16 décembre 2019

Trung Quốc có thể xâm lấn chớ không dám xâm lược Việt Nam


Thiện Tùng

15/12/2019

(Chữ nghiêng là trích dẫn)




Đến giờ nầy, mộng xâm lược nếu còn chỉ ở các nước do Đảng Cộng sản cầm quyền, dễ thấy nhứt chỉ có  Đảng CSTQ. Việt Nam đang là miếng “mồi ngon” mà TQ đang thèm thuồng, dù giới lãnh đạo VN cùng ý thức hệ với họ.

Vì “Đại cục”, Việt Nam  “Nhập Trung”


Cho dù sức mạnh vượt trội, nhưng đối với VN, TQ không dám xâm lược theo dạng chiếm đóng lâu dài mà chỉ có thể xâm lấn từng nơi, từng lúc với nhiều dạng thức. Hay nói cách khác, TQ quốc có thể xâm “lược mềm” chớ không dám “xâm lược cứng” đối với VN.



Không phải do định kiến hay thù vơ oán chạ mà vì tham vọng thôn tính Đông Nam Á Châu, bằng mọi hình thức, thủ đoạn, TQ quyết ép cho kỳ được VN nếu không lệ thuộc cũng phụ thuộc vào họ để làm bàn đạp cho họ tiến xuống Phương Nam.



Và, không phải thương mến gì đối với VN, bởi VN cũng do Đảng Cộng sản đang cầm quyền, nhưng một  số cường quốc nói chung, các nước Asean nói riêng luôn đứng về phía Việt Nam, sẵn sàng liên minh liên kết với Việt Nam chống TQ, bảo vệ quyền lợi chính trị, kinh tế của mình nhằm ý đôi bên cùng có lợi.



Khổ nỗi, bất chấp lòng dân, những người cầm quyền Đảng CSVN, từ sau mật nghị Thành Đô năm 1990, dường như muốn “nhập Trung” thành nước Trung hoa lớn mạnh hơn, để cùng với giới lãnh đạo Đảng CSTQ làm “Anh cả đỏ” ít nhứt với khu vực Đông Nam Á châu.




I.- XÂM LƯỢC MỀM ĐỐI VỚI ViỆt NAM 



Dựa vào lợi thế nước lớn, đông dân số, có tìềm lưc quân sự vượt trội VN, TQ đã và đang xâm lấn VN với chiêu thức kết hợp “bàn tay nhung và bàn tay sắt”.



1/ Bàn tay nhung



 - Về chính tri,  tìm mọi cách dụ dỗ, mua chuộc lãnh đạo VN. Ngoài cài cấm gián điệp ở các cấp, các ngành khiến tướng Công an Trương Giang phải “kêu trời”. Họ còn giả nhân giả nghĩa, ra vẻ hào hiệp, mở lớp đào tạo nhiều loại cán bộ cho VN, thực chất  là đầu độc, Hán hóa số nầy nhằm phục vụ mưu đồ chiến lược của họ..v.v…



- Về kinh tế: Lợi dụng khi ngân sách VN còn eo hẹp và tính hiếu thắng, cầu cao cái gì cũng muốn “nhứt thế giới” của lãnh đạo VN, họ cho vay vốn với điều kiện phải chọn thầu khoán của họ để VN xây dựng cơ sở hạ tầng. Những cơ sở họ đã và định xây dựng có lợi cho VN thì ít, có lợi trước mắt và mưu đồ lâu dài cho họ thì nhiều / Để triệt tiêu nguồn lợi về hải sản, họ thường xuyên gây hấn bằng mọi cách, thậm chí bắn giết ngư dân VN đánh bắt thủy sản trên hải phận của mình / Bản thân họ làm chưa đủ, còn xúi giục Lào làm nhiều đập thủy điện chặn nước sông Mékong nhằm giết chết vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long của VN..v.v…Thế là, họ dùng mọi mưu ma chước quỷ “đánh vào dạ dày VN  để cho cái đầu nó gục xuồng”.



