(Washington Post số ra ngày February 23, 2019)
Tác giả bài báo: Mariana Zuñiga, Anthony Faiola và Dylan Baddour
Người dịch: Lam Du
Hôm thứ Bảy
(23/02/2019), một nỗ lực to lớn để phá vỡ việc Tổng thống Nicolás Maduro phong
tỏa viện trợ nhân đạo, đã rơi vào bạo lực và hỗn loạn dọc theo một chuỗi các điểm
nóng trên biên giới - cho thấy cả sự chống đối ngày càng tăng của Juan Guaidó
và phe đối lập được Mỹ ủng hộ nhưng cũng cho thấy cả sự sẵn sàng chống đối của
phe Maduro.
Trong một ngày có
nhiều diễn biến nhanh chóng tại nhiều điểm khác nhau, những đám đông chống
Maduro tại một thị trấn biên giới Colombia phải đối mặt với hơi cay của các đơn
vị Venezuela, vui mừng khi nhiều chục binh sỹ thuộc lực lượng an ninh Venezuela
đã đổi phe và cố gắng giải cứu các gói hàng nhu yếu phẩm cứu trợ từ các xe tải
đang bị đốt cháy.
Tổng cộng, tại phía
biên giới Colombia, có 285 người bị thương và 37 người nhập viện, theo Bộ trưởng
Ngoại giao Colombia. Ít nhất bốn người đã thiệt mạng ở biên giới
Venezuela-Brazil sau khi đụng độ với các đội viên dân phòng thân chính phủ.
Tại thủ đô
Caracas của Venezuela, Tổng thống đang nguy ngập Maduro đã nhảy múa trong một
cuộc biểu tình ủng hộ chính phủ, chế giễu Hoa Kỳ và cắt đứt quan hệ ngoại giao với
nước láng giềng Colombia. Vào cuối ngày, các tàu hải quân Venezuela đe dọa sẽ nổ
súng vào một con tàu chở 200 tấn viện trợ từ bang Puerto Rico (Mỹ). Ông Ricardo
Rosselló, thống đốc bang Puerto Rico, trong một tuyên bố đã cho biết như vậy.
Ông Ricardo Rosselló nói rằng ông đã ra lệnh cho các tàu tạm thời rời khỏi khu
vực, chế giễu các mối đe dọa (của hải quân Venezuela) là không thể chấp nhận được.
Tuy nhiên, theo
một cách nào đó, ngày hôm nay là một ngày có nhiều ý nghĩa, xét về sự khiêu
khích cũng như về công cuộc viện trợ.
“Tôi xin các bạn
hãy tin tưởng, tôi yêu cầu tiến lên, chúng tôi sẽ tiếp tục huy động lực lượng để
chấm dứt sự chuyên chế”, ông Guaidó nói với các phóng viên vào cuối ngày thứ Bảy
như vậy. “Chúng tôi đã nói rằng sự thay đổi ở Venezuela là không thể đảo ngược”.
Trong một tweet
vào cuối ngày thứ Bảy, Guaidó dự tính rằng ông sẽ cứu xét các giải pháp triệt để
hơn để cố gắng lật đổ Maduro, một tài liệu tham khảo được đưa ra bởi các nhà
quan sát hàm nghĩa rằng ông Guaidó có thể sẽ đề cập đến việc thử nghiệm các động
thái bổ sung của Hoa Kỳ, quốc gia mà đã áp đặt các biện pháp trừng phạt nặng nề
đối với Venezuela. Chính quyền Trump cũng đã nhiều lần nói rằng một sự lựa chọn
quân sự ở Venezuela vẫn còn nằm đó trên bàn.
“Các diễn biến của
ngày hôm nay buộc tôi phải đưa ra quyết định: chính thức thông báo cho cộng đồng
quốc tế biết rằng chúng ta phải có tất cả các lựa chọn để đạt được sự giải
phóng đất nước, có nghĩa là cuộc chiến đấu vẫn và sẽ vẫn tiếp tục”, ông Guaidó
đã viết trên tweet như vậy.
Ông Guaidó cũng
nói rằng vào ngày thứ Hai ông sẽ gặp gỡ với các đồng minh của phe đối lập, trong
khi đề cập tới một cuộc họp mà Phó Tổng thống Pence cũng đã có kế hoạch tham dự.
Ông Pence dự kiến sẽ gặp Guaidó, một quan chức Hoa Kỳ cho biết như vậy.
Nỗ lực vận chuyển
viện trợ nhân đạo vào Venezuela, các nhà lãnh đạo phe đối lập hy vọng như vậy,
sẽ thúc đẩy các thành viên của lực lượng vũ trang Venezuela chống lại Maduro bằng
cách từ chối thực hiện các mệnh lệnh ngăn chặn việc cung cấp viện trợ cho đồng
bào vì nhu cầu lương thực và thuốc men. Kế hoạch đã có hiệu quả, tuy nhiên mới ở
một mức độ khiêm tốn: Khoảng 60 thành viên của lực lượng an ninh và quân đội
Maduro, đã từ bỏ các vị trí, tố cáo ông Maduro và tìm nơi ẩn náu với phe đối lập
trên đất Colombia.
Nhưng khi màn
đêm buông xuống, vẫn chưa có được lô hàng lớn thực phẩm và thuốc men nào được vận
chuyển đến Venezuela. Một chiếc xe tải chở hàng viện trợ đã từ Brazil đến
Venezuela và một số người khác đi qua biên giới Colombia vào Venezuela trước
khi bị các lực lượng chính quyền Maduro chặn lại. Và vẫn chưa có một giải pháp chính
trị nào, với việc hai người đàn ông - Maduro và Guaidó - vẫn khẳng định thẩm
quyền tổng thống của mình.
Sự hỗn loạn là
rõ ràng trên khắp các thị trấn ở cả hai bên biên giới.
Ở San Antonio,
ngay bên kia cầu Simón Bolívar từ phía Colombia, hơi cay cuồn cuộn bốc lên và
những người biểu tình đã đáp trả bằng cách ném đá vào các lực lượng quân đội và
cảnh sát Venezuela. Sau đó, một tiếng kêu cảnh báo vang lên: Bọn Colectivos đến
đấy! Bọn Colectivos đến đấy! (Colectivos là tên gọi của những đội viên dân
phòng ủng hộ Maduro).
Đột nhiên, một
nhóm gồm 20 người đàn ông cao lớn đi xe máy, những chiếc mặt nạ đen che lấp gần
hết khuôn mặt của họ, gầm gào nẹt bô trên đường. Họ là thành viên của các đội
viên dân phòng thân chính phủ đáng sợ, thường được triển khai bởi những người
trung thành với Maduro, những người này bị phe đối lập đổ lỗi cho việc gieo rắc
những nỗi sợ hãi tại nhiều điểm biên giới vào hôm thứ Bảy.
Những người biểu
tình, các nhân viên cứu trợ, các tình nguyện viên và các nhà báo bắt đầu chạy
trốn, lao vào các tòa nhà và ô tô và lên xe máy để cố gắng chạy thoát, trong
lúc các đội viên dân phòng nổ súng.
“Đây là một điều
kinh khủng, kinh khủng”, Carlos Valero, một chính trị gia thuộc phe đối lập,
người có mặt trong các cuộc tấn công ở San Antonio. “Điều cuối cùng chúng tôi có
thể tưởng tượng được là Nicolás Maduro sẽ điều động rất nhiều lực lượng quân
không chính quy đến đây. Họ bắn vào chúng tôi, và các vệ binh quốc gia đã ném lựu
đạn hơi cay. Chúng tôi đã không ngờ tới mức độ điên cuồng như vậy trong việc phản
ứng chống lại viện trợ nhân đạo”.
