Bài đọc suy gẫm: Trận Hải Chiến Hoàng Sa
19.1.1974 trích trong “Những mùa xuân ghi dấu” tác giả Nguyễn văn Phảy.
Hải quân – Cố Trung úy Huỳnh Duy Thạch người hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa và lá thư phân ưu của Đề đốc tư lênh Hải quân Trần văn Chơn gởi đến gia đình. |
Mùa Xuân
Giáp Dần – Hải Chiến Hoàng Sa 19.1.1974
Thắm thoát gần 1
năm Hiệp định Paris được ký kết. Vào những ngày đầu năm 1974, với sự hợp tác
của Trung cộng, cộng quân Bắc Việt đã gia tăng tấn công trên đất liền tại miền
Nam để làm suy yếu lực lượng đối kháng của quân lực VNCH. Thừa cơ hội, Mao
Trạch Đông chỉ thị cho Đặng Tiểu Bình để họp bàn với các cấp lãnh đạo nhằm thực
hiện cuộc hành quân biển để tiến chiếm quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt
Nam . Trung cộng thành lập một lực lượng hải quân đặc nhiệm thật hùng hậu gồm
nhiều loại tàu chiến tối tân, kể cả tàu ngầm được trang bị hoả tiển, ngư lôi và
phi đội chiến đấu cơ Mig. Chúng chia làm 2 phân đội. Một phân đội tấn công đi
trước gồm có 2 Liệp Tiềm Đỉnh (loại Hộ Tống Hạm) Kronstadt K271 và K274, 2 Tảo
Lôi Hạm (loại Trục Lôi Hạm) 389 và 396 và 2 Liệp Tiềm Đỉnh khác là 281 và 282,
cộng thêm những tàu đánh cá có vũ trang mang danh số 402 và 407… Một phân đội
tiếp ứng khác theo sau cùng tiến ra quần đảo Hoàng Sa nhằm xâm lăng biển đảo
của ta. Cuộc hành quân biển của Trung cộng do Phó Đô Đốc Phương Quang Kinh, Tư
Lệnh Phó Hạm Đội Nam Hải Trung cộng chỉ huy.
Những chiến hạm của Hải quân Trung cộng xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa. |
Phóng đồ điều quân của trận hải chiến Hoàng Sa quanh hai đảo Duy Mộng và Quang Hoà Đông. |
Những chiến hạm của Hải Quân VNCH |
Lúc bấy giờ Tuần Dương Hạm HQ16 của HQ VNCH đang tuần tra tại quần đảo Hoàng Sa
biết được nhiều tàu chiến cũng như những tàu đánh cá được ngụy trang vũ khí của
TC xâm nhập vào nhóm đảo Nguyệt Thiềm của quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền
Việt Nam. Tức thì HQ16 báo cáo về Bộ Tư Lệnh Vùng 1 Duyên Hải (TLV1DH), lúc đó
Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại là Tư Lệnh Vùng 1 Duyên Hải. Sau đó Bộ
Tư Lệnh Hải Quân VNCH đã chỉ định HQ Đại tá Hà Văn Ngạc (K5-SQHQNT) đương kim
Hải Đội Trưởng Hải đội 3 tăng phái cho Bộ Tư Lệnh Vùng 1 Duyên Hải. Lúc bấy giờ
TLV1DH là Tư Lệnh Chiến trường và là vị Chỉ huy Liên Đoàn Đặc Nhiệm gồm các
chiến hạm đương nhiệm và tăng phái cho chiến dịch Hoàng Sa
HQ Đại Tá Hà Văn Ngạc, Tư lệnh HQ Vùng 1 Duyên Hải. Chỉ Huy Trưởng Chiến Dịch Hoàng Sa |
Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại |
Khi Hải Quân Đại tá Hà văn Ngạc từ Sài Gòn ra đến Bộ TLV1DH thì Vị Tư Lệnh Vùng
1 Duyên Hải chỉ định Hải quân Đại tá Hà văn Ngạc làm Chỉ huy Trưởng Chiến Thuật
cho chiến dịch bảo vệ biển đảo gồm có các chiến hạm sau đây:
– Khu Trục Hạm HQ4, Hạm trưởng
là HQ Trung tá Vũ hữu San (K11-SQHQNT)
– Tuần Dương Hạm HQ5, Hạm trưởng là HQ Trung tá Phạm trọng Quỳnh (K11-SQHQNT). HQ5 là Soái Hạm (OTC: officer in tactical command) vì HQ Đại tá Hà văn Ngạc hiện diện trên đó để chỉ huy chiến dịch.
– Tuần Dương Hạm HQ5, Hạm trưởng là HQ Trung tá Phạm trọng Quỳnh (K11-SQHQNT). HQ5 là Soái Hạm (OTC: officer in tactical command) vì HQ Đại tá Hà văn Ngạc hiện diện trên đó để chỉ huy chiến dịch.
– Tuần Dương Hạm HQ16, Hạm trưởng là HQ Trung tá Lê văn Thự (K10-SQHQNT)
– Hộ Tống Hạm HQ10, Hạm trưởng là HQ Thiếu tá Ngụy văn Thà (K12- SQHQNT).
Tình hình chiến sự thời điểm đó
rất căng thẳng. Áp lực của cộng quân Bắc Việt trên đất liền ngày càng gia tăng.
Hải quân VNCH phải được phân tán mỏng ở các vùng duyên hải để ngăn chận Việt
cộng xâm nhập bằng đường biển vào bờ ở miền Nam. Nhưng với quyết tâm bảo vệ
biển đảo, không thể để một tấc đất nào lọt vào tay giặc phương Bắc như các bậc
tiền nhân căn dặn, Hải quân VNCH đã giáng cho Hải quân Trung cộng một trận
quyết liệt gây tổn thất nặng nề cho TC từ khoảng 10:25 phút đến khoảng 11:10
phút ngày 19.01.1974 tức là ngày 27 tháng 12 năm Quý Sửu mặc dù lực lượng ta
yếu kém hơn so với lực lượng HQ Trung cộng.
Trong thời gian từ ngày 16.1.1974 đến 18.4.1974, có lần Khu Trục Hạm HQ4 ủi đụng tàu đánh cá TC mang số 407 được vũ trang khi chúng chạy chận đầu HQ4 để khiêu khích. |
Trong trận
hải chiến 19.1.1974, tôi có 6 người bạn cùng khoá Đệ Nhị Song Ngư Sĩ Quan Hải
Quân Nha Trang hiện diện trên các chiến hạm. Tôi cũng được nghe các bạn bè hiện
đang định cư tại hải ngoại đã tham dự trận Hải Chiến Hoàng Sa kể lại một số chi tiết về trận chiến.
Để đối đầu với lực lượng Hải quân TC, lực lượng ta được phân chia trách nhiệm như sau:
– HQ16><T396
– HQ10><T389
– HQ4>< K271
– HQ 5 >< K274
– HQ10><T389
– HQ4>< K271
– HQ 5 >< K274
Theo như lời người
bạn cùng khoá, HQ Thiếu uý Nguyễn Văn Quý trên HQ5 kể cho tôi nghe khi tôi qua
Hoa Kỳ thăm viếng năm 2005 cũng như bạn cùng khoá Nguyễn Hoà Nguyên liên lạc
với bạn Quý vào đầu năm nay đã ghi lại như sau:
“… HQ5 ra đến Hoàng Sa buổi
chiều 18.1.1974. Biển Hoàng Sa lúc đó đang ở vào mùa biển một, biển phẳng
lặng, êm, rất êm! HQ5 tức khắc nhập đoàn cùng với HQ4 và HQ16 đang có mặt tại
chỗ, cả 3 chiến hạm vào nhiệm sở tác chiến, lập đội hình “biểu dương lực
lượng”. Các tàu Trung cộng thoạt đầu nhìn thấy đội hình các tàu của ta thì họ
chạy dạt ra xa, e dè quan sát. Chỉ một lúc sau đó, họ cũng lập đội hình “biểu
diễn giỡn mặt”. Các tàu Trung cộng nhỏ hơn nhưng chạy nhanh hơn, chúng chạy
lượn quanh, chạy chận đầu các chiến hạm của ta. Phía hữu hạm HQ5, có một chiếc
tàu Trung cộng chạy xé sóng, đâm tới nguy hiểm, khi còn cách khoảng 100 mét thì
nó thình lình đổi hướng chạy song song với HQ5. Trên tàu, lính Trung cộng cởi
trần, múa may, chỉ trỏ, la ó khiêu khích, khiến các chiến sĩ của ta thấy vui
rồi nổi nóng. Một trận đấu võ miệng hai bên, từ trên xuống dưới, mạnh ai nấy
chưởi, tiếng Việt và tiếng Tàu bằng loa và bằng mồm đã diễn ra…”
* Toán công binh và nhân viên
Toà Lãnh Sự Mỹ ông Gerald Kosh lên đảo Quang Hoà:
(Lãnh Sự Mỹ tại Đà Nẵng, ông Jerry Scott là bạn của Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, TLV1DH, là 1 cưụ Sĩ Quan HQ Mỹ, xin phép Đô Đốc Thoại cho ông Gerald Kosh theo HQ16 để biết Hoàng Sa. Sự thực Toà Lãnh Sự Mỹ có ý gì hay ông Gerald Kosh có làm việc cho CIA hay không thì vị TLV1DH không biết.)
