Theo Soi
Saigon ĐiểmTin xin giới thiệu một sưu tập các tranh
biếm họa chống Trung Quốc, đó là tập
tranh biếm họa đả kích được giới thiệu có tên “Mưu sâu họa càng sâu“, do
Nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân ấn hành vào tháng 12 năm 1979, với số lượng
20.200 cuốn. Các họa sĩ vẽ tranh gồm có Nguyễn Đạo Hưng, Trịnh Lập, Dương Lê,
Nguyễn Nghiêm, Huy Quang, Văn Thanh. Những biếm họa dưới đây được trang web
SOI đăng tải & Saigon ĐiểmTin xin được giới thiệu lại.
19. 02. 14 - 6:38
am
|
Bóp Quả Cam |
Trên
FB mấy hôm nay mọi người truyền nhau những bức ảnh chụp từ tập tranh biếm họa
đả kích được giới thiệu có tên “Mưu sâu họa càng sâu“, do Nhà xuất bản
Quân Đội Nhân Dân ấn hành vào tháng 12 năm 1979, với số lượng 20.200 cuốn. Các
họa sĩ vẽ tranh gồm có Nguyễn Đạo Hưng, Trịnh Lập, Dương Lê, Nguyễn Nghiêm, Huy
Quang, Văn Thanh.
Xin
được chia sẻ lại trên Soi và có thêm ít dòng chú thích:
Cách
đây tròn 35 năm, vào lúc rạng sáng ngày 17-2-1979, quân Trung Quốc đã bất ngờ
nổ súng trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam, đồng thời xua hơn 60 vạn
quân tràn vào vùng biên địa của đất nước. Trong những ngày ấy, các họa sỹ biếm
của Việt Nam đã dùng biếm họa như một thứ vũ khí sắc bén để cùng với toàn dân
tộc chống lại quân xâm lăng.
Nhân
dịp 35 năm, nhìn lại những bức biếm họa của một thời, không phải để hằn thù, mà
thấy quý giá những gì mà thế hệ trước đã làm nhằm bảo vệ non sông đất nước,
cuộc sống yên bình của người dân.
Dĩ
nhiên, có những bức biếm họa mang không khí, hoàn cảnh của thời đó, có thể
không còn phù hợp với hoàn cảnh của ngày hôm nay, bạn đọc Soi cũng không nên
xem với tâm thế của những ngày hừng hực máu lửa năm 1979 ấy. Mọi thứ đã khác,
nhiều thứ xôi-đậu không trắng-đen hẳn như ngày ấy, bạn-thù cũng chồng chéo hơn
và là một thực tế mà mỗi chúng ta ngày hôm nay cần phải “thâm” hơn trong đối
mặt.
|
”Biên giới của chủ nghĩa bành trướng”: Chủ nghĩa bành
trướng Đại Hán được nuôi dưỡng từ nghìn năm phong kiến, biến tướng qua thời
hiện đại vẫn không che dấu được tham vọng mở rộng biên cương lãnh thổ theo bước
chân của những đội quân xâm lược. Đất nước nhỏ bé phía Nam Trung Hoa là một
trong những mục tiêu đầu tiên.
|
|
“Mô hình thế giới kiểu 1949 của Bắc Kinh”: Tham vọng
bá quyền nước lớn của chính quyền Bắc Kinh không dừng lại ở việc mưu toan chinh
phục quốc gia đồng minh cùng ý thức hệ phía Nam, mà còn vươn tới tầm thế giới
với mô hình “chính quyền trên đầu nòng súng!”, muốn cả thế giới đầy bóng đại
cán Tàu. Tham vọng này được cổ vũ bởi việc quân giải phóng của Mao giành chính
quyền ở đại lục năm 1949, đẩy Quốc dân đảng qua eo biển, sang Đài Loan. |
|
“Đối nội và đối ngoại”: một chính sách đối ngoại bành
trướng, hung hãn, xua người nghèo đi lính xâm lược, đi kèm với đấu đá nội bộ. |
|
“Kế hoạch đột xuất làm thêm 800 triệu cái khóa”: vào
thời điểm ấy, dân số Trung Quốc vào khoảng 800 triệu người. Một trong những
biện pháp thông thường của chính quyền Bắc Kinh là “khóa mồm” người dân lại,
không cho họ được ý kiến ý cò gì, nhất là khi nhà nước tiến hành chiến tranh
xâm lược. |
|
“Kẻ kế tục”: “Truyền thống” tàn ác của giới cầm quyền
bắt đầu từ thời bạo chúa Tần Thủy Hoàng, cho đến thời hiện đại của Đặng Tiểu
Bình đã được mở rộng, “xuất cảng” sang Campuchia cho tập đoàn diệt chủng Pol
Pot áp dụng với chính dân tộc mình, sát hại khoảng một phần ba dân số Campuchia
chỉ trong vòng hơn 3 năm! |
|
“Điên đảo”: Với chính quyền Đặng Tiểu Bình ở thời điểm
ấy, những giá trị “bạn”, “thù” quay tít như con thò lò trên hình chữ “vạn” của
phát xít Đức, với phương châm thực dụng tối đa: “Mèo đen hay mèo trắng không
quan trọng, miễn là bắt được chuột!”.