 - Về quân sự: Trung Quốc đã và đang áp dụng chiến thuật 3 mũi giáp công đối với VN: Lợi dụng, mua chuộc Lào và Campuchia ép từ phía Tây / Dùng hải quân, hải cảnh và ngư dân có trang bị vũ khí ép từ phía Đông (biển) / Trên đất liền họ đã và đang thực thiện kế sách “luồn tim” từ Bắc lan dần vào Nam: Họ cố rót lời đường mật vào tai lãnh đạo VN, khiến cho lãnh đạo VN đã và đang chấp nhận cho họ xây dựng những tiền đồn trá hình như khai thác Bauxite trên cao nguyên, lập những đặc khu Vũng Áng, Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc… dọc theo ven biển / Trung Quốc đang gặp khó khăn trong cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ, họ cho VN vay vốn xây mới hoặc mở rộng đường sá, những con đường nầy không cần thiết mấy đối với VN. Nhưng về trước mắt, họ dựa vào nó tuồn hàng sang Việt Nam để tiêu thụ tại chỗ và xuất khẩu, biến VN thành cửa khẩu xuất khẩu hàng hóa cho họ. Với lượng hàng hóa khổng lồ nầy, ngoài làm cho những ngành kinh tế sản xuất hàng hóa của VN bị đình đốn, còn làm cho VN mang tiếng xấu là đỡ đầu cho TQ buôn lậu?. Không khéo VN bị thiên hạ cấm vận thì chết không kịp ngáp?! Về lâu dài, những con đường nầy sẽ hữu dụng cho TQ vận chuyển quân và phương tiện chiến tranh khi cần.



2/ Bàn tay sắt:



Vẫn trong khuôn khổ xâm lược mềm, trong điều kiện, cơ hội nào đó, dựa vào thế thượng phong, TQ có thể ngụy tạo cớ dùng bàn tay sắt tấn công VN. Họ chỉ dùng bàn tay sắt khi VN không chịu “vâng lời”, đánh mang tính chất răn đe, dạy dỗ theo kiểu “cho ngọt cho bùi” không nhận thì “cho roi cho vọt” để VN sợ phải ngoan ngoản tuân lịnh, làm theo ý họ. Hành động của họ theo thói quen “vừa ăn cướp vừa la làng”, làm bậy mà miệng chối leo lẽo để chạy tội, giành phần phải về mình. Phải khẳng định rằng, đối với biển đảo, họ lấy cớ là “vùng tranh chấp” lấn chiếm, chớ đối với đất liền, biên giới đã phân định, cùng lắm đánh để “dạy cho VN bài học” như năm 1979 ở biên giới phía Bắc VN - đánh rồi  cũng phải rút quân.



II.-  TRUNG QUỐC KHÔNG DÁM XÂM LƯỢC CỨNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM



Thế giới chúng ta đang sống, thuộc thời đại “Toàn cầu hóa”. Theo thỏa thuận chung giũa các nước, đã hình thành 2 tổ chức “Đại Hội đồng Liên hiệp quốc” và “Hôi đồng Bao An Liên hiệp quốc”, có trách nhiệm quản lý và xử lý những sai phạm luật pháp Quốc tế đã được các thành viên của nó tham kiến, tham gia – Trung quốc và Việt Nam đều là thành viên LHQ.



Trục phát xít Đức, Ý, Nhựt xưa kia mạnh dường nào, họ tác oai tác quái từ Âu sang Á, rốt cuộc phải đại bại trước sức mạnh tổng hợp của Đông Minh. Trung quốc ngày nay “đơn thân độc mã’, dù binh lực có mạnh tới đâu cũng không thể đương cự với sức mạnh cộng đồng. Có lẽ đã nhận ra điều nầy, Trung Quốc chưa dám công khai xua quân xâm lược nước dù nhỏ nào. Chưa nói dùng bạo lực để xử trị, chỉ cần thế giới “cấm vận” TQ cũng sụp đổ ngay – Chỉ có thương chiến với Mỹ mà TQ đã  ngáp gió ?.



Vậy là, thời đại ngày nay, xua quân đánh chiếm nước người bị loại bỏ - TQ có muốn cũng không dám làm?.



III.-  VỀ QUÂN ĐỘI VIỆT NAM   [1]



1/ Thế giới nhận xét về Quân đội VN



Báo Đất Việt cung cấp thông tin: Ngày 28/92019, tổ chức Global Firepower xếp hạng, Việt Nam lọt vào Top 25 quân đội hùng mạnh nhất thế giới năm 2019, đứng vị trí 23 trong tổng số 137 lực lượng quân sự trên thế giới.



