29 octobre 2021

Cuộc Nam chinh chống Dịch thắng hay bại ?

Thiện Tùng

Chuyền nhông không khớp !. Phải điều chỉnh lại ngay ! - Ảnh minh hoạ.

Khi dịch CoVi-19 đổ bộ vào Nam hành hung Sài thành, trung tâm kinh tế… cả nước, sẽ làm phương hại đến khả năng thực hiện “Mục tiêu kép”. Thừa lịnh triều đình, với vai trò trưởng Ban phòng chống dịch, phó thủ tướng Vũ Đức Đam cùng phó thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình dẫn quân vào Nam, phối hợp với địa phương bình định dịch (dập dịch).


Chúng ta mới thắng từng trận, cả cuộc chiến còn ở phía trước.

Dựa vào chủ trương “Chồng dịch như chống giặccủa tư lịnh tối cao Nguyễn Phú Trọng, và căn cứ vào biện pháp “giãn cách, bao vây phong toả dịch” theo nội dung, tinh thấn chỉ thị 15 và 16 của Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Theo quyết tâm chính trị, chỉ cần 10 ngày là loại được dịch ra khỏi cộng đồng, ông Đam tả xông hữu đột, điều binh khiển tướng xung trận. Hết hạn 10 ngày mà chẳng những không dập được ổ dịch ở Sài thành mà nó còn lan rộng ra các tỉnh Nam bộ, số lượng lây nhiễm và tử vong ngày một tăng, “mục tiêu kép” có nguy cơ bị phá sản.

 

Trước hiện tình, trong khi ông Đam còn đang điều binh khiển tướng chống dịch ở phương Nam thì, ở phương Bắc, Trung ương tổ chức cuộc họp đi đến quyết định giải tán Ban chỉ đạo phòng chống dịch hiện hành, thành lập ngay Ban phòng chống dịch mới, cử ông Phạm Minh Chính, nguyên Trung tướng Công an, đương kiêm Thủ tướng Chính phủ làm trưởng Ban.

 

Không như Ban cũ đa phần là Dân sự, Ban chỉ đạo mới nầy được tăng cường thêm nhiều tướng lĩnh, hừng hực khí thế bước vào trận chiến:

 

- Nguyên Trung tướng Phạm Minh Chính, đương nhiệm Thủ tướng làm trưởng Ban. Trước khi xuất quân, ông Chính nói trước toàn Ban: “Nhứt định ta sẽ sớm chiến thắng đại dịch CoVi-19”.  

 

- Đại tướng Tô Lâm, đương nhiệm Bộ trưởng Công an.

 

- Đại tướng Phan văn Giang, đương nhiệm Bộ trưởng Quốc phòng.

- Nguyên Thượng tướng Quân đội Nguyễn Trọng Nghĩa, đương nhiệm Trường Ban Tuyên Giáo Trung ương Đảng.

 

- Nguyên Thiếu tướng Quân đội Nguyễn Mạnh Hùng, đương nhiệm Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông (4T).

 

Thế là, tác chiến về bạo lực do Bộ trưởng Công an Tô Lâm và Bộ trường Quốc phòng Phan văn Giang đảm trách. Khi xuát quân, ông Giang khích lệ binh sĩ: không thắng không về”  /  Tác chiến về “chiến tranh tâm lý” và chống các “thế lực thù địch” do Trưởng Ban Tuyên Giáo Nguyễn Trọng Nghĩa và Bộ trưởng 4T Nguyễn Mạnh Hùng đảm trách. Vậy là cuộc chiến phòng chống giạc dịch được kết hợp chặt chẽ giữa bàn tay sắt với bàn tay nhung?.

 

Sau khi nhận nhiệm vụ trưởng Ban phòng chống dịch, ông Chính thân chinh dẫn đội quân tổng hợp vào Sài thành. Ông vẫn bám  chủ trương biện pháp cũ, nhưng vận dụng chúng một cách sáng tạo và nâng cao bằng chỉ thị 19.  Thế mà, hết đợt nầy đến đợt khác, vẫn không chặn đứng được dịch. Càng bao vây phong toả, xét nghiệm… lây nhiễm và tử vong ngày càng tăng, “mục tiêu kép” trên đà sụp đổ. Ngoài dân chúng kêu than, nhiều cơ sở sản xuất bị đính đốn, còn  có lãnh đạo một số địa phương không còn tin tưởng vào chủ trương, biện pháp chống dịch do Trung ương áp đặt. Bằng chứng là tỉnh Kiên giang bắt đầu “xé rào”, Bí thư TP HCM Mguyễn văn Nên nói trước hội nghị Thành uỷ mở rộng: “Thành phố Hồ Chí Minh không thể cứ phải thực hiện chỉ thị 16 được”  ..v.v… (theo báo Pháp Luật Online).

