người lãnh đạo Việt Nam chưa bao giờ trơ trẽn như trong vòng 25 năm qua. Họ đã đặt tình hữu nghị cộng sản-XHCN với TQ lên trên lợi ích quốc gia và hạnh phúc của người dân. Một bộ phận lãnh đạo của Việt Nam đã xem kẻ xâm lược đất nước như bè bạn.
Những xâm chiếm lãnh hải gần đây và sự coi thường luật pháp quốc tế của TQ đã thức tỉnh dân tộc Việt Nam. Nếu không nhanh chóng có những điều chỉnh chiến lược quan trọng, TQ sẽ thôn tính hết các vùng hải đảo của tổ quốc. Việt Nam phải vứt bỏ các huyền thoại của tình hữu nghị với TQ và quay trở về với những gì mà HCM đã tha thiết mong muốn sau thế chiến II: đó là một liên minh Mỹ-Việt ở châu Á.
Sự đồng cảm của Hồ Chí Minh với Hoa Kỳ và các lý tưởng của Hoa Kỳ về quyền tự quyết cho tất cả các dân tộc đã bắt nguồn từ Hiệp định Hòa bình Paris sau thế chiến I. Từ đầu thế chiến II, người Mỹ là quân đội nước ngoài duy nhất đã chiến đấu bên cạnh Hồ Chí Minh để chống lại chủ nghĩa phát xít ở Đông Dương; Cơ quan tình báo chiến lược Mỹ OSS (tiền thân của CIA) từng giúp huấn luyện và thành lập đơn vị du kích Mỹ-Việt đầu tiên vào cuối năm 1944.
Không phải tình cờ mà bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam mà Hồ Chí Minh đọc vào 09/1945 đã tham khảo bản Tuyên ngôn Độc lập Mỹ. Ông đã nhìn thấy những giá trị cao quý của dân chủ, tự do, bình đẳng và công lý như những kim chỉ nam cho Việt Nam.
Trong một loạt 8 lá thư và điện tín mà Hồ Chí Minh gửi cho Tổng thống Harry S. Truman, và 3 cái khác gửi cho Bộ trưởng Ngoại giao James F. Byrnes từ 1945-1946, ông đã lên án chủ nghĩa thực dân Pháp và tuyên bố rõ ràng “Mục tiêu của chúng tôi là độc lập hoàn toàn và hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ”, ông cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ của người Việt Nam đối với “dân tộc Mỹ vì sự đấu tranh cho những lý tưởng cao đẹp của Công lý và Nhân đạo quốc tế, vì những thành tựu kỹ thuật hiện đại mà người Việt Nam cảm thấy bị lôi cuốn”.
Thật đáng tiếc, hầu hết những lá thư của HCM đã không được đáp trả. Lịch sử cho thấy rất nhiều những cơ hội đã bị bỏ lỡ như vậy. Trong trường hợp này, chúng đã đưa đến những hậu quả tai hại.
Khi những thanh niên Mỹ chĩa súng vào người Việt Nam ở một đất nước nhỏ bé ở phía bên kia Thái Bình Dương, họ đã tin rằng đó là nhiệm vụ của họ để ngăn chặn “làn sóng đỏ.” Về phía mình, những thanh niên nam nữ Việt Nam cũng đã anh dũng hy sinh mạng sống trên đường mòn Hồ Chí Minh với súng và xe tăng được cung cấp bởi Liên Xô và Trung Quốc – cái gọi là anh em xã hội chủ nghĩa thân yêu một thời của Việt Nam. Nhưng bi kịch thường bắt đầu với ý thức hệ sai lầm và ảo tưởng về tình bạn. Một hiệp ước hòa bình với Liên Xô ký vào năm 1978 đã không giúp gì cho Việt Nam khi chiến tranh biên giới với TQ nổ ra năm 1979.
Vấn đề cơ bản đối với Việt Nam hiện nay là sự lựa chọn đúng đắn các đối tác chiến lược. Nhật Bản, và ở một mức độ thấp hơn, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và các nước châu Á nhỏ khác là các đối tượng nên được xem xét. Mặc dù quả bom nguyên tử của Mỹ đã tàn phá Hiroshima và Nagasaki, nhưng sau chiến tranh Nhật Bản vẫn chọn Hoa Kỳ là đồng minh và đối tác kinh tế quan trọng, Nhật cũng đã thu nhận các giá trị Mỹ như các nguyên tắc dẫn đường của mình.
Trong các khía cạnh về phát triển kinh tế và xã hội, sự lựa chọn giữa các mô hình của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore hay của Bắc Triều Tiên, Cuba và Lào thì đã quá rõ.
Đạo đức giả và chính sách hai mặt của chính quyền TQ đã quá ​​nổi tiếng và được ghi nhận. Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, gần đây đã nói một cách thẳng thắn: “Việt Nam luôn muốn hòa bình, hữu nghị với TQ. Nhưng chúng tôi không thể đánh đổi độc lập và chủ quyền thiêng liêng cho một thứ hòa bình hữu nghị viển vông và lệ thuộc”. Những từ ngữ mạnh mẽ của ông dự báo một cách đối phó mới của Việt Nam với TQ. Tuy nhiên Việt Nam cần làm nhiều hơn nữa.
Lãnh đạo Việt Nam cần quyết đoán hơn trong việc lên án TQ trước tòa án quốc tế, và dứt khoát một lần cho xong, vứt bỏ mối quan hệ về ý thức hệ với TQ vào xọt rác lịch sử. Việt Nam phải thực hiện một cách đầy đủ và đi theo lý tưởng thực sự của bản Tuyên ngôn Độc lập mà HCM đã viết vào năm 1945. Và điều đó có nghĩa là sau cùng thì Viêt Nam cũng thiết lập được các mối quan hệ kinh tế và quân sự chặt chẽ với Hoa Kỳ như Hồ Chí Minh đã mong muốn từ sau chiến tranh thế giới II.
Đó là cách duy nhất để đánh bại chủ nghĩa bành trướng kiểu mới của TQ mà Tập Cận Bình đang theo đuổi, điều đó cũng sẽ giúp cho Việt Nam gia nhập với thế giới văn minh, với những lý tưởng về dân chủ, tự do và công bằng cho tất cả.