Việc so sánh sức mạnh quân sự của từng nước theo cách đối đầu trực tiếp là rất khó thực hiện. Do đó, bảng xếp hạng Sức mạnh Quân sự toàn cầu năm 2019 của Global Firepower đã cố gắng đánh giá sức mạnh của 137 quốc gia, vùng lãnh thổ dựa trên hơn 55 tiêu chí để tính điểm.


Trong bảng xếp hạng công bố năm 2019, Global Firepower xếp Việt

Nam ở vị trí thứ 23 trên tổng số 137 lực lượng quân sự trên thế giới.



 Bảng xếp hạng của Global Firepower tập trung đánh giá sự đa dạng về các loại vũ khí mà mỗi nước đang sở hữu và đặc biệt nhấn mạnh tới nguồn nhân lực thường trực. Các yếu tố về địa lý, năng lực hậu cần, tài nguyên thiên nhiên và vị thế ngành công nghiệp nội địa cũng được tính tới.



Mặc dù các cường quốc hạt nhân đã được thừa nhận vẫn giữ lợi thế trong bảng xếp hạng nhưng các kho vũ khí hạt nhân lại không phải là chỉ số để tính điểm.



Ngoài ra, các quốc gia chỉ có đất liền không bị trừ điểm vì thiếu lực lượng hải quân, nhưng những nước có hải quân vẫn bị trừ điểm nếu hạm đội của họ thiếu tính đa dạng.



Dựa vào các tiêu chí kể trên, Global Firepower đã đưa ra bảng xếp hạng của 25 lực lượng quân sự hùng mạnh nhất thế giới năm 2019  theo thứ tự gồm có: Đứng đầu vẫn là Mỹ, tiếp đến là Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Italy, Ai Cập, Brazil, Iran, Pakistan, Indonesia, Israel, Triều Tiên, Australia, Tây Ban Nha, Canada, Đài Loan, Việt Nam, Ba Lan và Saudi Arabia”.

  

 2/ Vì sao Quân đội VN ngán ngại va chạm với Quân đội TQ?

Vì Đảng cầm quyền Trung Quốc là bạn, là đồng chí cùng ý thức hệ  Cộng sản với Đảng cầm quyền Việt Nam, Họ vì “Đại cục” gì đó, Đảng CSVN luôn không để cho Quân đội dầu mang tên Nhân dân làm tốt nhiệm vụ chống TQ bảo vệ đất nước, bảo vệ nhân dân. Quân đội Nhân dân VN ngán ngại lâm chiến với quân đội TQ, vì lâm chiến thắng hay bại, sống hay chết đều không được Đảng và Nhà nước Cộng sản VN vinh danh. Từ sau mật nghị Thành Đô (1990) đến nay, bị Đảng CS VN kềm chế, Quân đội Nhân dân VN không làm tốt chức năng của mình, khiến cho  nhân dân ngày một bớt đi thiện cảm với Quân đội.



3/ Quân đội VN có bảo vệ được đất nước không? 

Theo tôi là có, với điều kiện đừng bắt nó chỉ biết “trung với Đàng”, để cho nó “trung với nước, hiếu với dân” (trong đó có Đảng) / Lãnh đạo VN đừng buộc nó bó tay như ở Gạc Ma năm 1988, cho họ hành động với sức mạnh vốn có để bảo vệ đất nước, dân tộc theo chức năng. 

Truyền thống của Quân đội và nhân dân VN Nam “chết thì thôi” kiên cường giữ được nước. Khi có chiến tranh, Quân đội ra tiền phương đối đầu với địch, Nhân dân ở hậu phương có trách nhiệm cung cấp “cơm áo gạo tiền” và cung ứng người kịp thời cho tiền phương.

Lịch sử đã ghi nhận: Nếu giặc xâm phạm biên giới thì tiến hành cuộc chiến giữ nước (vệ quốc), nếu giặc đã lọt vào trong nội địa thì tiến hành cuộc chiến giải phóng. Nhớ lại xem: từ ngàn xưa tổ tiên VN đã nhiều lần chống giặc phương Bắc (TQ) giữ được nước. Và trong thế kỷ 20, VN phải tiến hành thành công 4 cuộc chiến tranh giải phóng và giữ nước lâu dài với cường độ cao: Chiến tranh Giải phóng chống xâm lược Pháp (1945-1954) / Chiến tranh giải phóng chống can thiệp Mỹ và đồng minh của họ (1954-1975) / Chiến tranh Giữ nước chống Khmer Đỏ được TQ đỡ đầu ở biên giới Tây Nam(1976- 1988) /  Chiến tranh Giữ nước chống hơn 600 ngàn quân TQ xâm lược trên toàn tuyến biên giới phía Bắc (1979-1988) - cao điểm là tháng 2/1979.  



IV.- TRUNG QUỐC ĐANG ÂM THẦM DÀN TRẬN

Trong khi lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam vẫn không ngớt tụng niệm câu thần chú “4 tốt, 16 vàng”, lãnh đạo Bộ Quốc phòng vẫn chìm đắm trong vòng xoáy kim tiền cùng các màn “giao lưu quốc phòng” với “bạn” thì những gọng kềm của chủ nghĩa Đại Hán vẫn đang ngày đêm âm thầm siết chặt dải đất hình chữ S của chúng ta. Nhiều nguồn tin cho biết:

Trên đất liền: “Trung Quốc đang mở đường và lập căn cứ hậu cần cách biên giới phía Bắc VN không xa. Có lẽ, họ chuẩn bị cho cuộc chiến xâm lấn biên giới phía Bắc VN như năm 1979 khi cần”.  

Ven biển: “Trung Quốc đã chiếm lĩnh được hoặc đang tìm cách chiếm lĩnh: ngoài Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, nhiều vị trí xung yếu nằm dọc theo bờ biển Việt Nam như Vũng Áng (Hà Tĩnh), Lăng Cô, Cửa Việt, Hải Vân (Thừa Thiên Huế), SilverShores (Đà Nẵng), Vĩnh Tân (Bình Thuận), Duyên    Hải (Trà Vinh), hay Châu Thành (Hậu Giang)..v.v...”.

Họ cố tình căn kéo Quân đội VIệt Nam ra hai hướng đất liền và biển đảo. Hãy đề phòng họ dở trò “dương Đông, kích Tây” hoặc ngược lại.

V.-   QUÂN ĐỘI VIỆT NAM PHẢI LÀM GÌ ?

 Nhân ngày thành lập Quân đội Nhân dân VN 22/12/2019, Quân đội nên tiến hành ngay hai việc mà mình đã công bố trong Sách trắng  2019:

 1/ Sách trắng về quốc phòng 2019 đã ghi : “…Tùy diễn biến tình hình và trong những điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết với mức độ thích hợp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhau”.

Cụ thể là TQ đang bày binh bố trận để xâm lấn VN, tương quan lực lượng TQ đang ở thế mạnh, nước đã đến trôn, không ở đó mà tùy nữa, phải chủ động tìm cách liên minh liên kết với các nước ngay. Phải thấy rằng, việc bảo vệ biển Đông Nam Á (Đông VN) là quyền lợi và nghĩa vụ của nhiều nước chớ không riêng VN, đó là điều kiện thuận lợi cho VN tìm liên minh, liên kết?.

 2/  Sách trắng quốc phòng 2019 cũng nói rõ: “… Thực hiện phương châm  bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, sẵn sàng chống chiến tranh xâm lược”.

Trung Quốc đang bày binh bố trận, chuẩn bị làm hùm làm hổ, Nếu chưa chuẩn bị, tuy hơi muộn nhưng vẫn còn kịp, ngay bây giờ, Quân đội VN phải xác định địa điểm, triển khai quân quả trên lất liền, dọc ven biển, hải đảo, có vậy mới gọi là “phòng ngự từ sớm, từ xa, mới gọi là sẵn sàng chống chiến tranh xâm lược”. Nếu không làm như vậy, dân chúng “cóc tin” -  lời của trang báo điện tử Huỳnh Ngọc Chênh.

 3/ Có người  nhát gan cho rằng: “Dân số Trung Quốc đông, Quân đội Trung Quốc hùng mạnh, kinh tế hạng 2 thế giới, Việt Nam nhận chiến với Trung Quốc chỉ có thua”. Tôi cho rằng nhận xét ấy là thiển cận, nặng về  hình thức, nhẹ về bản chất: Từ xưa đến nay có bao giờ dân số, quân số TQ ít hơn VN, nhưng hành động xâm lấn, xâm lược là phi nghĩa, trong lịch sử, có bao  giờ họ xâm lược VN mà thắng được đâu, chỉ có mang đầu máu lui quân – rõ nhứt là trận chiến biên giới Bắc VN. Vì vậy, có gì phải sợ:

-  Có câu “Nuôi quân nghìn thuở sử dụng một ngày”, Quân đội Việt Nam có hạng chớ đâu phải bở, thuộc dạng tinh binh, có kinh nghiệm trận mạc, chỉ cần chỉ huy Quân đội không bọt phe với TQ “chìm đắm trong vòng xoáy kim tiền”, với 440.000 tinh binh được trang bị vũ khí và phương tiện chiến tranh khá hiện đại, sau lưng có 3 triệu quân dự bị động viên và 96 triệu dân (đứng thứ 14 thế giới) đã từng quyết tử cho tổ quốc tồn sinh.

