Lê Trung Tĩnh
trả lời báo Pháp Luật
1. Phân tích lý do (trong
bối cảnh hiện nay và các dấu hiệu đã bộc lộ mưu đồ của Trung Quốc trong việc
xâm chiếm chủ quyền của VN) vì sao phải khởi kiện Trung Quốc
Việc kiện Trung Quốc ra tòa cho Việt Nam khả năng giải
quyết vấn đề Hải Dương 981 và tranh chấp
chủ quyền quần đảo Hoàng Sa một cách khả thi, công bằng và hòa bình nhất.
Kiện
ra tòa là
một cách thức đấu tranh hoà bình được Điều 33.1, Hiến chương Liên Hợp Quốc quy
định.
Kiện
là một cách thức tiếp cận hiệu quả, khả thi hơn so với kiên trì đàm phán, vốn
đã và đang được tiến hành và đã bộc lộ nhiều hạn chế. Khó có thể đàm phán song
phương với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp Hoàng Sa vì nước này thậm chí
còn không chấp nhận là có «vấn đề Tây Sa» như cách nói của họ. Ngoài ra tham
vọng độc chiếm Biển Đông bằng đường lưỡi bò đã được họ kiên trì theo đuổi và
thực hiện càng ngày càng ngang ngược từ nhiều chục năm nay.
Đấu
tranh bằng biện pháp pháp lý, Việt Nam sẽ đạt được sự công bằng tương đối đối
với Trung Quốc cao hơn nhiều so với các phương thức đấu tranh trên thực địa hay
thậm chí đấu tranh học thuật và truyển thông trên các diễn đàn quốc tế như hiện
nay.
Ngoài
ra việc
kiện Trung Quốc ra tòa là một cách bảo vệ hòa bình và giữ chiến tranh ở xa Việt Nam nhất. Vì sao khi mỗi lần Việt Nam nói về khả
năng sử dụng biện pháp pháp lý thì Trung Quốc lại tức giận ? Chắc chắn không
phải vì sợ sứt mẻ tình hữu nghị giữa hai nước, mà vì khi đưa sự vụ ra tòa, dưới
ánh sáng của công lý và dư luận quốc tế, Trung Quốc không thể ngang ngược dùng
vũ lực để uy hiếp những kiểm ngư Việt Nam, không thể hung hăng đe dọa chiến
tranh như khi chỉ có hai nước với nhau.
2. Chỉ rõ giúp là nếu kiện
TQ thì sẽ kiện cái gì? (Tập trung gúp việc kiện đường lưỡi bò và kiện TQ
áp dụng sai UNCLOS.
Việt Nam cần phải nhanh chóng kiện việc Trung Quốc triển
khai giàn khoan Hải Dương 981 với sự hộ tống của máy bay và tàu chiến ra một tòa trọng tài thành
lập theo cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc của Công ước Liên Hợp Quốc về
Luật biển 1982 (UNCLOS 1982).
Đó có thể là Tòa Trọng tài Quốc tế về Luật Biển
(International Tribunal for the Law of the Sea) ở Hamburg, Đức; Tòa án Công lý
Quốc tế (International Court of Justice) tại La Haye, Hà Lan; hay một tòa trọng
tài được thành lập đúng theo thủ tục của UNCLOS như cách Philippines đang làm.
Tòa
này có thể phán quyết cách hành động liên quan đến giàn khoan HD981 của Trung
Quốc là vi phạm công pháp quốc tế, và yêu cầu dừng các hoạt động này lại.
3. Còn cái kiện đòi lại
lãnh thổ đối với Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa anh có thể đưa ra quan điểm
thành một khối thông tin riêng? Xem có nên kiện hay không lúc này để có lợi
nhất cho đất nước). Kiện ở đâu và trình tự thủ tục khởi kiện thế nào?
Song song với việc kiện như trên đã trình bày, Việt Nam nên yêu cầu chính
thức Trung Quốc đưa tranh chấp Hoàng Sa ra giải quyết tại Toà án Công lý Quốc
tế. Do để giải quyết tranh chấp chủ quyền các đặc điểm địa lý như đảo, đá, Tòa
án Công lý Quốc tế cần sự đồng thuận đưa tranh chấp ra tòa của các bên trong
tranh chấp.
Nếu Trung Quốc đồng ý ra tòa, chúng ta có hy vọng khôi
phục Hoàng Sa một cách công bằng và hòa bình. ít nhất là hy vọng hơn để tranh chấp Hoàng Sa
không được quốc tế nhắc đến và Trung Quốc quản lý trên thực tế Hoàng Sa như
hiện nay.
Các dấu hiệu gần đây cho thấy khả năng Trung Quốc chấp nhận ra tòa có thể cao hơn khi nước này gửi đến Liên Hợp Quốc
tài liệu nêu lên lập trường của họ: khẳng định quản lý Hoàng Sa từ thời Tống,
và đưa ra các vấn đề như công hàm Phạm
Văn Đồng, sách giáo khoa và bản đồ của VNDCCH ghi Hoàng Sa, Trường Sa là của
Trung Quốc….
Nếu Trung Quốc không đồng ý ra
tòa, quyết định này là một sự ngăn chặn việc Trung Quốc đang càng ngày càng lấn
tới và ngang ngược trên Biển Đông. Việc Trung Quốc từ chối ra tòa sẽ là bằng
chứng hùng hồn trước quốc tế rằng Việt Nam là nước tôn trọng các giá trị tốt
đẹp của nhân loại và Trung Quốc là nước coi thường công pháp quốc tế. Điều đó
sẽ làm yếu đi đáng kể vị thế của Trung Quốc và bắt buộc họ phải kiềm chế khi
hành xử trên Biển Đông, không thể tiếp tục bắt giữ, xua đuổi, đối xữ vô nhân
đạo đối với ngư dân Việt Nam, tôn trọng luật pháp quốc tế, tiến hành đàm phán
phân chia ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và Bộ Quy tắc Ứng xữ COC nghiêm túc và công
bằng hơn.
4. Các ảnh hưởng kinh tế,
chính trị, văn hóa của việc VN kiện TQ ra tòa.
Kiện Trung Quốc ra tòa đặt người Việt Nam trước một ứng
xử mới với Trung Quốc. Việc kiện diễn ra trong thời gian dài sẽ đặt lại mối
quan hệ giữa hai nước, các khẩu hiệu 16 chữ vàng 4 tốt sẽ không thể tiếp tục
tồn tại, và tất cả đều diễn ra trong hòa bình.
Khi chọn một vị thế rõ ràng hơn với Trung Quốc, Việt Nam
sẽ có được sự hậu thuẫn lớn hơn của thế giới tự do. Việt Nam có cơ hội thoát
khỏi ảnh hưởng về kinh tế chính trị của Trung Quốc, điều mà việc đeo bám đàm
phán hay sự đứt gãy của chiến tranh không thể mang lại.
Trung
Quốc có thể tiến hành các trả đũa kinh tế đối với Việt Nam và gây nên một số
khó khăn trong ngắn hạn mà Việt Nam cần đối phó. Tuy nhiên về trung hạn và dài
hạn, đó sẽ là cơ hội để Việt Nam hướng đến những bạn hàng bình đẳng hơn, với
cán cân thương mại thăng bằng hơn cho Việt Nam, ví dụ như Hoa Kỳ và EU, và giảm
sự phụ thuộc về kinh tế của Việt Nam vào Trung Quốc. Ngoài ra, Việt Nam cũng sẽ
có cơ hội và ý chí để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc hợp tác kinh tế với
Trung Quốc như quản lý chặt chẻ các dự án FDI hay chấm thầu nghiêm túc các
dự án EPC liên quan đến Trung Quốc.
Trước tòa, Việt Nam và Trung Quốc đều phải trưng ra những bằng chứng
lịch sử, pháp lý chính xác nhất. Khi câu chuyện lịch sử được nhắc đến một cách
duy lý, rõ ràng, vì chủ quyền đất nước, vì những vấn đề hệ trọng của dân tộc,
cần sự thông cảm của nhiều người, thì nó giúp người Việt vừa hiểu biết về lịch
sử, vừa hiểu nhau và dễ hòa giải với nhau hơn.
Quan trọng hơn, việc kiện giúp người Việt phần nào thoát
ra khỏi chính mình và tiến đến với những giá trị phổ quát của nhân loại như ‘‘công
bằng’’, ‘‘hòa bình’’, ‘’duy lý’’. Khi đấu tranh vì công lý cho đất nước, người
Việt cũng hiểu và yêu cầu công lý cho chính họ. Điều đó sẽ tạo nên sức mạnh thật
sự cho Việt Nam.