Liêm Nguyễn lược dịch theo The New York Times



BẢN GỐC GỬI ĐẾN TÒA SOẠN "NEW YORK TIMES

RETURN TO MISSED OPPORTUNITIES

Back to quare One where Ho Chi Minh had always wanted for a close US - VIETNAM alliance. And now, we need to dispose of that “Common Communist - Socialist Ideological link” junk – quickly.

L.A. Patti in his book “Why Vietnam?”  recounts S. T. Coleridge’s the ancient mariner’s tale of shooting his own albatross and subsequently facing disasters on the choppy sea to depict missed opportunities for both Vietnam and United States. It is such an apt summary and description of our continuing saga.

During World war II, the Americans were the only foreign force to fight by Ho Chi Minh’s side against fascism in Indochina; that OSS (predecessor of CIA) helped to train and set-up first VietnamUS guerrilla unit by end of 1944.

And it is not just coincidental that Ho Chi Minh made his opening remarks for Vietnam’s own Declaration of Independence in September 1945 when referring the US Declaration of Independence 1776 and the French Declaration of the Rights of Man and of the Citizen in 1789. The noble values of democracy, freedom, equality and justice for all were envisaged by the Founding Father as the most important guiding principles for Vietnam.

In a series of 8 letters and telegram messages to the US President Harry Truman, and 3 to the State Secretary James Byrnes in 1945-1946, Ho Chi Minh clearly stated “Our objective is for complete independence  and comprehensive co-operation with the United States” and expressed “ Our sincere desire for rapport with the American people whose ideals on justice and citizen rights we treasure”.

Regretfully, history is littered with many of such missed opportunities with disastrous consequences for the two countries.