 - Có địa Quân sự thuận lợi cho phòng ngự: Lưng dựa dải núi Trường Sơn hùng vĩ với núi rừng trùng điệp phía Bắc, mặt nhìn ra biển, có bờ biển dài hơn 2000 cây số, nếu chịu tử thủ, tử chiến là bảo vệ được đất nước?.

Nhớ lại xem, trước đây, được chính phủ Việt nam Cộng hòa chấp nhận trợ giúp, Mỹ và một số nước đồng minh của họ đổ gần 1 triệu quân vào Nam Việt Nam, Biển Đông VN trở thành ao nhà của họ - xuất nhập bất cấm. Thế mà suốt  8 năm (1965-1973),  gần 1 triệu “quân ngoại” kết hợp với hơn nửa triệu “quân nội” mà chẳng đánh bại được Quân Giải phóng. Rốt cuộc, Mỹ nuổng chí, phải cùng với đồng minh của mình lui quân. Điều kiện ngày nay, Việt Nam làm chủ toàn bộ đất liền và biển đảo của mình thì sợ gì Trung Quốc mà không chấp nhận chiến tranh Vệ quốc, cho dầu nhứt  thời họ có lọt được vào khu vực nhứt định nào đó ở bên trong, ta sẽ tiến hành cuộc chiến tranh Giải phóng đuổi họ ra?.

Kết

 “Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách”. Quốc gia là ngôi nhà chung, chứa đựng những ngôi nhà riêng. Nếu nước mất nhà tan, là công dân của đất nước phải có trách nhiệm góp phần giữ ngôi nhà chung. Nhưng trách nhiệm lớn nhứt hiện nay vẫn là Đảng CSVN đang cầm quyền. Hơn nữa, Đảng CSVN từng nói với dân: “Việc nước non hãy để Đảng và nhà nước lo. Nghe theo lời Đảng, hơn cả năm qua dân chúng không biểu tình chống TQ xâm phạm lãnh thổ, lãnh hải. Vậy, nếu đất nước có “mệnh hệ nào”, Dân sẽ không chấp nhận sự lãnh đạo của Đảng CSVN nữa và buộc phải cải tổ Quân đội.  -/-

--------------



   [1] mời đọc thêm về Quân đội Nhân dân Việt Nam đăng trên báo Kiến Thức.



Sức mạnh quân sự Việt Nam trên bảng xếp hạng thế giới

Kiến Thức 21/12/18 06:35 GMT+71 đăng lại Gốc

Trong năm 2018, vị thứ của Việt Nam trên bảng xếp hạng sức mạnh quân sự toàn cầu có sự thay đổi lớn, khi chúng ta đứng vào top 20 nước có tiềm lực quốc phòng mạnh nhất thế giới và top 15 châu Á.


Ngay từ giữa năm 2018, tổ chức Global Firepower đã cho công bố danh sách thứ hạng các cường quốc quân sự toàn cầu dựa trên điểm PwrIndx với 50 thông số có ý nghĩa quyết định đến khả năng đương đầu với chiến tranh thông thường, được thu thập từ các cơ quan tình báo và các báo cáo truyền thông quốc tế.  


Theo đó số điểm PwrIndx của Việt Nam trong năm 2018 do Global Firepower đánh giá đạt 0,4098 đứng thứ 20 thế giới và thứ 14 châu Á, trong khi đó ở khu vực Đông Nam Á – Việt Nam vẫn đứng vững ở vị trí thứ 2. Như vậy so với năm 2017 thì chúng ta đã bị giảm 4 bậc.



 Bên cạnh điểm PwrIndx, Global Firepower còn đánh giá chi tiết sức mạnh quân sự Việt Nam trong năm 2018. Theo với dân số hơn 96 triệu người, Việt Nam có quân đội thường trực vào khoảng 440.000 người cùng hơn 3 triệu quân dự bị. Ngân sách quốc phòng hàng năm ước tính xấp xỉ 3.4 tỷ USD.
 Theo bảng báo cáo của Global Firepower, Lục quân Việt Nam đóng vai trò “xương sống” trong Quân đội Nhân dân Việt Nam được trang bị 1.545 xe tăng; 3150 xe bọc thép; 2.200 pháo kéo; 524 pháo tự hành và hơn 1.000 đơn vị pháo phản lực phóng loạt các loại. (Nguồn ảnh: Quân khu 7)


 Không quân Nhân Dân Việt Nam theo như bảng thống kê tại trang Global Firepower cho thấy hiện có tổng cộng khoảng 283 máy bay các loại, trong đó có 76 máy bay tiêm kích, 76 máy bay tiêm kích - bom. Ngoài ra còn có 165 máy bay vận tải, 28 máy bay phản lực huấn luyện, 139 máy bay trực thăng vận tải và 25 máy bay trực thăng chiến đấu.
Global Firepower cũng nhận định Hải quân Nhân dân Việt Nam có hạm đội trên dưới 65 tàu chiến, trong đó có 9 tàu hộ vệ, 14 tàu tên lửa tấn công nhanh, 6 tàu ngầm, 25 tàu bảo vệ duyên hải, 8 tàu quét mìn. (Nguồn ảnh: Báo Hải quân).

Bảng xếp hạng quân sự Global Firepower cũng đánh giá thêm cả trữ lượng dầu mỏ vào chỉ số quân sự của mỗi quốc gia. Theo bảng xếp hạng này, trữ lượng dầu mỏ đã được chứng minh của Việt Nam vào khoảng 4,4 tỷ thùng, sản lượng khai thác mỗi ngày đạt 301.800 thùng, sản lượng tiêu thụ mỗi ngày đạt 415.000 thùng. (Nguồn ảnh: Báo Hải quân).

Về mặt kho-vận, Globalfirepower đánh giá Việt Nam là một quốc gia có địa thế gây cản trở lớn cho việc di chuyển, hậu cần nếu như xảy ra xung đột. Hiện chỉ có hai con đường bộ duy nhất chạy dọc từ bắc vào nam đó là đường Quốc Lộ 1 và đường Hồ Chí Minh và một tuyến đường sắt độc đạo. (Nguồn ảnh: Quân khu 7).
Bù lại, Việt Nam có thể tận dụng ưu thế giáp biển để hậu cần bằng đường thủy, phần lớn các tỉnh trong nước cũng đều có sân bay quân sự giúp việc di chuyển, hậu cần không bị phụ thuộc quá nhiều vào đường bộ. (Nguồn ảnh: Báo Hải quân).
Trong khu vực Đông Nam Á, Indonesia cũng bị tụt xuống hạng 15 với điểm PwrIndx là 0,3266 nhưng vẫn xếp thứ nhất ASEAN-Hạng nhì VN, hạng ba  ASEAN và thứ 27 thế giới là Thái Lan, điểm PwrIndx của họ là 0,4735, cũng bị giảm sút khá nhiều so với năm 2017. (Nguồn ảnh: The Jakarta Post).
Trong những năm tới, bên cạnh thuận lợi là cơ bản, Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức trong thực hiện phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vượt qua mọi khó khăn Việt Nam kiên định tiếp tục con đường xây dựng Quân đội Nhân dân theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến lên hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, chiến đấu và sẵn sàng bảo vệ tổ quốc trong mọi tình huống. ( Nguồn ảnh: Báo Hải quân).


Ánh Dương (Tổng hợp)   -/-       THÂN PHỤ TIẾN SĨ PHẠM CHÍ DŨNG MONG MUỐN VẬN ĐỘNG ĐỂ CON TRAI SỚM ĐƯỢC TỰ DO.
Nguyễn Tường Thụy

 
Nguyễn Tường Thụy (phải) và gia đình TS Phạm Chí Dũng
Xuống sân bay Tân Sơn Nhất, việc đầu tiên của tôi là đến thăm gia đình Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, ngay trong buổi tối đầu tiên.

Tiếp chúng tôi có thân phụ Phạm Chí Dũng là cụ Phạm Văn Hùng, thân mẫu và vợ anh, chị Bùi Hồng Loan.