Các sự kiện đã
leo thang gần tới quy mô của một cuộc xung đột quốc tế. Trên cầu Simón Bolívar,
những quả cầu lửa lựu đạn hơi cay và đá hòn (tear gas volleys and rocks flew
from both the Venezuelan and Colombian sides) bay qua bay lại từ cả hai phía
Venezuela và Colombia, với việc chính quyền Colombia bắt giữ ít nhất hai đội
viên dân phòng Venezuela không thuộc lực lượng chính quy ở phía biên giới
Colombia.
Thượng nghị sỹ
(Mỹ), ông Marco Rubio (thuộc đảng Cộng hòa, bang Foridla – người dịch), người
đã cố vấn cho Tổng thống Trump, đã viết trên tweet rằng “#MaduroRegime đã bắn
sang lãnh thổ của #Colombia” (“#MaduroRegime has fired into territory of
#Colombia”). Đang có những báo cáo về các con số thương vong sau cuộc tấn công
vào lãnh thổ Colombia có chủ quyền. Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ Colombia đối đầu với bất kỳ
sự xâm lược nào chống lại họ”.
Cố vấn an ninh
quốc gia (Mỹ) John Bolton đã viết trên tweet rằng phản ứng của Maduro đối với
những chiếc xe tải chở viện trợ nhân đạo là “những tên côn đồ đeo mặt nạ, thường
dân đang bị giết hại bởi những viên đạn sống (civilians killed by live rounds)
và bởi việc đốt phá những chiếc xe tải chở thực phẩm và thuốc men cực kỳ cần
thiết”.
Pence, người sẽ
tới Colombia vào hôm thứ Hai để có bài phát biểu nhắc lại sự ủng hộ của Hoa Kỳ
dành cho Guaidó, cũng đã lên Twitter để thể hiện sự đoàn kết với phe đối lập:
‘Chúng tôi ở bên các bạn (“Estamos con ustedes. We are with you”).
Guaidó, lãnh đạo
phe đối lập, bắt đầu ngày thứ Bảy bằng cách viết tweet, gần như một cách lạc
quan, về nhiệm vụ, sứ mệnh trong tầm tay.
Ông Guaidó viết
rằng “Tại Venezuela, một ngày nữa lại đến, chúng tôi sẽ thực hiện những bước đi
để tiếp nhận viện trợ nhân đạo. Từ các điểm trên biên giới của chúng tôi, bằng
đường bộ và đường biển, chúng tôi sẽ mang lại hy vọng, thực phẩm và thuốc men
cho những người cần nó nhất. Chúng tôi kêu gọi mọi người trên toàn quốc đồng loạt
xuống đường, bao vây các trại lính để phản đối một cách hòa bình, để thúc giục
các lực lượng quân sự hãy để cho viện trợ nhân đạo được đưa vào Venezuela”.
Tuy nhiên, vào hôm
thứ Sáu, sau một cuộc tấn công của quân đội Venezuela gần biên giới Brazil mà
đã khiến hai thường dân thiệt mạng và 11 người bị thương, những lo ngại rằng nỗ
lực di chuyển viện trợ vào Venezuela có thể bị hủy hoại bởi bạo lực tiếp tục
leo thang. Đến sáng thứ Bảy, chính phủ Venezuela đã tạm thời đóng cửa ba cửa khẩu
biên giới quan trọng với Colombia. Ngay trước 8 giờ sáng, thời gian bắt đầu những
nỗ lực phá vây, một cuộc đối đầu dữ dội đã nổ ra trên cầu Santander ở thị trấn
biên giới phía tây Ureña - một trong những điểm giao cắt với Colombia do chính
phủ Maduro ra lệnh đóng cửa.
Ở phía biên giới
Colombia gần Cúcuta, một ngày khởi đầu đầy hứa hẹn đối với phe đối lập khi những
người đào thoát khỏi lực lượng vũ trang Maduro, đâm xe vào một chướng ngại vật
được dựng lên để ngăn chặn viện trợ, sau đó những người này đã sang trình diện chính
quyền Colombia.
Trong một thời
điểm đầy kịch tính, Jose Manuel Olivares, một lãnh đạo phe đối lập đã dẫn đầu một
nhóm tình nguyện viên đứng ở giữa cầu Simón Bolívar nối liền Colombia với Venezuela,
khiến lính biên phòng Venezuela phải đứng thành một hàng ngang với những tấm
khiên chống bạo động. Ông này đã dùng loa phóng thanh để nói với lính biên
phòng Venezuela.
“Tôi xin nói với
những người anh em của tôi rằng hãy đứng về bên hiến pháp và hãy ở về phía lề phải
của lịch sử!”, Oliv Olivares hét lên. “Tôi yêu cầu các bạn chấm dứt việc phong
tỏa này, và hãy để cho viện trợ nhân đạo được đi vào đất Venezuela. Tôi chúc
phúc cho bạn và hy vọng chúng ta sẽ ôm hôn nhau khi chúng tôi vượt sang đất Venezuela”.
Mặc dầu vậy, ngay
sau đó, một hàng rào cảnh sát chống bạo động Venezuela đã chặn đứng cây cầu.
Khi những người biểu tình tìm cách vượt qua, phía Venezuela đã bắt đầu bắn lựu
đạn cay dữ dội khiến những người biểu tình phải rút lui trong hỗn loạn khỏi cây
cầu khiến nhiều người bị thương.
Tiếp theo là những
tiếng vèo vèo của đạn cao su. Sau đó, những người biểu tình mà đã đi xuống phía
dưới cầu để ném đá chạy ngược lại, họ nói rằng những đội viên dân phòng (colectivos)
và lính biên phòng Venezuela từ bên kia biên giới đã nổ súng vào họ. Ít nhất đã
có hai thanh niên chạy lên từ phía dưới cầu với những vết thương chảy máu.
Hàng chục quả lựu
đạn cay được ném qua con sông vốn là biên giới giữa hai nước, khiến đám đông và
cảnh sát lùi lại sâu hơn về phía Colombia. Vô số lựu đạn hơi cay cũng được ném
trả từ phía Colombia, mặc dù không rõ là ai ném.
Bên dưới cây cầu,
hàng chục thanh niên tập trung xung quanh một người lính Colombia, người đang hỏi
là liệu có đúng không việc lính biên phòng Venezuela ở phía bên dưới cây cầu
đang bắn lựu đạn cay và đạn cao su.
“Họ đang ở đó,
tôi đã nhìn thấy họ”, anh Leonard Castillo, 19 tuổi, nói như vậy. “Họ đã bắn trúng
mắt tôi”.
Khoảng 20 lính
biên phòng Venezuela đã bỏ ngũ và chạy sang phía đối lập ngay tại cây cầu, đang
phân trần trước đám đông, đám đông này thỉnh thoảng có đánh đập họ trước khi cảnh
sát Colombia can thiệp. Nhà chức trách cho biết rằng vào thứ Bảy trên toàn bộ
biên giới Colombia đã có 60 lính biên phòng Venezuela đã bỏ ngũ và chạy sang
phía đối lập.
Mặc dù ban đầu
các nhà tổ chức cho biết rằng họ sẽ tạo ra một dòng người để chuyền tay nhau những
gói đồ cứu trợ nhân đạo qua cầu, hàng cứu trợ trên những chiếc xe tải vẫn chưa được
dỡ xuống. Họ đã rút khỏi cây cầu Bolívar vào lúc giữa trưa khi mọi thứ trở nên
rõ ràng, lính biên phòng Venezuela vẫn chưa chịu lùi bước.
Khi nhặt nhạnh
những hòn đá để ném vào những người trung thành với Maduro ở dưới gầm cầu, một
người biểu tình đối lập trẻ tuổi, Oscar Arcilla, 19 tuổi, nói rằng “cuộc chiến
đã bắt đầu”.
THE END