When a young American aimed his weapon at the Vietnamese, including women and children, in a little country on the other side of the Pacific, he probably did it with a belief that it was his duty to stop the “Red Wave”. On the Vietnamese side, young men and women sacrificed their lives fearlessly on Ho Chi Minh trails with weapons, tanks and other war materiel provided by the Soviet Union and China, our “dear socialist brothers with the same ideology”.

Tragedy started with those mistaken beliefs!

On the other side of the coin, an allied treaty with the Soviet Union did nothing to help Vietnam during the border war in 1979 with China, a “socialist brother” with “the same ideology” having the “same mountain range, the same river flow”.

Recently when our “socialist brother” placed the 981 HD Drilling Rig on the Vietnam continental shelf, blatantly violated our sovereign rights and condemned by the whole world, our long-time ally muted little concern. Czarist Putin was so preoccupied with the 400 billions gas deal which Bloomberg Businessweek rightly questions “Is the Russia-China Gas Deal for Real – or Just Fumes?”

Of course, Vietnam as a small nation has enough experiences of being a mere pawn on the world scene. We cannot and must not entrust our future into anyone hands. We appreciate and are always be mindful of Winston Churchill famous statement “ A nation has no permanent enemies and no permanent friends, only permanent interests”.

But it would be sheer stupidity if one cannot identify and choose allies, especially strategic allies on certain point in history to defeat our enemy at the gate now.

Self-imposed isolation in globalisation time is synonymous with committing your harakiri for Vietnam.

The fundamental and critical issue facing Vietnam now is to make the right choice of strategic partners. In so doing, Japan and to a lesser extent South Korea, Taiwan, Singapore and other smaller Asian nations offer valuable lessons for Vietnam.

And particularly, Why Japan?. Two devastating atomic bombs by the Americans did not deter Japan from choosing the US as its key ally and economic partner to rebuild Japan to become a major power and perhaps more importantly, from adopting the US core values as the nation guiding principles.

In terms of  economic and social development, the governing system, when one pitted that of Japan, South Korea, Taiwan, Singapore against Vietnam’s other “socialist brothers”, North Korea, Cuba, Laos, the picture is unmistakenly clear!

And for China? The answer takes a different dimension but equally clear. When Danielle Hunebel a French journalist from ORTF (French National TV) asked Ho Chi Minh in June 1964, “Some were of the opinion that North Vietnam was isolated internationally and politically speaking, it would be hard for the country not to become some kind of China’s satellite…What were your response?”, his answer was swift, without even a slight hesitation and with an angry tone, “NEVER”.

Such attitude has become a historical curse, so ingrained into the national psyche that Vietnam has been on permanent guard against Han expansionism and Chinese hegemony. Successive Chinese dynasties in whatever shape or form – from Qin to Mao Tse tung, from Deng Xiaoping to the current Xi Jinping have never given up their plan to “control” and/or swallow Vietnam under whatever pretext needed to camouflage their evil aims.

The question of “compliance for peace sake or war declaration” always divided Vietnam top leadership again and again. For personal gains, cowardice or simply betrayal, some have become traitors, severely condemned by the Vietnamese people over generations. But looking back to history, such cowardice has never been so ironic, so disastrous for more than a quarter of century from 20th to 21st! And in the name of the people, they put that so-called “Common Ideological Link” well above national interests and the well-beings of the Vietnamese people, regarding invaders as friends for having that “sameness”, like comrades, like blood brothers!

The now infamous secret meeting in Chengdu in 1990 between Vietnamese and Chinese top leaders represents the ultimate betrayal, pain and national shame  for bringing Vietnam deeper into Chinese dependency in order just to prevent that “socialist ideology” from inevitable bankruptcy.

Such ongoing blindedness and stupidity have poisoned many generations of Vietnamese leaders, even when their “comrades” blatantly started the border war in 1979, invasion and occupation in Paracel island 1974 and Spratly in 1988.

Plus ca change, plus c’est la même chose. The nine-dash-line  territorial claim, the latest move to place 981 HD Drilling Rig on the Vietnam continental shelf, the arrogant statements at  Shangri-La Dialogue recently, exposed its true sea pirate mask for the whole world to see. It is a bitter taste and a wake-up call for those in Vietnam who for whatever reasons still cling on to those 16 “Golden Words” and 4 “Good Principles” governing Vietnam-China relationship.