Qua tìm hiểu từ trước và trực tiếp đến thăm, tôi cảm nhận được đây là một gia đình gồm 3 thế hệ có nền nếp. Mọi thành viên trong gia đình tôn trọng việc làm của từng người.

Sau khi Phạm Chí Dũng bị bắt, tôi được biết có nhiều người đến chia sẻ với gia đình nhưng chủ yếu là bạn bè, đồng chí của cụ Hùng. Trong số người đến thăm, nay tôi biết thêm có bà phó bí thư thành ủy. Bà này đến ngay buổi chiều 21/11 nhưng không đả động gì đến việc Phạm Chí Dũng bị bắt, có lẽ đến chỉ để thăm dò.



Không có không khí ảm đạm buồn bã của một gia đình có người vừa bị bắt liên quan đến chính trị. Ngược lại, gia đình tiếp chúng tôi rất niềm nở. Ngồi nói chuyện được một lúc, chúng tôi định vào chào cụ ông nhưng cụ đã tập tễnh đi ra để tiếp khách (cụ bị ngã vẫn còn di chứng, đang tích cực điều trị). Ngoài cái chân đau ra thì trông cụ khỏe mạnh và minh mẫn hơn so với tuổi 88 của mình. Tôi nhận thấy Phạm Chí Dũng có dáng dấp của cha. Cụ nói chuyện chậm rãi, nhỏ nhẹ như cân nhắc cẩn thận từng lời nói của mình.

Tất nhiên là câu chuyện của chúng tôi xoay quanh việc Phạm Chí Dũng bị bắt.

*

Phạm Chí Dũng bị công an Tp HCM bắt vào buổi sáng ngày 21/11/2019 làm dậy sóng công luận trong nước và quốc tế. Cáo buộc của công an xem ra thật ghê gớm: “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”, “Phạm Chí Dũng có nhiều hoạt động công khai vi phạm pháp luật nghiêm trọng và rất nguy hiểm; tác động xấu đến sự ổn định xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh trật tự thành phố”.

Tuy nhiên, xem qua biên bản khám xét, có thể thấy, bằng chứng cho cái gọi là “rất nguy hiểm” đó là những bài viết lưu trên máy tính mà chúng ta đã đọc ở trên mạng, ngoài ra còn có ít danh thiếp, giấy tờ ngân hàng...

Căn cứ vào biên bản khám xét nhà Tiến sĩ Phạm Chí Dũng có thể hiểu lý do để nhà cầm quyền bắt anh là một số bài viết đã đăng trên mạng mà nhiều người đã biết tới. Cũng không hiểu tại sao viết bài trên mạng lại có thể ảnh hưởng đến an ninh trật tự thành phố được. Tôi biết Phạm Chí Dũng không nghĩ đến việc anh có thể bị bắt về viết bài phản biện. Anh chỉ cho đó là quyền biểu đạt chính kiến, quyền tự do ngôn luận. Anh cho rằng nếu bắt người viết phản biện đó là đàn áp tự do báo chí. Nhưng trớ trêu thay, anh lại bị bắt về điều đó.

Có thể nói, “tội” của Phạm Chí Dũng là tội nói thật.

Trước hết, là anh nói thật về tình hình đất nước. Tôi chưa thấy Phạm Chí Dũng bịa đặt ra hay xuyên tạc điều gì. Những bức tranh ảm đạm về chính trị, kinh tế, xã hội là có thật mà ai cũng nhận thấy, thậm chí còn phù hợp với những phát biểu của lãnh đạo, các nghị quyết của đảng và báo chí của nhà nước. Anh dựa vào thông tin trên báo chí của nhà nước để phân tích một cách khá thuyết phục trên cơ sở tư duy nhạy bén của mình.

Thứ hai là anh nói thật suy nghĩ, đánh giá, nhận xét, nhận định và dự đoán của mình. Và cái sự nói thật này làm cho nhà cầm quyền hay phe nhóm nào đó khó chịu.

Thứ ba là “tội” đối với bản thân anh và gia đình, đó là anh tin vào pháp luật. Với trình độ của anh, anh biết rõ giới hạn pháp luật cho phép đến đâu. Nhưng khi một chế độ không thượng tôn pháp luật thì cái ranh giới ấy lại là do ý chí của ai đó qui định. Nó xê dịch và rất mơ hồ.

Điều 25 Hiến Pháp ghi: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình.