|
|
“Hiện đại hóa quân đội”: Quân huy quân đội Trung Quốc
có chữ “bát nhất” 八一. Theo họa sĩ, hiện đại hóa quân đội lúc ấy chỉ là đổi
thành chữ “vạn” phát xít.
|
|
“Củ cà rốt và cái bóng”: Đó là hiện đại hóa công
nghiệp, hiện đại hóa nông nghiệp, hiện đại hóa quốc phòng, hiện đại hóa khoa
học và công nghệ. Quá trình “hiện đại hóa” để tăng cường sức mạnh quân đội nhằm
gây chiến với các nước láng giềng luôn được chính quyền phương Bắc đậy điệm
bằng những ngôn ngữ dân sự hiền lành, như củ cà rốt che đậy linh hồn của một
quả bom… |
|
“Mới hiện đại một nửa”: Trong chiến tranh, bao giờ
cũng có việc bên này chê bai quân đội bên kia. Họa sĩ biếm Việt Nam giễu quân
đội Trung Quốc lúc ấy trông có vẻ được trang bị oách thế nhưng thực tế là chẳng
có gì, chỉ bốc phét. |
|
“Bá nghiệp và sức kéo”: Một chính sách thực chất tập
trung cho quân đội, trong khi lúc ấy, đời sống dân Trung Quốc còn rất lầm than. |
|
“Còn nỏ mồm chối cãi?!”: Vào tháng 2 năm 1979, quân
Trung Quốc che đậy việc xâm lược, âm mưu cướp đất bằng chiêu bài “dạy cho Việt
Nam một bài học”. Việc vạch mặt âm mưu ấy tựa như lột trần gót giày Tàu của kẻ
vượt đường biên. |
|
“Quân uy của bọn cướp nước”: tấn công Việt Nam, binh
lính Trung Quốc không giữ được “quân uy”, thấy lợn, gà… cũng bắt; không từ đàn
bà, con trẻ… |
|
“Có một tỷ dân cơ mà”: Mới chỉ bị các lực lượng vũ
trang địa phương và bộ đội biên phòng Việt Nam chặn đánh (khi ấy lực lượng chủ
lực của Việt Nam vẫn còn tập trung ở chiến trường Campuchia đánh quân Polpot),
quân Trung Quốc đã thất điên bát đảo; chiến thuật phổ biến nhất của các tướng
chiến trường Trung Quốc thực thi trong chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979
là “biển người”, xua quân tấn công bất kể sống chết ra sao. Đây cũng là chiến
thuật mà Trung Quốc đã áp dụng thường xuyên trong chiến tranh Triều Tiên hơn 20
năm trước. Với các nhà chỉ huy quân sự Trung Quốc, núi xương sông máu nào có ý
nghĩa gì! |
|
“Một kiểu giơ tay đầu hàng”: Và đây mới là “quân uy”
thật sự của quân Trung Quốc khi bị thất bại trên mảnh đất Việt Nam lúc ấy,
không còn thể thống gì cả. Không có vũ khí, binh lính Trung Quốc thực dụng và
hèn hạ đến bất ngờ. |
|
“Chiến thắng trở về”: Khi các quân đoàn chủ lực của
Việt Nam được điều chuyển lên biên giới phía Bắc vào đầu tháng 3-1979 thì Bắc
Kinh vội tuyên bố rút quân để tránh theo dấu những Thoát Hoan, Tôn Sĩ Nghị xưa
kia! Chiến lợi phẩm thu được là lợn gà cướp trên chiến trường và một đội quân
“chiến thắng” vội vã lẫn thất thểu trở về. |
|
“Mừng đại thắng”: Trung Quốc dĩ nhiên không bao giờ
thừa nhận thất bại. Nhưng cuộc chiến xâm lược Việt Nam năm 1979 của họ đã phải
trả giá cực đắt với hàng vạn lính phơi thây trên chiến trường. Băng pháo ăn
mừng chẳng khác gì băng đạn nướng thây. |