Chinese hipocrisy and cruelty are well known and well documented. Da Lai Lama, with long experiences in dealing with China on Tibet issues has clearly stated “The Chinese is a master of saying one thing and doing the other completely contrary” and “What China is currently doing is so different from what China said”, so stated our Prime Minister. And more bluntly “Vietnam has always wanted peace and friendship (with China). However, we cannot trade our sacred independence and sovereignty for some elusive peace or any type of dependance”.

It is a strong message heralding a new way in dealing with China, a historical milestone for Vietnam.

But we need to complete that task more decisively by putting that “Ideological Link” junk in the dustbin of history!

The road ahead for Vietnam is clear: Implement fully and follow the true spirit and meaning of our 1945 Declaration of Independence! It is the ONLY way to defeat new Han expansionalism propelled by Xi Jinping and for Vietnam to join the rest of the civilized world.


Tuong Lai


Bản tiếng Việt gửi kèm
TRỞ LẠI VỚI NHỮNG CƠ HỘI BỊ BỎ LỠ

"Người thủy thủ già đã bắn bỏ một cách không thương tiếc Hải Âu, con chim biển mang điềm lành tới những người vượt biển, đã xuyên qua bão táp để đến và bay theo con tàu đang lênh đênh tìm đường trên đại dương dậy sóng... Và sau đó con tàu đã gặp không biết bao gian nan hiểm họa...". Xin mượn ngụ ngôn về chim hải âu của S.T.Coleride mà Archimedes L.A. Patti lấy làm đề từ cho cuốn sách "Why Vietnam" của ông để nói về cơ hội bị bỏ lỡ giữa Mỹ và Việt Nam.
Người Mỹ đã từng là lực lượng nước ngoài duy nhất sát cánh cùng với Hồ Chí Minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít ở Đông Dương. Chính nhóm OSS đã tổ chức huấn luyện và thành lập đơn vị bộ đội Việt-Mỹ ở miền núi Bắc Việt Nam cuối năm 1944. Mc Govern, ứng viên tranh cử Tổng thống với Nixon năm 1972 từng cho biết : "trong thời Thế chiến hai, tôi là một phi công ném bom của không quân Mỹ ở vùng Đông Nam Á, tôi được biết rằng Hồ Chí Minh là đồng minh đang tổ chức việc cứu phi công Mỹ nếu bị phát xít Nhật bắn rơi ở Đông Dương". Trong bức thư gửi Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman ngày 16/2/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rõ : "mục tiêu của chúng tôi là độc lập hoàn toàn và hợp tác toàn diện với Mỹ. Chúng tôi sẽ làm hết sức mình để làm cho nền độc lập và sự hợp tác này trở nên có lợi cho toàn thế giới”. Hoàn toàn không là ngẫu nhiên khi mở đầu cho Tuyên Ngôn Độc lập 2.9.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã long trọng nhắc đến "lời bất hủ" trong Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ, và tiếp đó là Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp 1791.
Vậy là ngay khi mới thành lập, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã công khai tuyên bố sự lựa chọn những giá trị cao cả của dân chủ, tự do. Chỉ riêng hai năm 1945 - 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có 8 thư và điện gửi Tổng thống Harry Truman, 3 thư và điện gửi Bộ trưởng Ngoại giao James Byrnes, trong đó, biểu tỏ sự “tha thiết mong muốn tạo được mối quan hệ với nhân dân Mỹ là những người mà lập trường cao quý đối với những ý tưởng cao thượng về công lý và nhân bản quốc tế". Đáng tiếc là lịch sử đã phải chứng kiến những cơ hội bị bỏ lỡ.
