Theo
Theo
Ông Abe liên tục chỉ trích hành vi của Trung Quốc trên biển Đông
Khi đối mặt với sự chỉ trích gay gắt từ cộng
đồng quốc tế, Trung Quốc có lẽ đã không còn sự lựa chọn nào khác ngoài
việc từ bỏ nỗ lực "thay đổi hiện trạng bằng vũ lực" bằng cách kết thúc
hoạt động của giàn khoan Haiyang Shiyou 981 ở gần quần đảo Hoàng Sa
(Việt Nam) tại Biển Đông.
Các hoạt động ban đầu được dự kiến sẽ tiến hành cho đến giữa tháng 8 nhưng đã kết thúc sớm vì Trung Quốc nói "công việc tiến hành thuận lợi". Nhưng chắc chắn Trung Quốc đã cúi đầu trước áp lực quốc tế và giảm bớt các hoạt động (khiêu khích).
Tính toán sai lầm của Trung Quốc
Vào đầu tháng Năm, Trung Quốc đơn phương hạ đặt giàn khoan ở vùng biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền và Việt Nam ngăn chặn hoạt động của Trung Quốc rất mạnh mẽ. Tàu của Trung Quốc đâm vào tàu Việt Nam liên tục, đánh chìm một thuyền cá Việt Nam khiến căng thẳng leo thang đến mức độ nguy hiểm.
Việt Nam đã kêu gọi quốc tế lên án hành động không tôn trọng luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Có lẽ Trung Quốc không ngờ rằng Việt Nam - vốn ràng buộc nhiều với Trung Quốc về mặt kinh tế - lại phản ứng mãnh liệt như vậy.
Một tính toán sai lầm lớn nữa của Trung Quốc là họ không ngờ Nhật Bản, Mỹ và các thành viên của ASEAN nhanh chóng tăng cường hợp tác với Việt Nam, phản đối Trung Quốc. Thủ tướng Shinzo Abe chỉ trích Trung Quốc đe dọa hòa bình tại các hội nghị quốc tế bằng cách liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng quy định của luật pháp quốc tế cũng như đòi Trung Quốc làm sáng tỏ các yêu sách lãnh thổ vốn không dựa theo luật pháp quốc tế. Tuyên bố của Thủ tướng Abe đã được cộng đồng quốc tế tán thành ủng hộ.
Với chính sách tập trung vào châu Á, Mỹ đã nói rõ họ sẵn sàng tham gia tích cực trong vấn đề Biển Đông. Vào thời điểm khi Bắc Kinh đang cố gắng để loại trừ Mỹ ra khỏi châu Á, hành động của Mỹ cho thấy họ sẵn sàng thách thức các toan tính của Trung Quốc
Tại cuộc hội đàm của các Ngoại trưởng hồi tháng 5, các thành viên ASEAN vốn có quan điểm trái ngược nhau trong vấn đề Trung Quốc - đã thống nhất thể hiện "quan ngại nghiêm trọng" về tình hình nguy hiểm ở Biển Đông.
Trung Quốc vẫn còn dã tâm
Một loạt các cuộc họp quốc tế đang chờ đợi Trung Quốc. Diễn đàn khu vực ASEAN, với sự tham gia của Nhật Bản, Mỹ và Trung Quốc, sẽ được tổ chức vào đầu tháng tới, trong khi Trung Quốc sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á -Thái Bình Dương tại Bắc Kinh vào tháng 11. Trung Quốc dường như muốn tránh là mục tiêu của các chỉ trích trong các diễn đàn kể trên. Một số nhà quan sát dự đoán rằng nước này sẽ thực hiện tự kiềm chế trong thời gian tới.
Mặc dù vậy, Trung Quốc chắc chắn sẽ không thay đổi chiến lược bành trướng lãnh thổ của mình ở biển Đông và Hoa Đông. Do vậy, Nhật Bản và Mỹ phải cảnh giác trước các toan tính của Trung Quốc.
Nhưng dù sao, những nỗ lực của cộng đồng quốc tế đã mang lại tác dụng tích cực trong khoảng thời gian này. Với kinh nghiệm vừa trải qua, các quốc gia có liên quan phải cố gắng thuyết phục Trung Quốc tham gia một cách tích cực vào quá trình xây dựng một trật tự mới ở châu Á.
Anh Tú (theo Yomiuri Shimbun)
Các hoạt động ban đầu được dự kiến sẽ tiến hành cho đến giữa tháng 8 nhưng đã kết thúc sớm vì Trung Quốc nói "công việc tiến hành thuận lợi". Nhưng chắc chắn Trung Quốc đã cúi đầu trước áp lực quốc tế và giảm bớt các hoạt động (khiêu khích).
Tính toán sai lầm của Trung Quốc
Vào đầu tháng Năm, Trung Quốc đơn phương hạ đặt giàn khoan ở vùng biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền và Việt Nam ngăn chặn hoạt động của Trung Quốc rất mạnh mẽ. Tàu của Trung Quốc đâm vào tàu Việt Nam liên tục, đánh chìm một thuyền cá Việt Nam khiến căng thẳng leo thang đến mức độ nguy hiểm.
Việt Nam đã kêu gọi quốc tế lên án hành động không tôn trọng luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Có lẽ Trung Quốc không ngờ rằng Việt Nam - vốn ràng buộc nhiều với Trung Quốc về mặt kinh tế - lại phản ứng mãnh liệt như vậy.
Một tính toán sai lầm lớn nữa của Trung Quốc là họ không ngờ Nhật Bản, Mỹ và các thành viên của ASEAN nhanh chóng tăng cường hợp tác với Việt Nam, phản đối Trung Quốc. Thủ tướng Shinzo Abe chỉ trích Trung Quốc đe dọa hòa bình tại các hội nghị quốc tế bằng cách liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng quy định của luật pháp quốc tế cũng như đòi Trung Quốc làm sáng tỏ các yêu sách lãnh thổ vốn không dựa theo luật pháp quốc tế. Tuyên bố của Thủ tướng Abe đã được cộng đồng quốc tế tán thành ủng hộ.
Với chính sách tập trung vào châu Á, Mỹ đã nói rõ họ sẵn sàng tham gia tích cực trong vấn đề Biển Đông. Vào thời điểm khi Bắc Kinh đang cố gắng để loại trừ Mỹ ra khỏi châu Á, hành động của Mỹ cho thấy họ sẵn sàng thách thức các toan tính của Trung Quốc
Tại cuộc hội đàm của các Ngoại trưởng hồi tháng 5, các thành viên ASEAN vốn có quan điểm trái ngược nhau trong vấn đề Trung Quốc - đã thống nhất thể hiện "quan ngại nghiêm trọng" về tình hình nguy hiểm ở Biển Đông.
Trung Quốc vẫn còn dã tâm
Một loạt các cuộc họp quốc tế đang chờ đợi Trung Quốc. Diễn đàn khu vực ASEAN, với sự tham gia của Nhật Bản, Mỹ và Trung Quốc, sẽ được tổ chức vào đầu tháng tới, trong khi Trung Quốc sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á -Thái Bình Dương tại Bắc Kinh vào tháng 11. Trung Quốc dường như muốn tránh là mục tiêu của các chỉ trích trong các diễn đàn kể trên. Một số nhà quan sát dự đoán rằng nước này sẽ thực hiện tự kiềm chế trong thời gian tới.
Mặc dù vậy, Trung Quốc chắc chắn sẽ không thay đổi chiến lược bành trướng lãnh thổ của mình ở biển Đông và Hoa Đông. Do vậy, Nhật Bản và Mỹ phải cảnh giác trước các toan tính của Trung Quốc.
Nhưng dù sao, những nỗ lực của cộng đồng quốc tế đã mang lại tác dụng tích cực trong khoảng thời gian này. Với kinh nghiệm vừa trải qua, các quốc gia có liên quan phải cố gắng thuyết phục Trung Quốc tham gia một cách tích cực vào quá trình xây dựng một trật tự mới ở châu Á.
Anh Tú (theo Yomiuri Shimbun)