Đỗ Ngà
“Cao tốc Bắc - Nam đắt đỏ: Bộ Giao thông vận tải
có tùy tiện?” là bài báo được Tuổi Trẻ đăng vào ngày 3 tháng 6 năm 2020. Bài
báo này cho biết, dự toán chi phí xây dựng đường cao tốc Bắc Nam do Bộ Giao
Thông Vận Tải đưa ra cao hơn con số tính toán của Bộ Xây Dựng rất lớn. Cụ thể
như sau: Đoạn Mai Sơn-Quốc lộ 45 bị Bộ GTVT cho đội giá lên 2939 tỷ đồng; đoạn
Nghi Sơn-Diễn Châu đội lên 511 tỷ đồng; đoạn Diễn Châu-Bãi Vọt đội lên đến 5579
tỷ đồng. Đấy là chỉ mới nêu ra 3 gói thầu mà đã đội lên đến 9029 tỷ tương đương
gần 400 triệu đô chiếm 26% tổng giá dự toán. Thực tế dự án đường cao tốc Bắc
nam có tổng cộng đến 11 gói thầu như vậy, chắc chắn con số tiền đội lên sẽ nhiều
hơn.
Hôm nay ngày 5 tháng 6 năm 2020, trên báo tuổi
trẻ có đăng bài “Không có tiền trả nợ, Sông Đà xin chỉ định thầu làm cao tốc Bắc
– Nam”. Bài viết cho biết, Tổng công ty Sông Đà đang cạn tiền và đã mất khả
năng trả nợ Ngân Hàng Phát Triển Châu Á- ADB với số tiền lên đến 114,8 triệu
đô. Với một ông Chúa chổm đang ngáp ngáp vì cạn tiền như thế, nhưng Bộ Xây Dựng
lại yêu cầu thủ tướng ưu tiên chỉ định thầu cho Sông Đà một số gói thầu trong dự
án cao tốc Bắc-Nam. Được biết công ty này là đứa con cưng của Bộ Xây Dựng.
Tổng công ty Sông Đà đang lâm nợ, chắc chắn mục
đích của Bộ Xây Dựng là muốn nó được sự chỉ định thầu để kiếm tiền trả nợ. Ở
đây có một điều khó hiểu là, khi muốn con mình được chỉ định thầu thì lẽ ra Bộ
Xây Dựng phải để giá cao như giá của Bộ GTVT đưa ra chứ tại sao họ lại down giá
xuống đến 26% để làm gì? Thực ra việc down giá của Bộ Xây Dựng nhằm mục đích là
để giành gói thầu về phía mình, chỉ đơn giản là vậy. Chắc chắn rằng họ thừa biết,
khi down đến 26% giá thì dự án vẫn còn đủ độ béo để đứa con cưng của mình có thể
đánh chén no nê.
Vậy câu hỏi đặt ra là giá thực của nó là bao
nhiêu, và Bộ GTVT đã đôn lên bao nhiêu phần trăm? Giá thật thì chúng ta khó mà
biết được, nhưng phần đôn lên thì theo ước lượng chủ quan của tôi là không dưới
100% so với giá đúng. Vì sao tôi lại đưa ra con số vậy? Để hiểu vì sao xin mời
mọi người tham khảo bài viết “Giải trình về "giá 1 km đường cao tốc Việt
Nam đắt hơn Mỹ, Trung Quốc": Con số bất ngờ từ Bộ trưởng GTVT được đăng
trên báo CafeF ngày 15 tháng 6 năm 2017. Bài báo cho biết thực tế giá đầu tư mỗi
km đường ở Việt Nam cao gấp từ 2 đến 4 lần so với giá đầu tư loại đường tương
đương ở các nước khác, thậm chí cao hơn ít nhất 200% giá của những nơi có đơn
giá nhân công – thiết bị - vật tư cao ngất ngưởng như Mỹ và Âu Châu. Nếu gấp 2
lần thì rõ ràng bộ GTVT đôn lên 100% so với giá đúng, còn nếu gấp 4 lần thì rõ
ràng họ đôn giá lên gấp 300%. Vậy nếu chỉ down giá xuống 26% thì chắc chắn công
ty Sông Đà sẽ trúng rất đậm, và đó là lý do tại sao Bộ Xây dựng dám down giá đến
26% và xin cho Sông Đà được chỉ định thầu?!
Đó là là hình ảnh các doanh nghiệp nhà nước
chĩa vòi hút cạn bầu sữa ngân sách. Thế nhưng nếu nói một cái vòi trong nước
thì chưa đủ, thực chất ngân sách còn bị cái vòi thứ 2 chọc vào hút cạn bằng thủ
thuật tinh vi hơn và gian manh hơn rất nhiều. Để biết những ông “nước ngoài”
rút rỉa ra sao, chúng ta hãy nhìn vào dự án Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè giai đoạn
1, và dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông thì ắt biết. Cả 2 dự án này đều dùng
chiêu như nhau là bỏ thầu thấp, sau đó hối lộ quan chức rồi thông đồng đội giá
thành. Nhưng điều đáng nói là dù đội giá thành lên nhiều lần chúng còn không những
không làm đúng tiến độ mà còn dở trò chây ì để moi thêm tiền chủ đầu tư. Dự án
Cát Linh-Hà Đông đã đội vốn 300% và chậm tiến độ 8 lần. Câu hỏi là tại sao
Trung Cộng lại làm được chuyện ấy và lặp đi lặp lại ở rất nhiều dự án?
Để hiểu được tại sao thì xin mọi người hãy xem
bài viết “DN Trung Quốc sẵn sàng lại quả tối thiểu 30% bằng 'tiền tươi'” đăng
trên báo VTV Ngày 7 tháng 7 năm 2014. Trong bài báo, chính tiến sĩ Lê Đăng
Doanh nói như thế. Vậy câu hỏi đặt ra là, Trung Cộng bỏ thầu giá thấp nhưng lại
ngắt đến 30% giá trị hợp đồng để lại quả thì vậy lời đâu mà họ ăn? Câu trả lời
là 30% lại quả đó cho đám quan chức với điều kiện là chúng phải có cam kết. Vậy
chúng cam kết gì? Chúng cam kết là ủng hộ những yêu cầu điều chỉnh giá của phía
nhà thầu. Như vậy với 30% tiền lại quả, đám quan chức CS đã chấp nhận móc lấy từ
200% cho đến 300% tiền của dân để giao cho bọn nhà thầu "nước ngoài".
Hay nói đúng hơn, chỉ cần Tàu Cộng nhét mồm bọn quan chức 1 đồng, thì chúng sẵn
sàng móc túi dân 10 đồng để dâng cho quan thầy. Thế mới thấy sự khốn nạn của
đám quan chức CS nó như thế nào?!
Ngày 4 tháng 6 năm 2020 trên báo Người Đô Thị
có bài viết “Hoá ra hàng loạt dự án của Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc đều chậm
tiến độ, đội vốn”. Bài báo cho biết, tất cả mọi dự án do Trung Quốc nhận thầu
trên khắp thế giới luôn xảy ra hiện tượng đội vốn và chậm tiến độ chứ không
riêng gì ở Việt Nam. Vấn đề này người ta đã biết từ lâu chứ không phải đợi đến
khi bài báo này nói ra người ta mới biết. Ấy vậy mà, việc nhà thầu Trung Quốc vẫn
cứ được ưu tiên trúng thầu các dự án lớn tại Việt Nam chắc chắn có quan hệ
chính trị mờ ám đằng sau.
Dự án nhà nước dùng vốn ngân sách hay vốn vay
thì nói cho cùng cũng là dân gánh chịu. Vốn ngân sách là đồng tiền hiện tại từ
trong túi dân, vốn vay thì khi trả nhà nước cũng tăng thuế bù vào, vậy thì nói
cho cùng vốn vay cũng là tiền túi của dân trong tương lai mà thôi. Như vậy qua
đây chúng ta thấy, tất cả những dự án xây dựng cơ bản tại đất nước này, hoặc
chính đám quan chức chọc vòi vào ven mà hút máu dân hoặc chính bọn họ dẫn đường
ông “bạn vàng” sang chọc vòi vào hút. Với ĐCS cai trị, thì có thể khẳng định
người Việt không bao giờ thoát khỏi kiếp bị vặt lông hút máu. Cái đáng hận là
nó cõng bạn vàng sang hút máu dân mình. Thế mới đau.
-Đỗ Ngà-
Tham khảo: