Thông tin về vụ Trung Quốc thử nghiệm hệ thống tên lửa rất vắn tắt. Trích dẫn Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Tân Hoa Xã chỉ nói đơn giản là quân đội đã tiến hành một cuộc « thí nghiệm công nghệ chống tên lửa trên đất liền », và công việc này đã « đạt được mục tiêu mong muốn ». Ngoài ra không có thêm bất kỳ chi tiết nào khác.
Trên báo mạng The Diplomat, chuyên gia Mỹ Zachary Keck ghi nhận rằng đây là lần thứ ba mà Trung Quốc LOAN báo thử nghiệm hệ thống lá chắn chống tên lửa của mình, sau hai lần năm 2010 và 2013.
Các thông tin mà Trung Quốc tiết lộ về hệ thống đó – trên nguyên tắc phải rất tối tân – rất ít, thậm chí lần này hầu như không có, trái với hai lần trước đây. Vào tháng Giêng 2013 chẳng hạn, truyền thông Trung Quốc đã trích dẫn các nguồn tin quân đội cho biết là cuộc thử nghiệm liên quan đến loại tên lửa đánh chặn, rà soát các loại công nghệ tiên tiến nhằm « phát hiện, theo dõi và phá hủy một tên lửa đạn đạo đang bay trong không gian ».
Tân Hoa Xã vào khi ấy còn trích dẫn các chuyên gia Trung Quốc xác định rằng cuộc thử nghiệm có thể cho phép thiết lập một hệ thống lá chắn chống tên lửa để bảo vệ Trung Quốc bằng cách bắn chặn các tên lửa đạn đạo trong không gian.
Trước đó, vào tháng Giêng năm 2010, Trung Quốc cũng đưa ra những thông tin tương tự khi nói về cuộc thử nghiệm đầu tiên của họ, đồng thời khẳng định rằng chương trình vũ khí của Bắc Kinh chỉ mang « tính chất phòng thủ và không nhắm một quốc gia nào khác »
Tuy nhiên, các tuyên bố trên không che giấu được thực tế là đối tượng của chương trình phát triển hệ thống chống tên lửa đạn đạo không ai khác hơn là Mỹ, được coi là mối đe dọa chính của Trung Quốc đặc biệt là tại châu Á. Ngành tình báo Mỹ dĩ nhiên là đã cố gắng tìm hiểu chi tiết chương trình này.
Trang mạng về quốc phòng Global Security chẳng hạn đã cho biết là theo giới tình báo Mỹ đánh giá cuộc thử nghiệm tên lửa chống tên lửa đạn đạo đầu tiên vào năm 2010 đã sử dụng một tên lửa SC-19 phóng đi từ căn cứ đặt tại Khố Nhĩ Lặc (Korla) ở miền tây Trung Quốc, và thành công trong việc đánh chặn một tên lửa đạn đạo tầm trung CSS-X-11, phóng đi từ căn cứ không gian và tên lửa Song Thành Tử (Shuangchengzi) cách Korla khoảng 1.100 km.
Về cuộc thử nghiệm tên lửa chống tên lửa vào hôm qua, các nhà phân tích đã gắn liền sự kiện với việc quân đội Trung Quốc bước vào những cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn, khởi sự từ ngày 15/07 vừa qua, và dự trù kéo dài ba tháng, trên toàn bộ sáu quân khu của Trung Quốc.
Đợt tập trận này, theo báo South China Morning Post xuất bản tại Hồng Kông, đã ảnh hưởng đến các chuyến bay tại 12 phi trường tại khu vực miền Đông Trung Quốc. Theo nguồn tin này, thì các chuyến bay đến hay đi từ Thượng Hải, Nam Kinh hay Vũ Hán chẳng hạn sẽ bị tác hại cho đến ngày 15 tháng 8 vì « những cuộc tập trận với tần suất cao » trong khu vực. Một ví dụ cụ thể : Trong hai ngày gần đây, gần 300 chuyến bay tại hai sân bay ở Thượng Hải đã bị trì hoãn hoặc hủy bỏ.
Vào lúc Hoa Kỳ và các đồng minh khu vực cũng đang ráo riết tập trận trong vùng Thái Bình Dương, các cuộc thao diễn quân sự của Trung Quốc được cho là nhằm phô trương thanh thế của Bắc Kinh. Việc lồng một cuộc thử nghiệm tên lửa chống tên lửa đạn đạo vào trong đợt tập trận cũng không ngoài mục tiêu thị uy đó.
Trên báo mạng The Diplomat, chuyên gia Mỹ Zachary Keck ghi nhận rằng đây là lần thứ ba mà Trung Quốc LOAN báo thử nghiệm hệ thống lá chắn chống tên lửa của mình, sau hai lần năm 2010 và 2013.
Các thông tin mà Trung Quốc tiết lộ về hệ thống đó – trên nguyên tắc phải rất tối tân – rất ít, thậm chí lần này hầu như không có, trái với hai lần trước đây. Vào tháng Giêng 2013 chẳng hạn, truyền thông Trung Quốc đã trích dẫn các nguồn tin quân đội cho biết là cuộc thử nghiệm liên quan đến loại tên lửa đánh chặn, rà soát các loại công nghệ tiên tiến nhằm « phát hiện, theo dõi và phá hủy một tên lửa đạn đạo đang bay trong không gian ».
Tân Hoa Xã vào khi ấy còn trích dẫn các chuyên gia Trung Quốc xác định rằng cuộc thử nghiệm có thể cho phép thiết lập một hệ thống lá chắn chống tên lửa để bảo vệ Trung Quốc bằng cách bắn chặn các tên lửa đạn đạo trong không gian.
Trước đó, vào tháng Giêng năm 2010, Trung Quốc cũng đưa ra những thông tin tương tự khi nói về cuộc thử nghiệm đầu tiên của họ, đồng thời khẳng định rằng chương trình vũ khí của Bắc Kinh chỉ mang « tính chất phòng thủ và không nhắm một quốc gia nào khác »
Tuy nhiên, các tuyên bố trên không che giấu được thực tế là đối tượng của chương trình phát triển hệ thống chống tên lửa đạn đạo không ai khác hơn là Mỹ, được coi là mối đe dọa chính của Trung Quốc đặc biệt là tại châu Á. Ngành tình báo Mỹ dĩ nhiên là đã cố gắng tìm hiểu chi tiết chương trình này.
Trang mạng về quốc phòng Global Security chẳng hạn đã cho biết là theo giới tình báo Mỹ đánh giá cuộc thử nghiệm tên lửa chống tên lửa đạn đạo đầu tiên vào năm 2010 đã sử dụng một tên lửa SC-19 phóng đi từ căn cứ đặt tại Khố Nhĩ Lặc (Korla) ở miền tây Trung Quốc, và thành công trong việc đánh chặn một tên lửa đạn đạo tầm trung CSS-X-11, phóng đi từ căn cứ không gian và tên lửa Song Thành Tử (Shuangchengzi) cách Korla khoảng 1.100 km.
Về cuộc thử nghiệm tên lửa chống tên lửa vào hôm qua, các nhà phân tích đã gắn liền sự kiện với việc quân đội Trung Quốc bước vào những cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn, khởi sự từ ngày 15/07 vừa qua, và dự trù kéo dài ba tháng, trên toàn bộ sáu quân khu của Trung Quốc.
Đợt tập trận này, theo báo South China Morning Post xuất bản tại Hồng Kông, đã ảnh hưởng đến các chuyến bay tại 12 phi trường tại khu vực miền Đông Trung Quốc. Theo nguồn tin này, thì các chuyến bay đến hay đi từ Thượng Hải, Nam Kinh hay Vũ Hán chẳng hạn sẽ bị tác hại cho đến ngày 15 tháng 8 vì « những cuộc tập trận với tần suất cao » trong khu vực. Một ví dụ cụ thể : Trong hai ngày gần đây, gần 300 chuyến bay tại hai sân bay ở Thượng Hải đã bị trì hoãn hoặc hủy bỏ.
Vào lúc Hoa Kỳ và các đồng minh khu vực cũng đang ráo riết tập trận trong vùng Thái Bình Dương, các cuộc thao diễn quân sự của Trung Quốc được cho là nhằm phô trương thanh thế của Bắc Kinh. Việc lồng một cuộc thử nghiệm tên lửa chống tên lửa đạn đạo vào trong đợt tập trận cũng không ngoài mục tiêu thị uy đó.