 

Trước áp lực chung, Ban chỉ đạo phòng chống dịch đành phải chấp nhận xuống thang, ông Chính nói: “Phải sống chung lâu dài với dịch bịnh, không thề khống chế tuyệt đối !”, khiến cho những người chuyên nghề ăn theo, nói leo thuộc diện “tai, mắt, mũi, họng”  không kịp trở cờ, rơi vào thế việt vị, rõ nhứt là biên tập viên Quang Anh (xem ảnh dưới).

 

 Biên tập viên VTV Quang Anh  mà dám chỏi lại Thủ Tướng Chính phủ !

Với tư cách Thủ tướng Chính phủ, kiêm trưởng Ban phòng chống dịch quốc gia, ông Phạm Minh Chính ra lịnh cho các tỉnh, thành bắt đầu từ 1/10/2021 xoá dần phong toả để rồi “chung sống với dịch”, đưa cuộc sống kinh tế xã hội  trở lại bình thường mới.

Ông Chính ra lịnh như thế, nhưng từng địa phương không triệt để thi hành. Trước hiện tình, ông Chính bực mình than: “Trên nói dưới không nghe ! ”. Thế rồi, một kẻ nịnh/sàm thần nào đó “lên dầu sống” đề nghị: “phải tăng thêm quyền cho Thủ tướng”. Thật buồn cười, đã là Thủ tướng, một trong tứ trụ triều đình, nắm trong tay quyền Hành pháp mà còn đòi tăng quyền - đã tột đỉnh, quyền đâu nữa mà tăng, phải chi gã ấy đề nghị tăng uy tín cho ông Chính thì có lý hơn, nhưng uy tín cá nhân phải do bản thân người ấy tạo nên?.  

 

Để tránh tệ trạng “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” đang diễn ra, được biết:  Ngày 11/10/2021, Chính phủ ra nghị quyết số 128/NQ-CP ban hành quy định tạm thời với tựa đề “THÍCH ỨNG AN TOÀN, LINH HOẠT, KIỂM SOÁT HIỆU QUẢ DỊCH COVID -19".

 

Người ta lấy làm lạ, thắc mắc: “Đã là Nghị quyết sao còn nói chỉ Quy định tạm thời?.

 

Nhiều báo quốc doanh bào chữa: “Chính phủ ra Nghị quyết 128, tạm thời không áp dụng Chỉ thị 15, 16, 19”.

 

Tạm thời có nghĩa khi nào cần thì áp dụng lại chớ gì?. Hèn chi, khi vừa tháo dở rào phong toà (phóng sinh), người ta ùn ùn tháo chạy về quê, có lẽ vì sợ dịch tái phát rồi Chính phủ sẽ áp dụng lại chỉ thị 15,16,19 chớ gì?. 

 

Ai cũng thấy, cũng biết, sau khi xoá phong toả (1/10/2021), việc lây nhiễm và chết chóc vì dịch bịnh mới bắt đầu giảm xuống. Vậy là áp dụng chỉ thị 15, 16, 19  trong phòng chống dịch không có hiệu quả mà ngược lại?.

 

*

Chỉ có vụ dịch mà ông nói gà bà nói vịt không biết nghe ai ! - Cùng chủ trương, biện pháp phòng chống dịch và cũng trong cùng một thời/địa điểm mà ông Chính đề cao chủ trương, biện pháp do trên đề ra, còn dư luận xã hội nói chung cáo buộc (phản biện) nó không thích hợp, gây hậu quả nghiêm trọng:

 

1/ Ý kiến ông Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ kiêm trưởng Ban phòng chống dịch:

 

Sáng ngày 9/10,2021, trong cuộc họp trực tuyến với các Ban chỉ đạo phòng chống dịch 63 tỉnh, thành, ông Phạm Minh Chính khẳng định: “Đến nay tình hình dịch cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc.  Nhờ các địa phương tăng cường giãn cách xã hội mới kiểm soát được tình hình dịch bịnh. Đặc biệt, tại TPHCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An số ca nhiễm mới và tử vong đã giảm rõ rệt…” .Thế là nhờ có sự chỉ đạo sáng suốt, kịp thời, quyết liệt…trong giãn cách, bao vậy, phong toả theo tinh thần Chỉ thị 15, 16, 19 nên đã kiểm soát được dịch bịnh chớ gì?

