TS. Phạm Đỗ
Chí, Florida
•
Sau kỳ nghỉ Tết dài truyền
thống, Hà Nội và chính phủ Việt Nam (VN) đang tất bật bắt tay vào việc tổ chức
kỳ họp thượng đỉnh 2 giữa Hoa kỳ (HK) và Triều Tiên (TT). Đây cũng là dịp hiếm
có VN được phô trương vai trò chính trị và trung gian của mình trên trường ngoại
giao thế giới, và theo tuyên bố của chính phủ Hà nội, cũng là dịp quảng bá Việt
Nam cho đầu tư và thương mại quốc tế, nói tóm là cơ hội để làm “một vốn bốn lời”.
•
Ngoài ra cuộc họp này còn
ghi nhận hai sự kiện đặc biệt khác cho phía VN:
* Chủ tịch KJ Un ngỏ ý
trong kỳ viếng thăm chính thức này sẽ thảo luận để học hỏi mô hình kinh tế “Đổi
Mới” của VN từ 1986, được coi là “thích hợp với hoàn cảnh đặc biệt của Triều
Tiên”. Thiết yếu là sẽ theo đuổi mục tiêu phát triển kinh tế nhưng không thay đổi
về chính trị, tức là vẫn duy trì chế độ toàn trị như VN. Đương nhiên VN rất hân
hoan với việc “làm thày” này, và lại có dịp quảng cáo “mô hình phát triển kinh
tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa của VN”, mô hình mà chính Ông cựu
Bộ trưởng Bộ Đầu tư Kế hoạch Bùi Quang Vinh thành thật thú nhận là “không có
trong lý thuyết mà cũng không ai hiểu trong thực tế”.
* TT Trump theo tiên đoán
trong kỳ họp riêng với giới hữu trách VN, dự định sẽ kêu gọi VN tăng gia cải
cách nền kinh tế theo hướng thị trường và giảm xuất siêu với HK, cũng như tôn
trọng và thực hiện nhiều hơn quyền sở hữu trí tuệ, đại loại theo chiều hướng
các kêu gọi với Trung Quốc (TQ) như là tiền đề cho việc giải quyết cuộc thương
chiến đang trong thời kỳ “hưu chiến’ đáng nhẽ là đến ngày 1/3, tức là một ngày
sau cuộc họp HN, nhưng nay có lẽ sẽ được hoãn 60 ngày theo tin mới nhất.
Điều thú vị là VN sẽ có dịp “đổi ngôi”, từ vai trò “người
thày” dạy về đổi mới kinh tế cho Triều Tiên hôm 26/2, sang vai trò “lãnh hội”
kinh nghiệm về cải cách thể chế và thị trường với Mỹ hôm 28/2 khi TT Trump có
cuộc viếng thăm chính thức với VN.
•
Một biến chuyển nổi bật nữa
cùng lúc trong thời sự quốc tế, là vì trùng thời điểm cho kết thúc hưu chiến Mỹ-TQ,
đang có những vận động ráo riết từ phía TQ để ông Tập Cận Bình cũng họp thượng
đỉnh với ông Trump ngay sau cuộc họp Hà Nội, mà chưa có tin sẽ họp ở đâu, để
xét duyệt và chấp thuận các cam kết kinh tế và thương mại hàng Bộ trưởng đang
được thảo luận ở Bắc Kinh trong tuần lễ 11-15/2/19, mong tuyên bố cụ thể vào
tháng 3 hay tháng 4 (do TT Trump mới vừa tuyên bố có thể triển hạn) hầu tránh
khỏi việc Mỹ tăng thêm thuế suất lên 25% trên 200 tỷ đô la các mặt hàng TQ đang
chịu thuế 10%, hay ngay cả áp dụng lên thêm các mặt hàng mới của TQ. Theo các
phân tích trên thế giới đang có, tình trạng chính trị và kinh tế của TQ hiện
nay sẽ không cho phép ông Tập để xẩy ra cuộc chiến leo thang này với Mỹ.
Mặt khác, phía HK cũng phải
đắn đo do dự vì nhân cơ hội “momentum’ có sẵn, TT Trump không thể chỉ giản dị chấp
nhận vài biện pháp nhập khẩu của TQ để giảm thất thu thương mại của Mỹ, mà phải
là các thay đổi căn bản cấu trúc kinh tế và cam kết TQ để giảm các rào cản sản
xuất và đầu tư HK ở TQ, cũng như chặn đứng hẳn nạn gián điệp và ăn cắp công nghệ
của Mỹ.
Các sự kiện này
sẽ tạo nhiều hấp dẫn cho giới truyền thông quốc tế cũng như đòi hỏi nhiều bài
phân tích thời sự dài, cặn kẽ. Nhưng trong khuôn khổ giới hạn của bài này, người
viết chỉ muốn nêu lên các vấn đề và hai sự kiện chính với tính cách gạch đầu
dòng, và mời độc giả rộng đường thảo luận thêm.
Nhân kỳ gặp TT
Trump sẽ kêu gọi cải cách, VN có thể làm gì?
Cải Cách Thể Chế: Nhà Nước Pháp Quyền
Cải
cách thật sự ở các nước văn minh trên thế giới, coi như đương nhiên, chỉ có thể
xảy ra tại VN trong điều kiện cực kỳ lý tưởng (ideal) là "một Nhà nước
Pháp quyền thật sự với tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân (của dân, vì
dân và do dân)".
Nếu cải tổ thể chế chính trị căn bản này được
thực thi, những chính sách khác như "Phát triển xã hội dân sự",
"Phát triển kinh tế thị trường", v.v...sẽ theo sau như bóng với hình
vì nhân dân nắm quyền chủ động.
Trong khi chờ đợi, các biện pháp chính yếu sau
có thể được thực hiện:
1.
Chính phủ và Quốc hội sẽ tổ
chức các hội nghị, phiên thảo luận để các tầng lớp nhân dân, các tổ chức đại diện
cho các chủ thể kinh tế xã hội và các chuyên gia, được tham gia xây dựng luật pháp và thảo luận các chính sách quan trọng trước khi
quyết định ban hành, đảm bảo luật pháp chính sách vì lợi ích của đa số.
2. Cải cách hệ thống tòa án để có minh bạch, độc
lập với ảnh hưởng chính trị, và bảo vệ quyền pháp lý của người dân.
3.
Nâng cao tính minh bạch của
luật pháp, chính sách: công bố công khai các vấn đề đã được quy định để người
dân có thể tiếp cận. Nhà nước
công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công
dân: cơ quan nhà nước thực hiện trách
nhiệm giải trình công khai về các quyết định của mình ở QH và các HĐND Thành phố
và tỉnh thành, ra thông cáo báo chí và họp báo định kỳ.
4.
Ngày nào cán bộ biết sợ
dân là ngày ấy mới có bộ máy vì dân, trong sạch và vững mạnh. Xưa nay, cán bộ
chỉ biết sợ Đảng, sợ cấp trên, sợ tập thể cùng cơ quan chứ không sợ dân, vì dân
không có quyền giám sát trực tiếp, không chỗ phát ngôn công khai...!!!
5. Thi hành quyền tự do hội họp và tự do lập hội; tôn trọng hơn quyền tự do tôn giáo rộng rãi.
6. Cấp phép và đăng ký điều lệ hoạt động cho các tổ chức XHDS do nhân dân thành lập: thực hiện cơ chế quản lý đối với tổ chức dân sự như đối với doanh nghiệp. Cấp phép cho tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp, bắt đầu trong 2 ngành sử dụng nhiều lao động như may mặc, da giày.
Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật hoạt động như các hội dân sự của trí thức, chủ yếu dựa trên kinh phí đóng góp của hội viên.
Ban hành quy chế tài chính cho các tổ chức xã hội dân sự, bao gồm các tổ chức chính trị xã hội, các Tổ chức xã hội nghề nghiệp: được quyền huy động đóng góp từ nhân dân dưới các hình thức tiền bạc, hiện vật, bất động sản,… Miễn thuế thu nhập, thuế thừa kế cho những khoản đóng góp, hiến tặng.
7. Ban hành quyết định tha bổng ngay các người đã hoạt động về dân chủ, nhân quyền hay mới đây kêu gọi bảo vệ chủ quyền lãnh thổ; sửa soạn và đệ trình sớm ra QH Luật Biểu Tình đã bị dời nhiều năm.
8. Ban hành các đạo luật mới nới rộng tự do báo chí và truyền thông.
Phát Triển Kinh Tế Thị Trường Đúng Nghĩa
9.
Tạo động lực mới và mạnh mẽ
cho kinh doanh: chỉ đánh thuế đối với thu nhập phát sinh tại Việt nam. Biện
pháp cốt lõi: Giảm thuế thu nhập doanh
nghiệp từ 20% xuống 18%, trên cơ sở giảm nhu cầu chi cho bộ máy Nhà nước&
Đảng và hệ thống chính trị đang được tinh giản sau Nhất thể hóa, và nâng cao hiệu
quả hoạt động của Chính phủ. Với tác động kỳ vọng trên mức tăng trưởng GDP cao
hơn, sẽ không ảnh hưởng đến bội chi ngân sách. -Giảm các khoản nộp mang tính chất bắt buộc tương đương thuế: điều chỉnh cách tính thu nhập đóng công đoàn phí, BHXH.
-Giảm số mức thuế thu nhập cá nhân, tăng ngưỡng thu nhập chịu thuế, giảm mức thuế tối đa còn 20%.
10. Tạo thuận lợi cho kinh doanh:
-Tiếp tục tinh giản bộ máy nhà nước ở trung ương và địa
phương. Rút ngay bớt các luật lệ kinh doanh và các rào cản hoạt động doanh nghiệp
tư nhân.
-Cho phép doanh nghiệp tư
nhân tham gia đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng (tránh bớt nạn tham nhũng thất
thoát trong đầu tư công, như việc xây đường ở VN hiện đắt gấp 3 lần giá bên Mỹ)
-Xây dựng bộ máy chuyên nghiệp: QH gồm
đa số là đại biểu chuyên trách, bộ máy hành chính với các bộ trưởng và các chủ
tịch UBND là cán bộ dân bầu; bộ máy hành chính chỉ gồm cán bộ chuyên môn.
-Chính phủ xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động của bộ máy
hành chính. Kết quả đánh giá hàng năm dùng để phân bổ và bổ sung kinh phí ngân
sách. Bổ sung cho đánh giá của Chính phủ là đánh giá của doanh nghiệp thông qua
tổ chức hiệp hội nghề nghiệp về mức độ thực hiện nhiệm vụ của cơ quan nhà nước.
-Chuyển phương thức quản lý dân cư theo hộ khẩu sang quản lý
bằng công nghệ. Và đẩy nhanh việc xét xử các tranh chấp trong kinh doanh, căn cứ
vào quy định luật pháp; trường hợp thiếu quy định thì xử theo nguyên tắc hợp
lý./.