Lê Đức Dục
Mười ngày nữa là kỷ niệm tròn 40 năm, 17-2-1979/2019.
Cao Bằng 17-2-1979 |
“Là một người nghiên cứu lịch sử, nhưng cũng là một người lính, tôi xin nói
thẳng là dù bất cứ hoàn cảnh nào thì hòa bình vẫn là quý giá nhất. Chiến tranh biên
giới kết thúc thật sự, chúng ta mới có thể tiếp tục sự nghiệp đổi mới, có những
chính sách lâu dài và bền vững để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống nhân
dân, để có một vị thế mới trong bản đồ ngoại giao thế giới như hôm nay.
Nhưng như vậy không có nghĩa là trang sử về chiến tranh biên giới đã khép
lại. Lịch sử bản chất là sòng phẳng, khách quan, cái gì đã xảy ra rồi cũng có
lúc sẽ được đặt lại trên bàn cân lịch sử để luận định. Chúng ta nhìn lại chiến
tranh biên giới, trước hết là để học bài học cho chính mình: cái gì lẽ ra đã có
thể tránh được, cái gì cần nhớ để nhắc lại cho thế hệ sau.”
Sau nhiều năm lòng dân ấm ức trong im lặng, từ năm 2013 cuộc chiến tranh vệ
quốc năm 1979 đã được nhắc lại công khai, gọi đích danh “quân xâm lược Trung
Quốc” chứ không là “tàu lạ, nước lạ” đã mang lại sự phấn khích cho bạn đọc,
nghĩ kỹ cũng thấy “lạ”, bởi chỉ cần gọi đúng tên một sự việc thôi đã được cho
là dũng cảm - điều này khiến tôi nhớ đến ý một câu thơ ai đó :“Thời chúng tôi
đang sống thật lạ lùng /chỉ sống lương thiện thôi đã là người dũng cảm”. Chỉ
cần lương thiện là dũng cảm, chỉ cần nói đúng tên sự việc là dũng cảm, biết như
thế để hiểu hơn niềm vui sướng của hàng vạn bạn đọc khi dòng chữ “Quân bành
trướng (quân xâm lược) Trung Quốc điềm tĩnh xuất hiện trên những trang báo .
(Dịp kỷ niệm 35 năm chiến tranh biên giới phía Bắc, lần đầu tiên báo chí có
thêm khái niệm “xoay tua”, “quota tuyên truyền”, “tem phiếu biên giới” trong
việc đưa bài vở về ngày 17-2 trên các báo, ví như báo Tuổi Trẻ được đăng 1 bài về
ngày 17-2 trên báo thứ 6, ngày 16/ báo Thanh Niên được đăng 1 bài vào ngày thứ 7, đúng
ngày 17-2 …) chuyện nghe hơi lạ nhưng mà lại là sự thật :(
Nhưng mình nghĩ cuộc chiến tranh biên giới ấy không chỉ được nhớ đến trong một
ngày, không chỉ nhắc trong một bài và càng không chỉ nằm trên chữ nghĩa.
Những nén nhang của lòng dân, những chữ nghĩa gọi tên các anh có thể khiến
các anh ấm lòng một chút dưới thẳm sâu đất đai kia.
Nhưng có lẻ mơ ước lớn nhất của người lính không phải được nhắc tên hay
vinh danh chiến công. Đất nước lâm nguy, họ lên đường ra trận, từ thuở vua Hùng
đánh giặc Ân, những nông dân của nước Văn Lang cũng lên đường như thế, thuở
Quang Trung đánh quân Thanh cũng thế, và năm 1979 những người lính Việt cũng cứ
như thế lên đường. Không ai muốn chiến tranh, bởi bây giờ có chiến tranh xảy
ra, người lên đường đầu tiên cũng là con em “áo vải” . Hy sinh đầu tiên cũng là
họ, như tổ tiên xưa máu đã thấm bao áo vải cờ đào. (Chuyện đời , áo vải luôn
chết trước, và áo gấm …chết sau (!)
Cái điều, vì nó người lính hy sinh, chính là độc lập tự do, là cơm no áo ấm
cho cha mẹ mình, gia đình mình, đồng bào mình.
Mong ước ấy là mảnh đất của cha mẹ mình không bị lấy đi để thay bằng dự án
sân golf rồi sau đó ban cho những đồng tiền với giá đền bù rẻ mạt.
Mong ước ấy là trường học con cháu mình không phải lợp bằng bạt nhựa che
chắn gió mưa mà phải khang trang nhà ngói tường xây.
Mong ước ấy là những em bé nơi lớp học bản xa không phải đu dây qua sông
trong khi người ta mãi mê đớp những dự án ngàn vạn tỷ đồng.
…
…
con em vùng rẻo cao biên cương |
Cứ lên những bản làng, những điểm trường rẻo cao biên cương, bạn sẽ thấy khát vọng được đổi bằng máu xương người lính năm xưa, có nhiều nơi giờ vẫn chỉ là khát vọng!
Nhiều năm qua, nhiều người đã lặng lẽ đến với những điểm trường biên ải xa
thẳm ấy, không chỉ là món quà nhỏ cho học sinh và thầy cô giáo (thật lòng là
chỉ như muối bỏ bể ) không chỉ là những suất học bổng “Gần lại với biên cương”
dành cho con em cán bộ chiến sĩ biên phòng, không chỉ là những mái ấm bán trú
hay ngôi trường mầm non được xây lên từ những tấm lòng !
Chúng tôi hiểu làm như thế cũng là góp một chút tâm nguyện của mình trang
trải cùng khát vọng mang theo của những người lính trước lúc hy sinh.
Bạn đã đi dọc biên giới phía Bắc, nhất là từ Lào Cai lên Lũng Pô - đúng điểm
đầu tiên sông Hồng chảy vào đất Việt chưa?
Bạn sẽ thấy dọc theo bờ sông Hồng, nhìn sang đất Trung Quốc phía bờ bên kia với con đường cao tốc bề thế từ Côn Minh chạy về Hà Khẩu như khoe sự giàu mạnh của họ, bạn sẽ như tôi, thấm thía nỗi buồn của những con đường biên ải phía ta, những bản làng nghèo khó bên đất Việt.
Bạn sẽ thấy dọc theo bờ sông Hồng, nhìn sang đất Trung Quốc phía bờ bên kia với con đường cao tốc bề thế từ Côn Minh chạy về Hà Khẩu như khoe sự giàu mạnh của họ, bạn sẽ như tôi, thấm thía nỗi buồn của những con đường biên ải phía ta, những bản làng nghèo khó bên đất Việt.
Chăm lo cho biên ải phía Bắc cũng là để trao gửi thêm tin yêu với những đứa
trẻ mà sau này lớn lên, các em sẽ là những người lính đầu tiên cầm súng bảo vệ
cột mốc, bảo vệ bản làng của mình - và điều ấy cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ
bình yên cho chúng ta, những người vốn đang sống ở “tuyến sau”!
Vì thế, cách nhắc nhớ và tưởng niệm thiết thực nhất là dành nhiều hơn nữa sự
chăm sóc cho những đời dân đang sống nơi biên ải, bởi với những người lính đã
không tiếc gì tuổi trẻ của mình, cuộc đời của mình, có lẻ, với các anh, chỉ
một cành hoa sim gói gém trĩu nặng tấm lòng thành thật biết ơn với máu xương đổ
xuống là đã đủ.
Không ai phủ nhận rằng nhiều năm qua, chúng ta đã dồn nhiều công sức cho
cuộc sống dân sinh nơi biên ải, nhiều bản làng có điện, có đường, có trường, có
trạm…nhưng dường như những đầu tư ấy không tương xứng với sự hy sinh của chính
những người dân nơi đây cho đất nước.
Chỉ cần có được một phần rất nhỏ, cỡ chừng 1% trong số tiền thất thoát,
lãng phí, nợ nần của các tập đoàn kinh tế “nắm đấm thép” được thống kê và nêu
ra, hẳn các em bé vùng cao đã có một môi trường học tập khác, bữa cơm khác…Chỉ
30% con số ấy, hệ thống giao thông vùng cao biên giới sẽ không thua kém hệ
thống giao thông phía láng giềng đối diện bên kia sông Hồng, và chỉ cần
50%...Mà thôi, “nếu” làm gì khi “với những chữ nếu người ta có thể bỏ Paris vào
lọ”!...
Chuyện quan trọng nhất là phải làm cho những bản làng biên ải ấy ấm no hơn.
Bữa cơm mỗi ngày của các em có nhiều cơm và nhiều thịt thay cho nồi mèn mén.
Tấm áo ấm mùa đông sẽ đủ ấm thay cho bếp lửa sưởi khói mù chống rét.
Chỉ vậy thôi, và đấy chính là sự tưởng niệm cần thiết!
Bữa cơm mỗi ngày của các em có nhiều cơm và nhiều thịt thay cho nồi mèn mén.
Tấm áo ấm mùa đông sẽ đủ ấm thay cho bếp lửa sưởi khói mù chống rét.
Chỉ vậy thôi, và đấy chính là sự tưởng niệm cần thiết!
Lê Đức Dục