(Lãnh Sự Mỹ tại Đà Nẵng, ông Jerry Scott là bạn của Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, TLV1DH, là 1 cưụ Sĩ Quan HQ Mỹ, xin phép Đô Đốc Thoại cho ông Gerald Kosh theo HQ16 để biết Hoàng Sa. Sự thực Toà Lãnh Sự Mỹ có ý gì hay ông Gerald Kosh có làm việc cho CIA hay không thì vị TLV1DH không biết.)
Theo như người bạn
cùng khoá HQ Thiếu uý Phan Công Minh thuộc HQ5 tóm lược nhiệm vụ đưa toán công
binh và cố vấn Mỹ vào đảo đêm 18.1.1974:
“… Sau nhiều lần kiểm tra đạt yêu cầu, Đại Tá Ngạc mới chính thức giao nhiệm vụ cho Thiếu uý Minh để đưa đoàn công tác lên đảo Hoàng Sa vào tối khuya ngày 18.1.1974.
Cùng đi với Thiếu uý Minh có hai nhân viên cơ hữu HQ5 để lái ca nô (yuyu) và chống mũi. Trung uý Nguyễn minh Cảnh chỉ huy toán hải kích đi chung. Kéo theo sau là hai xuồng cao su do hai nhân viên hải kích cầm lái chở đoàn công tác công binh và một nhân viên Toà Lãnh Sự Mỹ, ông Gerald Kosh. Vũ khí đem theo là mấy khẩu M16. Sau khi rời chiến hạm các chiến sĩ ta đi trong tình trạng im lặng vô tuyến mặc dù có mang theo một máy PRC 25. Đó là chỉ thị của Đại tá Ngạc nhằm bảo đảm an ninh tuyệt đối cho cuộc hành quân. Chỉ liên lạc vô tuyến khi cần thiết mà thôi. Gần một giờ trôi qua thì đảo hiện ra lù lù một đống đen ngòm trước mặt, ca nô giảm máy chạy từ từ tiếp cận đảo.
Gần tới đảo, một nhân viên của đoàn công binh dùng đèn pin ra ám hiệu với đơn vị trên đảo, tất cả đều rất căng thẳng. Một ánh đèn pin lóe lên, tất cả hồi hộp, sau một loạt tín hiệu người liên lạc thốt lên:” phe ta”! tất cả thở phào nhẹ nhỏm. Trung uý Cảnh nói với Thiếu uý Minh : “anh em mình thoát nạn !”. Sau khi đưa toán công binh lên đảo an toàn, HQ Thiếu uý Minh và 2 nhân viên cơ hữu quay trở lại chiến hạm. Trên đường về cũng hơi lo lắng nhiều, vì đêm tối như mực.
Bạn
Minh kể tiếp: “Tôi đã thi hành xong nhiệm vụ được giao phó. Chỉ một lần tiếp
xúc với Đại tá Ngạc, tôi nhận thấy Ông là một vị chỉ huy có trách nhiệm, biết
dự trù các tình huống, cẩn thận, trầm tĩnh biết cách sử dụng và động viên nhân
viên dưới quyền, theo tôi biết ông thức gần sáng đêm để vạch kế hoạch cho cuộc
hành quân tái chiếm các đảo đã bị Trung cộng lấn chiếm.”
Sáng sớm ngày hôm sau là ngày 19.1.1974, nhận được thông tin từ Sài Gòn ra lệnh tái chiếm các đảo bị địch lấn chiếm. Các Sĩ Quan trưởng khẩu của những chiến hạm đều quyết tâm bắn chiến hạm địch trước. Tuy nhiên bộ chỉ huy hành quân cũng đã phân tích lợi hại, và đã thống nhất phương án đổ bộ lên đảo.
Sáng sớm ngày hôm sau là ngày 19.1.1974, nhận được thông tin từ Sài Gòn ra lệnh tái chiếm các đảo bị địch lấn chiếm. Các Sĩ Quan trưởng khẩu của những chiến hạm đều quyết tâm bắn chiến hạm địch trước. Tuy nhiên bộ chỉ huy hành quân cũng đã phân tích lợi hại, và đã thống nhất phương án đổ bộ lên đảo.
* Toán Hải kích từ HQ
5 vào đảo:
HQ
Thiếu úy Minh kể về toán Hải kích từ HQ5 vào đảo như sau:
Khoảng
gần 7 giờ sáng ngày 19.1.1974, HQ5 cho đổ bộ toán người Nhái Hải kích do
Thiếu úy Đơn chỉ huy. Các người lính Hải kích bận quần sọt ở trần, võ
trang súng M16, M18,
M79 cả AK bá xếp và B40, đại liên M60, M72 và
dao găm.
Khi toán Hải kích tới đảo,
Thiếu úy Đơn, trưởng toán, cho dàn hàng ngang chuẩn bị xung phong.
Từ chiến hạm HQ5 Thiếu úy Minh thấy lính TC chạy ra ngăn. Thiếu úy Đơn giơ cao khẩu colt 45
hô xung phong. Một Hải kích tên Long cầm khẩu đại liên M60 xung phong nã đạn về
phía địch, địch bắn trả từ những công sự đã bố trí sẵn. Quân ta anh dũng nhưng
tình thế hoàn toàn bất lợi do địa hình hoàn toàn trống trải. Đội hình của toán
đổ bộ còn nằm gần nửa người dưới nước biển. Hậu quả, Hạ sĩ Long tử trận,
Thiếu úy Đơn cũng bị một viên đạn bắn trúng vào đầu, trong khi tay
còn giơ cao khẩu colt 45 hô xung phong, vài nhân viên khác bị thương. Lúc nầy
đạn thượng liên địch bắn xối xả, cày một lằn chắn ngang trước mặt toán đổ bộ,
tạo thành một hàng rào chắn ngăn không cho toán đổ bộ tiến lên, nước bắn lên tung
tóe, từ chiến hạm nhìn thấy rất rõ .
Thấy tình thế bất lợi hoàn toàn, bộ chỉ huy hành quân đành cho lệnh rút quân về chiến hạm. Các nhân viên bị thương đưa sang HQ4, còn các tử sĩ được quàng tại kho thả bóng của HQ5. Bộ chỉ huy hành quân báo cáo về Sài Gòn. SG ra lệnh tạo điều kiện tái lập đầu cầu đổ bộ tiến chiếm lại đảo. Bộ chỉ huy hành quân trình phương án mới là sẽ tấn công các chiến hạm địch trước, vì tái đổ bộ là không thể thực hiện được, SG chấp thuận. Lệnh ban ra là các chiến hạm pháo lên đảo, nếu chiến hạm địch tấn công ta, chiến hạm ta sẽ bắn trả (phải tuân thủ qui chế ngoại giao quốc tế). Song tình hình thực tế không thể làm như vậy được. Đại Tá Ngạc trình phương án mới là cho HQ10 pháo lên đảo Quang Hòa, làm hiệu lệnh tấn công, tất cả chiến hạm ta sẽ đồng loạt tấn công địch trước. SG chấp thuận, lệnh tác chiến được triển khai chi tiết đến các chiến hạm, phân định mục tiêu rỏ ràng cho từng chiến hạm, từng trưởng khẩu. Lúc nầy các khẩu pháo của cả hai bên tham chiến đã đồng loạt chỉa thẳng vào nhau.
Thấy tình thế bất lợi hoàn toàn, bộ chỉ huy hành quân đành cho lệnh rút quân về chiến hạm. Các nhân viên bị thương đưa sang HQ4, còn các tử sĩ được quàng tại kho thả bóng của HQ5. Bộ chỉ huy hành quân báo cáo về Sài Gòn. SG ra lệnh tạo điều kiện tái lập đầu cầu đổ bộ tiến chiếm lại đảo. Bộ chỉ huy hành quân trình phương án mới là sẽ tấn công các chiến hạm địch trước, vì tái đổ bộ là không thể thực hiện được, SG chấp thuận. Lệnh ban ra là các chiến hạm pháo lên đảo, nếu chiến hạm địch tấn công ta, chiến hạm ta sẽ bắn trả (phải tuân thủ qui chế ngoại giao quốc tế). Song tình hình thực tế không thể làm như vậy được. Đại Tá Ngạc trình phương án mới là cho HQ10 pháo lên đảo Quang Hòa, làm hiệu lệnh tấn công, tất cả chiến hạm ta sẽ đồng loạt tấn công địch trước. SG chấp thuận, lệnh tác chiến được triển khai chi tiết đến các chiến hạm, phân định mục tiêu rỏ ràng cho từng chiến hạm, từng trưởng khẩu. Lúc nầy các khẩu pháo của cả hai bên tham chiến đã đồng loạt chỉa thẳng vào nhau.
Giờ G đã điểm, lúc nầy khoảng 10 giờ 25, trước đó ít lâu Đại Tá Ngạc cho mở máy âm thoại, tất cả hệ thống liên lạc đều nghe rõ tiếng pháo lịch sử phát ra từ chiến hạm Hộ Hống Hạm Nhật Tảo HQ10, mở màn cho cuộc chiến Hoàng Sa năm 1974 …” (hết trích).
Hình minh hoạ của TC, diễn tả lúc lâm chiến giữa các chiến hạm TC và VNCH vào khoảng 10:30 phút ngày 19.1.1974. |
Hình do báo chí TC phổ biến trên mạng giữa chiến hạm của HQ VNCH và của HQ TC |
Những phát đạn đầu tiên:
Theo như người bạn HQ Thiếu uý Phạm Thế Hùng trưởng khẩu đại bác 41 ly bên tả hạm cũng như HQ Trung uý Hà văn Ngân trưởng khẩu 76,2 ly trên HQ10 cùng thuật lại đại ý như sau:
“…Vào sáng ngày 19.1.1974, các chiến hạm chạy loanh quanh với nhau chừng 2 vòng, các chiến hạm của Trung cộng từ từ lảng ra xa hơn. Như một dấu hiệu khác thường, Hạm trưởng HQ10 liền xin lệnh trên cho mở bao súng, hạ nòng xuống, nạp đạn và đề phòng mọi bất trắc, nhưng lệnh trên không cho phép.
Chừng nửa giờ sau, 2 trong 4 chiến hạm của Trung cộng xích lại chạy song song với nhau. Như một kinh nghiệm chiến trường thúc đẩy Hạm trưởng ra lệnh hạ nòng súng, tháo bao, nạp đạn sẳn sàng và quay súng về phía tàu Trung cộng.
Ít phút sau, hai tàu Trung cộng này chạy gần sát vào nhau và thình lình cùng quay mũi song song tiến về phía HQ10, hướng 3:00 giờ.
Hạm trưởng ra lệnh tất cả súng hướng về mục tiêu 1 và mục tiêu 2.
HQ Trung uý Hà văn Ngân ở ụ súng lớn phía trước mũi (khẩu 76.2 ly) được lệnh nhắm vào mục tiêu 1.
Hạm trưởng lại xin lệnh nổ súng một lần nữa nhưng được trả lời chờ Sài Gòn quyết định.
Thần kinh thật căng thẳng, 2 tàu Trung cộng cứ từ từ đến gần, khi còn cách khoảng 200 thước – 250 thước, Hạm trưởng hét lớn “Bắn”. Tất cả hỏa lực trên tàu cùng nhả đạn. HQ10 khai hỏa đầu tiên do lệnh của chính Hạm trưởng ban ra.
Khoảng 5
phút sau, mục tiêu 1 (tàu Trung cộng) bốc khói mịt mù và lùi lại phía sau, tất
cả hỏa lực trên chiến hạm HQ10 lại nhắm vào mục tiêu 2. HQ10 đến lúc này vẫn an
toàn, đạn từ tàu Trung cộng bắn tới đều bay qua đầu hoặc nổ trên mặt nước trước
mặt.
Vài phút sau, mục tiêu 2 cũng bốc khói, mục tiêu 1 tuy còn chút khói bốc lên, chạy trở vào gần HQ10, bắn trả lại HQ10 và HQ10 bắt đầu trúng đạn của tàu Trung cộng.
HQ10 bị trúng trái đạn đầu tiên ngay trên đài chỉ huy, Hạm trưởng cùng các sĩ quan và thủy thủ có nhiệm sở tác chiến trên đài chỉ huy chết hết, trừ Hạm phó bị thương nặng, bò xuống được sàn tàu…” (hết trích).
Và cũng theo như bạn HQ Thiếu
uý Phạm Thế Hùng trên HQ10 kể thì tinh thần chiến đấu của thuỷ thủ đoàn ở các chiến hạm
ta rất anh dũng. Khẩu đại bác 42 ly bên hữu hạm do người bạn cùng khoá là HQ
Thiếu uý Vũ Đình Huân làm trưởng khẩu đã đồng loạt nả những loạt đạn đầu tiên
vào chiến hạm TC. Khoảng 5 phút đầu giao tranh, HQ10 chủ động làm cho chiến hạm
địch bị thương nặng và lúng túng. Sau đó HQ10 bị trúng đạn ở hầm máy và đài chỉ
huy. Không may, Thiếu úy Huân bị tử thương khi giao tranh vì khẩu đại bác 42 ly
bên hữu hạm đối diện trực xạ với chiến hạm địch. Tức thì bạn Hùng đang là
trưởng khẩu đại bác 41 ly ở tả hạm cầm khẩu M16 chạy sang khẩu 42 ly để tiếp
tục bắn tàu địch. Theo như HQ Thiếu úy Hùng cho biết thì HQ10 đã bắn được nhiều
quả hải pháo 76,2 ly vào chiến hạm TC. Có khá nhiều vỏ đạn 76,2 ly nằm rải rác
tại giàn pháo 76,2 ly.
Khi đài chỉ huy HQ10 bị trúng
đạn, Hạm Trưởng cùng toàn thể nhân viên đi ca và nhiệm sở tác chiến trên đài
chỉ huy tử thương, hầm máy cũng bị trúng đạn bốc cháy. Hạm Phó là HQ Đại uý
Nguyễn Thành Trí lúc đó cũng bị thượng nặng ra lệnh đào thoát. Tuy vậy, Hạ sĩ
Lê văn Tây và Ngô văn Sáu đang tác xạ vào chiến hạm địch, không chịu rời nhiệm
sở tác chiến ở khẩu đại bác 20 ly tại sân sau, để đào thoát. Trước khi nhảy
xuống bè, Chuẩn úy Tất Ngưu cũng kêu gọi HS1VC Tây nhảy theo nhưng Hạ sĩ Tây từ
chối và nói: “Thôi, tôi ở lại ăn thua đủ với Trung Cộng. Chuẩn uý cứ
nhảy đi.”.
Tóm lại, theo như những lời kể
của các bạn cùng khoá cũng như của HQ Trung uý Hà văn Ngân trưởng khẩu
76,2 ly trên HQ10 thì HQ10 khai hoả đầu tiên khi 2 Trục Lôi Hạm mang số
389 và 396 của TC chạy ủi thẳng góc vào hửu hạm HQ10, thay vì HQ10 tác xạ
hải pháo lên đảo Quang Hoà để làm phát súng lệnh theo như kế hoạch của Bộ Chỉ
Huy hành quân đề ra. Ngay sau khi HQ10 tác xạ vào chiến hạm TC thì tất cả súng
của chiến hạm ta đồng loạt nả vào chiến hạm địch.
Trên
HQ4, người bạn cùng khoá là HQ Thiếu uý Nguyễn Phúc Xá cũng đã anh dũng hy sinh
khi chiến đấu với kẻ thù TC.
Kết quả trận hải
chiến:
– Trận hải chiến kéo dài khoảng
trên 30 phút. Các chiến hạm VNCH không đuổi theo các chiến hạm Trung cộng khi
chiến hạm TC bị thương nặng nên phải ủi vào bải đảo san hô gần đó. Ngược lại
các chiến hạm Trung cộng cũng không đuổi theo các chiến hạm VNCH khi bị thương
cũng như gặp trở ngại tác xạ rời vùng chiến đấu.
– Khi chiến hạm Trung cộng bị trúng đạn của ta, chúng ủi vào bãi san hô gần đó thì chúng cho xả những trái khói bịt bùng chiến hạm, để giảm tầm quan sát của ta.
– Khoảng 1 tiếng đồng hồ sau, 2 chiến hạm TC mang số 281 và 282 tăng viện vào vùng chiến bắn chìm chiến hạm Nhật Tảo HQ10 bất khiển dụng và đang lềnh bềnh tại vùng chiến.
– Ngoài ra, không có chiến hạm nào của Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ tiến vào nơi có cuộc giao tranh.
– Khi chiến hạm Trung cộng bị trúng đạn của ta, chúng ủi vào bãi san hô gần đó thì chúng cho xả những trái khói bịt bùng chiến hạm, để giảm tầm quan sát của ta.
– Khoảng 1 tiếng đồng hồ sau, 2 chiến hạm TC mang số 281 và 282 tăng viện vào vùng chiến bắn chìm chiến hạm Nhật Tảo HQ10 bất khiển dụng và đang lềnh bềnh tại vùng chiến.
– Ngoài ra, không có chiến hạm nào của Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ tiến vào nơi có cuộc giao tranh.
* Thiệt
hại về phía HQ Việt Nam Cộng Hoà:
– Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ10 bị
bắn chìm. HQ Thiếu Tá Nguỵ Văn Thà với 42 quân nhân khác bị tử thương trong đó
có Hạm Phó HQ Đại uý Nguyễn Thành Trí. 32 người mất tích, 23 thủy thủ trôi dạt
trên biển được tàu của hãng Shell vớt, 16 chiến sĩ khác trôi dạt trên thuyền
cao su về đến Quy Nhơn.
– Hai Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ4 và Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng HQ5 bị hư hại, mỗi chiến hạm có hai chiến sĩ bị tử thương.
– Tuần Dương Hạm HQ16 bị trúng đạn nghiêng một bên, được lệnh quay về Đà Nẵng, có một chiến sĩ bị tử thương.
– Có 43 chiến sĩ trên đảo đã bị bắt làm tù binh, trong đó có cố vấn Mỹ, Mr Gerald Kosh, được đưa về Quảng Châu, sau đó được trao trả cho VNCH qua Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế.
* Thiệt hại về phía
Trung cộng:
Theo
tài liệu nghiên cứu của nhà biên khảo, Bác sĩ Trần Đại Sĩ ở Pháp, từng đi công
tác tại Trung cộng thì cho biết sự thiệt hại của Trung cộng như sau:
– Liệp Tiềm Đỉnh (Hộ Tống Hạm) Kronstadt, ký số 271, Hạm trưởng là Đại-tá Vương Kỳ Vy, tử thương. Chiến hạm K271 bị chìm.
– Liệp Tiềm Đỉnh (Hộ Tống Hạm) Kronstadt, ký số 274, Hạm trưởng là Đại-Tá Quan Đức, tử thương. Đây là soái hạm của chiến dịch. Tư lệnh mặt trận là Đô đốc Phương Quang Kinh, Tư lệnh phó Hạm đội Nam Hải của Trung cộng tử thương. Hộ tống hạm K274 bị hư hại nặng và ủi vào bãi san hô Quang Hoà. Sau đó được trục vớt đưa về đảo Hải Nam.
– Tảo Lôi Hạm (Trục Lôi Hạm), ký số
389, bị chìm, Hạm trưởng là Trung tá Triệu Quát, tử thương.
– Tảo Lôi hạm (Trục Lôi Hạm), ký số 396, bị hư hại nặng, Hạm trưởng là Đại-Tá Diệp Mạnh Hải, tử thương.
– Tảo Lôi hạm (Trục Lôi Hạm), ký số 396, bị hư hại nặng, Hạm trưởng là Đại-Tá Diệp Mạnh Hải, tử thương.
Ngoài ra còn có nhiều sĩ quan và binh sĩ TC bị tử thương.
Soái hạm HQ TC, K274 bị chìm sau khi ủi vào bãi san hô ở đảo Quang Hoà. |
Thay
lời kết:
Vào tháng 12 năm 2008 tôi hân hạnh có được nhiều cơ hội
tiếp xúc với Đô Đốc Thoại khi Đô Đốc Thoại đến Đức quốc để cùng với Luật Sư
Nguyễn Thành đến từ Mỹ, Luật Sư Trần Thanh Hiệp đến từ Pháp thuyết trình về chủ
đề „Hội Luận về Hiện Tình Lãnh Thổ và Lãnh Hải Việt Nam“ được
tổ chức tại Frankfurt am Main, Đức Quốc ngày 06.12.2008. Nhờ vậy tôi biết thêm
một số chi tiết cần để ý về Trận Hải Chiến Hoàng Sa 19.1.1974:
– Đô
đốc Thoại cho biết rằng vào ngày 17.1.1974 Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và phái
đoàn đến thăm viếng Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng 1 Duyên Hải. Nhân dịp nầy tại
Trung Tâm Hành Quân, Đô Đốc Thoại đã trình bày về hiện tình Hoàng Sa. Sau phần
thuyết trình, khoảng 15 phút, Đô Đốc Thoại nhận chỉ thị trực tiếp từ Tổng thống
Nguyễn Văn Thiệu với thủ bút của Tổng Thống.
Tóm lược phần chỉ thị cho Đô Đốc Thoại:
„Thứ nhứt là
tìm đủ mọi cách ôn hòa mời các chiến hạm Trung Cộng ra khỏi lãnh hải Việt Nam
Cộng Hòa. Thứ hai, nếu họ không thi hành thì được nổ súng cảnh cáo
trước mũi các chiến hạm này và nếu họ ngoan cố thì toàn quyền xử dụng vũ khí để
bảo vệ sự vẹn toàn của lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa.“
Tổng thống Thiệu rời Bộ Tư Lịnh
Hải Quân Vùng 1 Duyên Hải sau khi ra chỉ thị về biện pháp đối phó với Trung Cộng khi hạm đội Trung Cộng xâm nhập hải phận Việt Nam Cộng Hòa tại Hoàng Sa (1974). |
– Sau khi trận chiến xảy
ra, Tư Lệnh Vùng 1 Duyên Hải đã xin Bộ Tư Lệnh Hải Quân tăng viện cho chiến
dịch bảo vệ Hoàng Sa thêm Tuần Dương Hạm Trần Quốc Toản HQ6 và Hộ Tống Hạm Chí
Linh HQ11.
– Khi nghe trận hải chiến
bắt đầu thì Trung tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Vùng 1 Chiến Thuật, đã đến
Trung Tâm Hành Quân của BTL Hải Quân Vùng 1 Duyên Hải để được nghe Đô Đốc Thoại
trình bày diễn tiến trận hải chiến. Lúc đó vị cố vấn Mỹ tại Sài Gòn cho Phó Đề
Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Tư Lệnh Vùng 1 Duyên Hải biết qua vị cố vấn Hoa Kỳ của Hải
Quân Vùng 1 Duyên Hải thì TC có 17 chiến hạm, trong đó có 4 tàu ngầm đang hướng
về Hoàng Sa.
Ngay lúc đó
cố vấn trưởng Hoa Kỳ của Hải Quân Vùng 1 Duyên Hải bước vào Trung Tâm Hành Quân
cho Đô Đốc Thoại biết phản lực cơ chiến đấu của Trung Cộng sắp cất cánh từ đảo
Hải Nam để tấn công hai chiến hạm vừa được vị Tư Lệnh Vùng 1 Duyên Hải chỉ
định hướng về Hoàng Sa để gia nhập Hải Đội của Đại tá Ngạc…“ (hết trích)
Được biết sau trận hải chiến Hoàng Sa 19.1.1974 Bộ Tư Lệnh HQ VNCH có kế hoạch
thực hiện 2 chiến dịch Bạch Đằng 50 và Bạch Đằng 52 nhằm tái chiếm quần đảo
Hoàng Sa đã bị Hải quân TC xâm chiếm.
Chiến hạm
HQ503 mà tôi phục vụ là loại Dương Vận Hạm (LST) cũng nằm trong danh sách của
chiến dịch. Có lẽ chiến hạm tôi được trưng dụng vì vừa có thể chở quân, vũ khí
đạn dược, xe tăng dưới hầm và trên boong còn có thể chở được máy bay trực thăng,
đại bác. Nhưng có lẽ vì cộng quân Bắc Việt gia tăng gây áp lực trên các mặt
trận địa chiến vào năm 1974 nên 2 chiến dịch BĐ 50 và BĐ 52 không thể thực hiện
được và đã được huỷ bỏ. Có lẽ Bộ Tư Lệnh Hải Quân VNCH cũng đã cân nhắc kỹ càng
về mối tương quan lực lượng Hải quân giữa ta và Trung cộng cũng như tình hình
chiến sự bất lợi cho ta trong thời điểm đó.
Tôi ghi lại nơi
đây hình ảnh Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại đã được mời đến Đức Quốc ngày
06.12.2008 để trình bày về Trận Hải Chiến Hoàng Sa 19.1.1974. Đó cũng là ý muốn
của cựu Tư Lệnh Chiến trường và cũng là cựu Chỉ Huy Liên Đoàn Đặc Nhiệm năm
xưa.
(Hình
được trích từ báo Người Việt Tây Bắc (USA) số 1774 Thứ Sáu Ngày 12 tháng 12 năm
2008)
Mời xem tiếp Những Mùa Xuân Ghi
Dấu (Phần 3): Mùa Xuân Ất Mão 1975 – Đám Cưới, Di Tản Quân Dân Cán
Chính và những tháng năm kế tiếp:
Nguyễn văn Phảy
Xuân Quý Tỵ 2013 in Germany