Tuy điều này thòng một câu “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” nhưng người ta không tìm thấy “phápluật qui định” ở đâu vì quốc hội chưa ra luật. Vì thế những quyền ấy lại do theo cách hiểu của từng người. Không thể vì những quyền ấy chưa được luật hóa mà cấm tiệt quyền của công dân. Còn nếu căn cứ vào nghị định nào đó thì lại là việc trái khoáy vì nghị định không thể dùng để điều chỉnh luật.

Về việc thành lập Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, cụ Hùng cũng cho rằng, Hiến pháp đã qui định công dân có quyền lập Hội. Việc chưa ra luật về lập hội là trách nhiệm của quốc hội, nên không thể kết tội những người đứng ra thành lập Hội. Khi chưa ra luật thì không thể tước đi quyền lập hội của công dân. Vì vậy trong việc thành lập Hội Nhà báo Độc lập, Phạm Chí Dũng và những người sáng lập không có lỗi.

Tôi có nói với cụ, Hội Nhà báo độc lập chỉ là một tổ chức trong rất nhiều hội đoàn xã hội dân sự hiện nay. Có điều đó là Hội có tiếng nói mạnh mẽ nhất về tự do báo chí.

Về các bài viết của Phạm Chí Dũng, cụ Hùng nhận xét Phạm Chí Dũng đề cập đến các vấn đề nhạy cảm.

Có một điều, dư luận xung quanh việc Phạm Chí Dũng bị bắt, người ta không cho là Phạm Chí Dũng bị bắt vì vi phạm pháp luật mà chỉ đặt ra vấn đề, tại sao Phạm Chí Dũng bị bắt vào thời điểm này. Trong đó theo tôi, lý do thuyết phục nhất là bối cảnh chính trị hiện nay đang trước thềm đại hội đảng lần thứ 13 sẽ được tổ chức vào năm 2021, tức là chỉ còn hơn 1 năm nữa nên cần phải bịt miệng Phạm Chí Dũng lại. Trong khi Phạm Chí Dũng như ta đã biết, anh “tọc mạch” vào tất cả mọi chuyện, không né tránh điều gì, từ chuyện “phe nhóm”, “giới chóp bu”, “đấu đá”, “đối thủ chính trị”, “kinh tế suy thoái”... cho đến chuyện “á khẩu” trước tình hình Việt Nam bị Trung Cộng ngang ngược xâm phạm chủ quyền (tôi để trong ngoặc kép những cụm từ Phạm Chí Dũng hay dùng). Mà những vấn đề anh nêu ra và diễn đạt lại có sức thuyết phục người đọc. Thế mới “nguy hiểm”. Anh chẳng kiêng nể nhưng cũng chẳng xúc phạm ông bà nào, cứ tuồn tuột mà nói. Luật pháp không có điều nào cấm nói thật về cá nhân, kể cả lãnh đạo. Có lẽ người ta cho anh là “công khai vi phạm pháp luật” là vì thế.

*

Trong buổi thăm hỏi chủ nhà muốn lưu khách, còn khách thấy thời gian đã dài. Có rất nhiều câu chuyện mà tôi không tiện kể. Khác với cụ bà tính tình xởi lởi, nhanh nhẹn, cụ ông lại khá kiệm lời. Có lẽ nhãn quan chính trị giữa chúng tôi với cụ vẫn còn những khoảng cách. Những vấn đề tôi vừa nêu trên là nội dung chúng tôi bày tỏ với cụ. Chúng tôi nói về Phạm Chí Dũng để nói lên rằng, việc làm của anh là không vi phạm pháp luật; rằng, con trai cụ là một người tài năng, trong sáng, am hiểu thời cuộc, luôn luôn nặng lòng với đất nước. Mọi trăn trở của anh chỉ mong sao cho đất nước này tốt đẹp hơn mà thôi, không thể gọi là tuyên truyền chống nhà nước được.

Tôi nghĩ, tiếp xúc với chúng tôi, cụ hiểu thêm về con trai mình, ít nhất là về uy tín của Phạm Chí Dũng với thế giới bị coi là “phản động” là “thế lực thù địch" và tình cảm của những người hoạt động xã hội dân sự dành cho anh.

Trước khi quay trở vào phòng nghỉ vì không ngồi được lâu, cụ Hùng bày tỏ mong muốn công luận lên tiếng có hiệu quả để Phạm Chí Dũng sớm được trả tự do
14/12/2019