Giải Nobel Hòa bình 2021 được trao cho nhà báo Maria Ressa và Dmitri Muratov |
Ngày 8.10.2021, Ủy ban Giải thưởng Nobel Na Uy thông báo giải Nobel Hòa bình năm nay về
tay nhà báo Philippines Maria Ressa và nhà báo Nga Dmitri Muratov.
Chủ tịch Ủy ban Nobel Na Uy, Berit Reiss-Andersen cho biết tại thủ đô Oslo là hai nhà báo được vinh danh vì những nỗ lực dấn thân cho tự do báo chí ở đất nước của họ. Cả hai đã "dũng cảm" đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận, mà theo ông Tự do ngôn luận là "điều kiện tiên quyết cho dân chủ và hòa bình bền vững.".
Muratov đã can dự liên tục cho tự do báo chí và quyền của giới viết báo ở Nga qua nhiều thập kỷ và trong những hoàn cảnh nhiều khó khăn. Ông là một trong những người sáng lập tờ báo độc lập "Novaja Gazeta". Bất chấp những vụ ám sát nhà báo và những lời đe dọa chống lại tờ báo,Chủ biên Muratov vẫn duy trì tờ báo và cự tuyệt không từ bỏ đường lối độc lập của tờ báo.
Ressa đã sử dụng quyền tự do ngôn luận để vạch trần sự lạm dụng quyền lực, bạo lực và chính trị độc đoán ở Phi luật Tân (Philippines). Nữ ký giả Ressa đồng sáng lập Rappler, một Diễn đàn trực tuyến điều tra vào năm 2012. Ressa đã thể hiện bản lĩnh là một nhà báo kiên cường không sợ hãi, quyết tâm bảo vệ quyền tự do ngôn luận. Diễn đàn Rappler luôn tường thuật thông tin chỉ trích cuộc chiến chống ma túy đẫm máu mà Tổng thống dân tuý Rodrigo Duterte khởi động.
Ủy ban Nobel ở Oslo, năm nay đã nhận được 329 đề cử, trong số đó có 234 đề cử cho các cá nhân và 95 cho các tổ chức. Đây là số lượng đề cử cao thứ ba cho đến nay - sau kỷ lục 376 vào năm 2016.
Giải Nobel Hòa bình là giải Nobel duy nhất được trao không phải ở Stockholm, mà ở Oslo. Giải này được coi là giải thưởng chính trị danh giá nhất trên thế giới.
Ngoài giải Hoà bình còn có các giải Nobel cho Y khoa, Vật lý, Hoá học và Văn chương đã được công bố trước đó.
Ngày 4-10, Viện Karolinska ở thủ đô Stockholm của Thụy Điển thông báo giải Nobel Y học năm 2021 thuộc về 2 nhà khoa học người Mỹ : David Julius và Ardem Patapoutian, “vì những khám phá của họ về cơ chế cảm nhận nhiệt độ và xúc giác của con người”. Nhà khoa học Arden Patapoutian là người Mỹ gốc Liban.
Ngày 5-10, Viện Hàn lâm khoa học hoàng gia Thụy Điển cho biết giải Nobel Vật lý năm 2021 được trao cho nhà khoa học Syukuro Manabe (Nhật), Klaus Hasselmann (Đức) và Giorgio Parisi (Ý)
Ba nhà khoa học được vinh danh nhờ công trình nghiên cứu "về mô hình vật lý khí hậu Trái Đất và định lượng các dự báo chính xác về khí hậu ấm lên trên toàn cầu" cũng như những đóng góp đột phá vào sự hiểu biết của giới khoa học về các hệ thống vật lý phức tạp.
Ngày 6 -10 , Viện Hàn lâm khoa học hoàng gia Thụy Điển đã công bố giải Nobel Giải Nobel Hóa học 2021 về tay hai nhà khoa học Benjamin List (Đức) và David W.C. MacMillan ( Anh) nhờ nghiên cứu phát triển xúc tác hữu cơ bất đối xứng.
Ngày 7-10, Viện Hàn lâm Thụy Điển công bố quyết định trao Giải Nobel Văn chương năm 2021 cho nhà văn Abdulrazak Gurnah (Tanzania), đã có những tác phẩm thể hiện những ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân và số phận của những người tị nạn trong hố sâu mâu thuẫn giữa các nền văn hóa và châu lục.
A.Gurnah sinh ra ở đảo Zanzibar (Tanzania) nhưng sống tị nạn ở Anh vào cuối thập niên 60. Ông đã xuất bản 10 tiểu thuyết và một số truyện ngắn với chủ đề về những người lưu vong và di cư. Các tác phẩm nổi tiếng của ông gồm: Paradise, Desertion , By the Sea ,.Memory of Departure và Pilgrims Way.
Abdulrazak Gurnah là người đoạt giải Nobel Văn chương thứ sáu trong lịch sử sinh ở Châu Phi. Người đầu tiên là Albert Camus nhận giải năm 1957,sinh ở Algeria năm 1913. Tiếp theo là Wole Soyinka (1986) người Phi châu đầu tiên, Naguib Mahfouz (1988) người Ai Cập đầu tiên, Nadine Gordimer (1991) và J. M. Coetzee (2003), đều đến từ Nam Phi.
Ngày 11.10.2021 sẽ công bố giải Nobel Kinh tế, đây là giải thưởng duy nhất không được nhắc trong di chúc của nhà phát minh chất nổ Alfred Nobel (1833-1896).
Tất cà các giải thưởng Nobel, có giá trị khoảng 9 tirệu đồng Krone Thụy điển , tương đương 830.000 € . Lễ trao giải Vật lý, Hóa học, Y khoa và Văn chương được tổ chức tại thủ đô Stockholm (Thụy Điển) ngày 10/12, ngày từ trần của Alfred Nobel. Riêng giải Nobel Hòa bình được Ủy ban Nobel của Quốc hội Na Uy trao tại thủ đô Oslo cũng vào ngày 10.12
Trong di chúc, Nhà sáng lập giải Nobel nêu nguyện vọng giải thưởng lập ra để trao cho những cá nhân hay tổ chức góp phần xây dựng tình hữu nghị, huynh đệ giữa các dân tộc cũng như giải thễ hay giảm quân đội ở mọi quốc gia trên thế giới.
Vũ Ngọc Yên