 

Ngày 20/10/202, tại cuộc họp trực tuyến Quốc hội lần 2/khoá 15, trước 62 đoàn đại biểu quốc hội các tỉnh, thành, ông Phạm Minh một lần nữa lại khẳng định: “Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực, quyết tâm cao và phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, các địa phương, đặc biệt là các lực lượng tuyến đầu chống dịch nên công tác phòng, chống dịch ngày càng chuyển biến tích cực, hiệu quả hơn…”. Vậy là vô hình trung nhờ ông Chính thay ông Đam cầm quân xuất trận mới đẩy lùi được Dịch?. Những gì ông Chính nói trước cuộc họp Quốc hội lần thứ 2/khoá 15 nầy, đài VTV1 phát phiên 19 giờ ngày 20/10/2021, khiến phần lớn người xem lắc đầu, ngán ngẫm.

2/ Ý kiến ông Nguyễn văn Nên, Bí thư Thành uỷ TP HCM:  

Đỗ Duy Ngọc tự sự: Từ khi thành phố bùng phát dịch vào đầu tháng 5/2021, tôi cứ thắc mắc hoài về con số tử vong vì dịch bệnh. Con số người mắc bệnh ở thành phố cho đến nay là 416.665 người, nhưng con số tử vong đã lên đến trên 18.000. Trong khi đó, ở Bình Dương số người nhiễm là 224.877 tức khoảng hơn một nửa Sài Gòn nhưng số người chết chỉ hơn 2.000 người. Nếu so sánh với thế giới như Mỹ có 44.900.000 người nhiễm và số người chết là 724.000 người. Ấn Độ có 34.100.000 nhiễm và chết 452.000 người, Brazil có 21.600.000 nhiễm và tử vong 603.000 người. Việt Nam có 861.000 người nhiễm và 21.131 tử vong. Toàn thế giới có 219.000.000 người nhiễm dịch và số tử vong là 4.550.000 người. Nếu lấy tỷ lệ số người chết trên con số người nhiễm bệnh, ta thấy rằng tỷ lệ ở thành phố HCM nằm trong số những nước có tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới. Nếu tính chung ở Việt Nam con số đó là 2.5% thì riêng thành phố đã là gần gấp đôi.

Cho đến ngày 12/10/2021, tại buổi giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên đã chia sẻ về những ngày tháng chống dịch khốc liệt, chưa từng có của thành phố, tôi mới thấy được nguyên nhân về con số tử vong cao ngất ấy”. Ý kiến ông Nguyễn văn Nên:

Ông Nên nói: “…Thành phố đã áp dụng biện pháp khẩn cấp nhưng không tuyên bố "tình trạng khẩn cấp". Và nhân dân lúc đó cũng chẳng biết tình hình thật sự như thế nào, bởi những biện pháp, văn bản, chỉ thị quay liên tục, thay đổi liên tục, đâu có hay là thành phố đã vào thời điểm khẩn cấp. Điều này cũng khiến cho một bộ phận nhân dân còn chủ quan, nên việc ngăn chận dịch bệnh không hiệu quả. Đồng thời, lúc đó TP có đưa ra chỉ tiêu xét nghiệm 500.000 mẫu/ngày, huy động hết lực lượng nhưng cho kết quả chỉ vài chục ngàn mẫu. Quyết định giãn cách để xét nghiệm phát hiện ca nhiễm ngăn chặn kịp thời nhưng lúc đó "vũ khí chiến đấu" không phù hợp. Lúc đó chưa có thuốc điều trị, TP tập trung xây dựng bệnh viện dã chiến để tập trung ca nhiễm COVID-19 (F0). Nhưng tập trung xong ngồi đó ngó, ai khỏe vượt qua, ai mệt thì đi nằm bệnh viện. Việc này tạo áp lực căng thẳng rất lớn, không biết làm gì. Giữ F0 lại ngăn chặn nguồn lây nhưng tập trung họ lại xong không biết làm gì".

Ông Nên đã nói thật: “…Thể hiện sự lúng túng của nhà cầm quyền đưa đến hậu quả khốc liệt. Lúc đó, chủ trương cách ly tập trung cả F0 lẫn F1. Nhưng không có một biện pháp gì, không thuốc men, không được chăm sóc, thiếu thốn mọi phương diện. Và quan trọng nhất là "tập trung mà không biết làm gì ! . Kết quả là lùa vào tập trung như thế nên đưa đến lây nhiễm chéo, người F1 có thể không nhiễm bệnh nếu được ở nhà, nhưng vào tập trung nên lây nhiễm và cuối cùng trở thành người bệnh và tử vong. Người F0 dù không triệu chứng, cứ xét nghiệm thấy dương tính là đưa đi, vào nằm không có thuốc, thiếu chăm sóc, kiệt sức là đi luôn. Tập trung F0 lại mà không biết làm gì, ai khoẻ thì vượt qua, ai yếu thì chết, hên xui. Thế nên rất nhiều người chết oan. Đáng lẽ họ không phải chết nếu được nằm nhà, được chăm sóc tử tế, có thể cơn bệnh sẽ qua đi vì hơn 80% người nhiễm sẽ hết bệnh hoặc không triệu chứng nặng. Như vậy, rõ ràng là ở thành phố này, tỷ lệ tử vong cao là vì các chủ trương, biện pháp chống và phòng dịch đã mắc sai lầm trầm trọng trong cách ly tập trung biến khu cách ly thành ổ nhiễm.  Xét nghiệm toàn diện không giữ được những biện pháp an toàn cũng trở thành nơi truyền dịch…”  ( do Đỗ Duy Ngọc ghi lại) 

Đỗ Duy Ngọc bình: “Phát biểu của Bí thư thành phố đã trả lời được nguyên nhân tỷ lệ tử vong ở thành phố cao như thế. Và như vậy, trong số người chết có lắm kẻ chết oan. Họ chết vì những chủ trương sai lầm của nhà nước, của thành phố. Đương nhiên, cho đến nay chẳng có ai lãnh trách nhiệm, chẳng có ai bị kết tội. Chỉ còn lại đó nỗi đau của mỗi gia đình có người tử vong trong cơn đại dịch. Chỉ còn đó hàng ngàn đứa trẻ mồ côi chẳng còn người thân. Chỉ còn đó những nỗi mất mát không có gì bù đắp được ! ”.

3/ Ý kiến bác sĩ  Phan Xuân Trung:  

Bác sĩ Phan Xuân Trung là người sáng lập mạng lưới “Giúp Nhau Mùa Dịch”, gồm các y bác sĩ tình nguyện hỗ trợ miễn phí các bệnh nhân Covid tại Sài Gòn, ra đời đầu tháng 6/2021, thu hút sự tham gia của khoảng 50.000 thành viên. Ông Trung trả lời phỏng vấn Đài RFI (Tùng tôi chỉ ghi lại nguyên văn một số câu trả lời của ông Trung trả lời đài RFI):

 BS Phan XuânTrung: “Tựu trung lại thì người chết khá nhiều khi nhập viện, tập trung ở « đầu vào », mà người ta gọi là « tầng hai ». Do thiếu tổ chức, thiếu chuẩn bị, thiếu nguồn lực về tất cả mọi mặt, cho nên hậu quả là « đầu ra » là quá tệ hại. Người ta chết bởi vì ngay từ ở nhà, người ta không biết được rằng người ta sẽ bị bệnh như thế nào, người ta sẽ được điều trị như thế nào, khi bệnh thì kêu ai và đi đến đâu. Cho nên việc chết không chỉ xẩy ra ở « tầng hai », mà xảy ra từ nhà của bệnh nhân, cho đến trên chiếc xe cấp cứu. Và nơi tiếp nhận là một sự khiếm khuyết toàn diện, sự đổ vỡ toàn diện diễn ra ở đó”.

BS Phan Xuân Trung: “Khi người ta cần cấp cứu, trong cơn tuyệt vọng, người ta kêu cứu, thì tài nguyên về cấp cứu không đầy đủ. Cơ số xe cấp cứu không được tăng thêm, trong lúc số ca tăng vọt, cho nên nhiều bệnh nhân bị bỏ rơi. Họ tuyệt vọng phải ở lại nhà. Số được đưa đến bệnh viện bằng những xe cấp cứu không đủ đáp ứng, bị chậm trễ. Một trong những nguyên nhân ác nghiệt gây ra chậm trễ là các rào chắn, rào thép gai, băng dọc băng ngang các con đường. Nó cản trở việc cấp cứu đó, cản trở việc cấp cứu của các xe 115 của nhà nước, cản trở luôn sự cấp cứu của dân chúng với nhau. Và đội ngũ tắc-xi cũng bị tê liệt, khi không được chạy, không được tham gia. Mọi con đường tìm lối thoát bị chặn. Hậu quả tất yếu là nhiều người có điều kiện được nhập viện (mà người ta gọi là « tầng hai »), thì khi lọt vô được vào cánh cổng đó là đã hết hơi rồi. Không còn sức để mà sống nữa. Cho nên là chuyện vô tới nơi là chết, số lượng chết tăng lên là hiển nhiên.

Về sau này, người ta bắt đầu thấy tầm quan trọng của « tầng điều trị ban đầu », tầng thứ nhất, tức tại nhà. Nếu việc chăm sóc tại nhà được tổ chức tốt, thì có thể cứu được người ngay khi bệnh bắt đầu chớm. Tôi đã từng chia sẻ hình ảnh việc điều trị Covid này như việc « dập lửa ». Nếu lửa mới bắt đầu nhen nhóm nhỏ, mà dập ngay lập tức thì không thành đám lửa lớn. Mà đợi đến khi đám lửa đã bùng lên rồi, thì dập cực kỳ khó khăn. Mình chưa nói đến các cản trở xảy ra trong quá trình cấp cứu bệnh nhân, như đã trình bày, với việc ngăn cản lưu thông, rồi thiếu oxy, thuốc men, mọi thứ. Cho nên dẫn đến một thảm họa. Tôi cho rằng, nếu như Covid có một tỉ lệ tử vong trung bình 2%, ví dụ như vậy, mà ở thành phố HCM tăng gấp thêm nhiều thì đó là do cách điều hành, cách quản lý của Nhà nước, góp phần làm tăng tử vong đó lên.

Nếu chúng ta hiểu cái căn bản của lây nhiễm, chúng ta giãn con người ra, thì câu chuyện sẽ khác đi rất nhiều. Ở đây ngược lại, do lúc đó hầu như chỉ bám theo một phương hướng rất cũ, đó là « cách ly tập trung » và « phong tỏa », tức là dùng mọi biện pháp hành chính, những biện pháp cứng rắn, để kìm chế con người ở yên một vị trí. Thế mà chính việc ở yên một vị trí như thế là nguyên nhân để gây ra lây lan nhiều. Bởi vì nhà người ta chật chội quá, sống chung, sống đụng với nhau, tiếp xúc với nhau hàng ngày, nên khi lửa cháy rồi, nó cháy toàn bộ. Nếu điều trị tại nhà, thì phải có các điều kiện cách ly đàng hoàng, chứ không phải ở chung ở đụng, như trong thực tế”.

BS Phan Xuân Trung: “Để xử lý đại dịch này (về mặt y tế), có hai phần chính và một phần phụ. Phần chính thứ nhất là chống lây, phần thứ hai là chữa trị. Phần thứ ba là cái giá phải trả cho các giải pháp. Việc giãn cách, cách ly, phong tỏa lockdown thuộc về phần chống lây. Như vậy, nếu đã hội đủ điều kiện không còn lây lan nữa, thì phải giải bỏ những giải pháp này đi chứ. Tôi cho rằng, dù có lây nhiễm thì cái dư địa cho virus không còn nữa. Tôi cho rằng đã đến lúc, thậm chí gọi là muộn rồi. Bởi ngày nào còn giãn cách là một ngày dẫn đến tai họa cho xã hội. Nhiều thứ tai họa lắm, chứ không phải chỉ có cái đói không. Bao nhiêu người bị thiếu thuốc men, bao nhiêu người bị chết vì bệnh khác, rồi suy sụp kinh tế, khủng hoảng tinh thần, trầm uất, rồi suy sụp về giáo dục, tất cả mọi mặt đều bị suy yếu. Thành ra trở lại bình thường càng sớm chừng nào càng tốt chừng đó”.

..v.v…

Chỉ có vụ dịch bịnh mà “ông nói gà bà nói vịt” không biết đâu mà rờ!. Nên chăng, Đảng cần quyền cần tổ chức hội nghị bàn sâu về chủ trương, biện pháp phòng chống dịch vừa qua, loại trừ cho kỳ được bịnh bảo thủ dù nó ở cấp nào. Không thể chấp nhận nói như đùa giỡn trước hàng ngàn người chết oan và nhiều ngàn trẻ mồ côi do thiếu trách nhiệm trong phòng chống Dịch. -/-