Khi người thanh niên Mỹ cầm súng bắn vào người Việt Nam, kể cả đàn bà trẻ con ở một đất nước nhỏ bé bên kia bờ Thái Bình Dương vì họ nghĩ là họ đang chiến đấu cho nước Mỹ chống lại "làn sóng đỏ". Thế rồi, những chàng trai, cô gái Việt Nam xẻ dọc Trường Sơn làm đường cho xe tăng, tên lửa, đường ống dẫn xăng...được viện trợ từ Liên Xô, Trung Quốc để cuối cùng xe tăng  quân giải phóng húc đổ cánh cổng dinh Độc Lập, hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước, ghi đậm dấu ấn sự giúp đỡ của các nước "anh em cùng chung ý‎ thức hệ Xã hội chủ nghĩa".
Bi kịch lịch sử có nguyên nhân sâu xa từ đây.
Mặc dù đã ký kết liên minh Việt-Xô, nhưng khi Trung Quốc, "người anh em cùng chung ý thức hệ, núi liền núi, sông liền sông" xua hơn 60 vạn quân sang xâm lược các tỉnh biên giới Bắc Việt Nam thì Liên Xô không hề "động binh"! Sự kiện đáng buồn đó được lặp lại với "Sa hoàng mới Putin" thắm thiết bắt tay Tập Cận Bình trong một "liên minh mới" để có hợp đồng 400 tỷ USD [mà Bloomberg Businessweek gọi là ảo : Is the Russia-China Gas Deal for Real --or Just Fumes?] khi Trung Quốc đang phơi bày bộ mặt thật của một siêu cường ăn cướp mà việc hạ đặt giàn khoan 981HD tháng 5.2014 chỉ là một ví dụ! Chuyện này cũng gợi lại hình ảnh chuyến công du của Tổng thống Richard Nixon và Thông cáo Thượng Hải năm 1972 mà câu nói của Chu Ân Lai "Bàn tay của ngài đã vượt qua đại dương lớn nhất thế giới" đã nói lên tất cả!
Đã quá thấm thía về chuyện các nước lớn vì lợi ích của họ đã từng đi đêm với nhau nhằm biến Việt Nam thành một quân cờ trên bàn cờ quốc tế, dân tộc này, đặc biệt là tầng lớp trí thức Việt Nam hiểu quá rõ cách ứng xử cần có. Không thể mơ hồ và cả tin đặt vận mệnh dân tộc mình vào trong tay của bất cứ ai vì họ hiểu rõ một sự thật mà Winston Churchil chỉ ra : "Trên thế giới này không có bạn bè vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn".
Thế nhưng, sẽ là ngu dại nếu không biết kết bạn và chọn đồng minh, đặc biệt là đồng minh chiến lược trong những thời điểm lịch sử nhất định nhằm đánh bại kẻ thù. Tự cô lập mình trong thời đại toàn cầu hóa, là tự trói mình trước nanh vuốt của bọn xâm lược. Vấn đề đặt ra chỉ là : biết chọn ai là đồng minh chiến lược? Bài học của Nhật là một ví dụ sống động. Người Nhật đã biết nuốt nỗi hận về bom nguyên tử Mỹ ném xuống Hiroshima và Nagasaki để sáng suốt lựa chọn đồng minh nhằm tranh thủ tiềm năng sức mạnh về kinh tế và kỹ thuật mà chỉ có nó mới vực dậy được một nước Nhật thất trận và kiệt sức trong chiến tranh.
Nhưng điều đáng nói hơn là từ một nước quân phiệt và phát xít, Nhật đã biết chọn một hướng đi mới phù hợp với quỹ đạo phát triển của nền văn minh mới của nhân loại, của dân chủ và tự do, của kinh tế thị trường và xã hội dân sự. Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, những nước nhỏ Châu Á khác cũng đều có những bước phát triển ngoạn mục theo hướng đó. Trong lúc đó, nước Việt Nam XHCN với dân số đứng thứ 13 của thế giới thì hiện nay đang cố cày cục yêu cầu được sớm công nhận là một nước có nền kinh tế thị trường để có thể hội nhập về kinh tế với thế giới nhằm thoát ra khỏi sự lệ thuộc Trung Quốc, bứt lên khỏi sự nghèo nàn, lạc hậu hiện nay. Vì có một sự thật đắng cay là những nước cùng chung ý thức hệ XHCN với Việt Nam thì ngoài Trung Quốc ra, chỉ có Lào, Cuba, Bắc Triều Tiên mà ai cũng thấy được trình độ phát triển của họ ra sao rồi. 
Với Trung Quốc thì sao? Ngày 5-6-1964, khi trả lời câu hỏi của nhà báo Pháp Danielle Hunebel, Cơ quan Phát thanh-Truyền hình Quốc gia Pháp ORTF : "Có một vài ý kiến cho rằng miền Bắc Việt Nam đang ở trong hoàn cảnh khá cô lập và nói một cách chính trị, khó có thể tránh khỏi trở thành một thứ  vệ tinh của Trung Quốc. Có thể nói gì về việc này? Hồ Chí Minh đã không một giây do dự, dằn giọng trả lời "Không bao giờ"!
Đó là một lời nguyền lịch sử khắc sâu vào tâm thế của một dân tộc luôn phải thường trực cảnh giác chống lại nguy cơ đồng hóa của chủ nghĩa bành trướng đại Hán vốn cũng thường trực trong não trạng các thế lực cầm quyền Trung Quốc từ Tần, Hán, Tùy Đường...Tống, Nguyên, Minh, Thanh, Mao, Đặng và hậu duệ của họ hôm nay là Tập Cận Bình. Ấy vậy mà sự hèn nhát, nhu nhược tự trói mình trước âm mưu, thủ đoạn và những hành động trắng trợn của kẻ thù chưa bao giờ lại tai quái, oái oăm, kéo dài trong một phần tư thế kỷ, từ thế kỷ XX bước sang thế kỷ XXI như hiện nay. Có chuyện đó vì người ta đã đặt vấn đề "‎ ‎‎chủ nghĩa xã hội", một ảo ảnh, lên trên Tổ quốc và dân tộc nên đã coi kẻ xâm lược là bạn chỉ vì cùng chung ý thức hệ.
Thế rồi cái "lưỡi bò" bẩn thỉu Trung Quốc tự vẽ ra trên Biển Đông, cài giàn khoan 981HD, những phát biểu ngang ngược và gây gổ của đại diện Trung Quốc tại "Đối thoại Sangri La" vừa qua đã làm cho Trung Quốc hiện nguyên hình là một siêu cường ăn cướp với chính sách ngoại giao pháo hạm lỗi thời. Đây chính là một cơ may do chính những nhà cầm quyền hiếu chiến Bắc Kinh tạo ra cho những người Việt Nam nhẹ dạ cả tin vào những lời lừa bịp về phương châm 16 chữ và quan hệ bốn tốt*. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói rõ điều đó với thế giới  "Những gì mà Trung Quốc đang làm khác rất xa những gì mà Trung Quốc nói". Đây cũng là điều đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng chỉ ra khi trả lời Tạp chí LE POINT ngày 22 tháng 1 năm 2007 : "người Trung Quốc là bậc thầy trong nghệ thuật nói thế này làm thế khác, việc làm hoàn toàn trái ngược với lời nói". Cùng với việc lột cái mặt nạ gian dối của Trung Quốc, Thủ tướng Việt Nam cũng dứt khoát khẳng định :  "Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó". Đây là một thông điệp rõ ràng, minh bạch đánh dấu một chuyển động mới trong ứng xử với Trung Quốc. Đây chính là cái mốc quan trọng trong việc rút bài học đau đớn về chọn đồng minh chiến lược để không tiếp tục bỏ lỡ những cơ hội đáng tiếc đã từng có trong quá khứ.
Đã quá muộn để vứt bỏ cái ý thức hệ đã đưa đất nước này vào ngõ cụt để đến với những giá trị cao cả mà Tuyên Ngôn Độc lập 2.9.1945 đã khẳng định. Chỉ có con đường ấy mới đánh bại được chủ nghĩa bành trướng Đại Hán của Tập Cận Bình để hội nhập với thế giới văn minh.

* Bốn điều tốt đẹp : “Sơn thủy tương liên, lý tưởng tương thông, văn hóa tương đồng, vận mệnh tương quan".
    Phương châm 16 chữ "Ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện"