Nguồn: GDVN
(GDVN) - Một tái
lập quan hệ chiến lược rộng lớn hơn giữa Mỹ với Việt Nam chắc chắn sẽ làm đảo
lộn (tham vọng của) Trung Qu ốc
thiết lập trật tự an ninh mới ở châu Á.
The Diplomat ngày 22/7 dẫn phân tích của giáo sư Carl Thayer cho rằng có thể
Cuộc khủng hoảng 981 đã tạo ra khoảng
cách giữa Việt Nam và Trung Qu ốc,
đối với Việt Nam việc Bắc Kinh dịch chuyển giàn khoan 981 sớm hơn thời hạn
tuyên bố 1 tháng vào thời điểm này là động thái xuống thang của Bắc Kinh để sửa
chữa quan hệ đang xấu đi với láng giềng.
Theo truyền thống, quan hệ Việt -
Trung được giữ tương đối ổn định bởi mối quan hệ giữa 2 đảng cầm quyền, còn
quan hệ Việt - Mỹ đã dần dần được mở rộng sau 19 năm thiết lập. Cuộc khủng
hoảng 981 là khúc dạo đầu quan trọng đối với Washington trong khu vực Đông Nam
Á mà nếu biết tận dụng, Hoa K ỳ
sẽ có thêm nhiều bạn bè ở châu Á - Thái Bình Dương.
Giáo sư người Úc cho rằng, nhiều lãnh
đạo cao cấp của Đảng xem lợi ích quốc gia, dân tộc quan trọng hơn tất cả. Họ
coi hệ thống các mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Qu ốc đang trong trạng
thái bị (Bắc Kinh) phá hủy. Trong khi đó một đối tác toàn diện như Hoa K ỳ đã làm nhiều hơn để hỗ trợ
Việt Nam bảo vệ chủ quyền so với Nga vốn được liệt kê ở vị trí số 2 trong hệ
thống phân cấp là một đối tác chiến lược toàn diện.
Giáo sư Carl Thayer, ảnh: Talk Vietnam
Tất cả điều này cho thấy khúc dạo vào
thời điểm này nên đến từ phía Việt Nam. Không lâu trước khi xảy ra khủng hoảng
giàn khoan 981, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã sử dụng đối thoại an ninh
Shangri-la tại Singapore để kêu gọi một vai trò lớn hơn của Mỹ trong khu vực và
điều hòa căng thẳng ở Biển Đông.
"Sẽ không có quốc gia nào trong
khu vực phản đối sự tham gia chiến lược của các cường quốc ngoài khu vực nếu sự
tham gia như vậy nhằm mục đích tăng cường hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát
triển. Chúng tôi đặc biệt chú trọng đến vai trò của một Trung Qu ốc đang mạnh lên và Hoa K ỳ, một sức mạnh ở Thái Bình
Dương", phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Shangri-la được The
Diplomat trích dẫn, nhấn mạnh tính hợp pháp ảnh hưởng của Mỹ ở Thái Bình Dương.
Thực trạng hợp tác quân sự giữa
Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)
là một ví dụ, được xem như con đường rất hứa hẹn mà Việt Nam có thể giảm thiểu
nguy cơ bị bỏ rơi bởi nền kinh tế Trung
Qu ốc. TPP sẽ cung cấp cho Việt Nam cơ hội tiếp cận thương mại
ưu đãi với 11 quốc gia khác dọc theo bờ Thái Bình Dương, đó là một lợi ích kinh
tế có tiềm năng rất lớn.
Theo The Diplomat, Hoa K ỳ không nên chỉ đơn thuần
nhằm vào việc chiếm được cảm tình của Việt Nam trước những hành động khiêu khích
của Trung Qu ốc,
thay vào đó cần phải chứng minh giá trị của họ đối với Việt Nam. Cách tốt nhất
để làm điều này là giúp Việt Nam thoát khỏi sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Qu ốc. TPP là một cách
tuyệt vời để làm điều này.
Tổng kim ngạch thương mại song phương
Việt-Mỹ năm 2012 đạt mức trên 20 tỉ USD vào năm 2012, tăng 13 lần kể từ khi Hoa K ỳ mở rộng quy chế bình thường
hóa thương mại với Việt nam vào năm 2001.
Một tái lập quan hệ chiến lược rộng
lớn hơn giữa Mỹ với Việt Nam chắc chắn sẽ làm đảo lộn (tham vọng của) Trung Qu ốc thiết lập trật tự an
ninh mới ở châu Á gạt Hoa K ỳ
ra khỏi khu vực như ông Tập Cận Bình kêu gọi.
Ngoại trưởng John Kerry đã nói với Dương Khi ết Trì trong cuộc Đối
thoại Kinh tế chiến lược Mỹ-Trung gần đây rằng, Mỹ có kế hoạch duy trì quan hệ
với một số đồng minh và đối tác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bất
chấp mối nghi ngại từ Trung Qu ốc.
Trong khi đó tờ Thời báo Hoàn Cầu đã
bôi nhọ Việt Nam đang "nhảy múa giữa khả năng liên minh với Mỹ và (cái gọi
là) tình huynh đệ với Trung Qu ốc".
Thời báo Hoàn Cầu cao giọng lên lớp rằng, sẽ không phải khôn ngoan nếu Việt Nam
tham gia 1 liên minh với Hoa K ỳ
với một sự "nhiệt tình bẩm sinh để thúc đẩy nền dân chủ phương Tây, ủng hộ
các giá trị phương Tây như nhân quyền và tự do".
Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, đối với
Việt Nam 1 năm trước đây việc lựa chọn không hề dễ dàng so với sau khi xảy ra
khủng hoảng giàn khoan 981 với Trung
Qu ốc. Tờ báo này thậm chí tuyên truyền xuyên tạc rằng, câu
nói "quá gần Trung Qu ốc
thì mất nước, quá thân Mỹ thì mất Đảng" để dọa dẫm, lừa phỉnh Việt Nam
rằng sẽ "mất nhiều hơn được" khi "ngả theo" Hoa K ỳ.
Việt Nam là một nước độc lập có chủ
quyền, thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa đa dạng hóa các
mối quan hệ trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp
vào công việc nội bộ của nhau. Do đó dù có là nước láng giềng lớn bên cạnh,
nhưng một khi Trung Qu ốc
nhăm nhe xâm phạm chủ quyền của Việt Nam thì người Việt quyết đứng dậy để bảo
vệ chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của mình bằng các biện pháp hòa bình,
trên cơ sở luật pháp quốc tế chứ không phải "ngả" hay
"theo" bên nào chống lại bên nào - PV.